Nô lệ tình dục TQ kể cảnh bị lính Nhật hãm hiếp thời chiến

Chỉ còn 14 trong hàng ngàn phụ nữ bị ép trở thành nô lệ tình dục thời Nhật Bản xâm lược Trung Quốc trong Thế chiến 2 là còn sống đến ngày nay.

Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), hai chị em ở độ tuổi ngoài 90 ở miền trung Trung Quốc mới đây đã lên tiếng kể về quãng thời gian bị buộc trở thành “phụ nữ giải khuây” trong Thế chiến 2.
 
Ước tính có 200.000 phụ nữ Trung Quốc trở thành nô lệ tình dục trong giai đoạn này, chỉ có 14 người vẫn còn sống đến ngày nay.
Peng Renshou, 94 tuổi và em gái Peng Zhuying, 90 tuổi sống ở thành phố Yueyang, ở tỉnh Hồ Nam. Họ được tìm thấy bởi các tình nguyện viên đến từ một bảo tàng ở phía đông Trung Quốc, nơi kỷ niệm vụ thảm sát Nam Kinh.
Các tình nguyện viên thu thập câu chuyện trong chuyến đi đến Yueyang và từ đó gặp được hai bà cụ họ Peng. Hai cụ bà luôn từ chối kể câu chuyện của mình cho đến khi gặp các tình nguyện viên.
Bà Peng Renshou, 94 tuổi, bị đưa vào nhà thổ phục vụ binh lính Nhật từ năm 1939.
Bà Peng Renshou, 94 tuổi, bị đưa vào nhà thổ phục vụ binh lính Nhật từ năm 1939. 
Bà Peng Renshou nói mình bị quân Nhật bắt vào năm 1939 và được đưa đến một nơi giống như nhà thổ phục vụ lính Nhật, khi đó bà mới 14 tuổi. Bà Peng kể rằng mình bị cưỡng hiếp liên tục, cho đến khi bị ném ra ngoài đường vì ốm.
Bà Peng lại bị bắt khi hồi phục, và còn bị lính Nhật đâm dao vào người vì không đáp ứng yêu cầu. Bà Peng sau này gia nhập lực lượng dân quân địa phương chống Nhật.
Bà Peng Zhuying thì bị mù bởi vũ khí hóa học vào năm 1938. Bà bị đưa vào nhà thổ của quân đội năm 1994 và bị hãm hiếp nhiều lần.
Cho đến nay, Nhật Bản vẫn từ chối xin lỗi về việc bắt phụ nữ trở thành nô lệ tình dục thời chiến. Điều này khiến quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, Trung Quốc thường căng thẳng.
Các nhà hoạt động Hàn Quốc ước tính có 200.000 nạn nhân nước này bị ép làm nô lệ tình dục thời chiến. Con số này tương tự giống như ở Trung Quốc.
Trung Quốc lần đầu kỷ niệm thảm sát Nam Kinh vào ngày 13.12.2014 và hoạt động kỷ niệm diễn ra hàng năm. Ước tính số dân thường Trung Quốc thiệt mạng ở Nam Kinh vào khoảng 200.000-300.000 người, trong giai đoạn từ tháng 12.1937 đến tháng 1.1938.

Ảnh chưa công bố về trận Iwo Jima hồi Thế chiến 2

(Kiến Thức) - Đây là loạt hình ảnh ghi lại hoạt động chiến sự ác liệt ngoài chiến tuyến trong trận Iwo Jima giữa Quân đội Mỹ và Nhật Bản trên mặt trận Thái Bình Dương.

Anh chua cong bo ve tran Iwo Jima hoi The chien 2
Hình ảnh của phóng viên chiến trường hãng AP Jose Rosethal ghi lại cảnh binh sỹ Mỹ đang dựng cờ lên vào thời khắc trận Iwo Jima kết thúc đã trở thành một biểu tượng cho trận chiến lịch sử này. Ảnh The Sun 

Con đường 24 khúc cua đầy hiểm nguy

Từng được sử dụng làm tuyến đường huyết mạch trong Thế chiến 2, đường Stillwell với 24 khúc cua đầy nguy hiểm hiện là điểm đến yêu thích ở Quý Châu (Trung Quốc).

Con duong 24 khuc cua day hiem nguy
Tỉnh Quý Châu nằm ở phía nam, thu hút du khách nhờ những hang động lớn, thác nước đẹp mắt cùng phong cảnh hữu tình từ những thửa ruộng bậc thang trên triền núi. Một trong những điểm đến hấp dẫn không kém là một con đường với 24 đoạn cua gấp khúc, dài 4 km, trên sườn núi cao 350 m nằm ở huyện Tình Long. Ảnh: Katie Hunt Jonh. 

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.