Nô tỳ tài sắc duy nhất trở thành vương phi nước Việt

Trong sử sách Việt, Mẫn Lệ phi tên thật là Lê Thị Thanh (chưa rõ năm sinh, năm mất, nhiều tài liệu không ghi tên, chỉ ghi bà phi họ Lê) đã bất ngờ trở thành cung phi.  

Nô tỳ tài sắc duy nhất trở thành vương phi nước Việt

Theo các tài liệu lịch sử ghi lại, bà Mẫn Lệ phi vốn người ở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, sau chuyển vào sinh sống ở Quảng Trị. Do cha mắc tội nên bà bị sung làm nô tỳ trong cung phủ. Tại đây, trong một lần giáp mặt, hoàng tử Lê Tuấn đã rất yêu quý vì nhan sắc kiều diễm, ứng xử khôn khéo. Sau khi lên ngôi, Lê Uy Mục đã phong bà làm phi tần, rất sủng ái.

Sau khi vào cung, anh và em trai bà cũng được ban tước hiệu. Từ đây, anh em bà đã chiêu mộ dân chúng khai phá thêm những vùng đất hoang, lập nên nhiều làng xã, kéo dài từ vùng Sen Thủy (Quảng Bình) đến vùng Hạ Bạn (Gio Linh, Quảng Trị ngày nay).

Tiết lộ bí mật về nô tỳ tài sắc duy nhất trở thành vương phi nước Việt - Ảnh 1.
Khi Lê Uy Mục bị giết, Vũ Tá hầu Phùng Mại vào cung cưỡng bức bà. Từ đó, không còn thông tin gì về vị phi tần này.

Theo sách "Ô Châu cận lục", nhờ gia đình có công lao to lớn trong việc khai khẩn lập ấp, nên sau khi qua đời, người dân nhớ tới công lao của anh em bà, đã lập miếu thờ ở nhiều nơi. Trải qua hàng thế kỷ với bao biến động của lịch sử, tất cả gần như bị tàn phá, chỉ còn lại ngôi miếu chính thờ bà tại làng Sa Trung của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

Hàng năm, ngày 27/3 Âm lịch, đông đảo người dân lân cận tế lễ để tưởng nhớ bà với những câu ca dao lưu truyền như: “Đi đâu cũng nhớ tháng ba / Hai bảy giỗ bà, tảo mộ vui xuân / Các nơi nô nức xa gần / Vĩnh Trung, Vĩnh Thủy, Quảng Bình về đây”.

Theo sách "Kể chuyện chốn hậu cung", lịch sử phong kiến Việt Nam từng xuất hiện một người phụ nữ có số phận đặc biệt tên Lê Thị Thanh, tức Mẫn Lệ phi (chưa rõ năm sinh, năm mất, nhiều tài liệu không ghi tên, chỉ ghi bà phi họ Lê). Theo đó, từ thân phận nô tỳ, bà này đã bất ngờ trở thành cung phi nước Việt.

Bí ẩn lời sấm dòng họ 10 đời tiến sĩ Bắc Ninh

Trong lịch sử khoa bảng VN, họ Ngô lệnh tộc làng Vọng Nguyệt, Yên Phong, Bắc Ninh được mệnh danh là dòng họ 5 đời liên tiếp đỗ đại khoa.

Bí ẩn lời sấm dòng họ 10 đời tiến sĩ Bắc Ninh
Trong lịch sử khoa bảng Việt Nam, họ Ngô lệnh tộc (đây là một trong tứ lệnh tộc ở Bắc Ninh được vua ban chữ vàng khen thưởng vì thành tích học tập) ở làng Vọng Nguyệt (xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) được mệnh danh là dòng họ “ngũ đại liên trúng” (5 đời liên tiếp đỗ đại khoa).
Ấy thế nhưng, nhiều người không biết rằng, dòng họ này không chỉ 5 đời liên tiếp có người đỗ đại khoa mà lên tới 10 đời. Trong số đó, 5 đời phát tiến sĩ ở chi trưởng và 5 đời phát tiến sĩ ở chi thứ.

Chuyện về người con gái còn sót lại của Nguyễn Trãi

Theo sách Tang thương ngẫu lục, khoảng đầu niên hiệu Thái Hòa, Nguyễn Trãi phải tội, có người con gái bị bắt vào quan, sung vào hàng nữ nhạc.

Chuyện về người con gái còn sót lại của Nguyễn Trãi
Sách Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án có đoạn: Khoảng đầu niên hiệu Thái Hòa (1443-1453), Tế văn hầu Nguyễn Trãi phải tội, có người con gái bị bắt vào quan, sung vào hàng nữ nhạc.

Bí ẩn hoàng hậu nhảy vào lửa chết theo “vua Lợn”

Trong cơn biến loạn, một hoàng hậu nhảy vào lửa để chết theo chồng dù người chồng ấy bị chê trách là hoàng đế hoang dâm trụy lạc.

Bí ẩn hoàng hậu nhảy vào lửa chết theo “vua Lợn”
Hoàng đế có biệt danh “vua Lợn” có liên quan đến chuyện một hoàng hậu nhảy vào lửa là Lê Tương Dực, tên thật là Lê Oanh, cháu nội của vua Lê Thánh Tông.

Đọc nhiều nhất

Tin mới