Ninh Bình: Vì sao tiểu thương chợ Nam Thành căng băng rôn “kêu cứu“?
Nhiều tiểu thương kinh doanh hoa quả tại chợ Nam Thành (TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) đã căng băng rôn “kêu cứu”, không muốn chuyển địa điểm buôn bán đến chợ đầu mối mới được đầu tư gần 290 tỷ đồng.
Đoàn Khang
Những ngày qua, nhiều tiểu thương kinh doanh, buôn bán hoa quả tại chợ Nam Thành (phường Nam Thành, TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) liên tục căng băng rôn “kêu cứu”, đồng thời gửi đơn đến các cơ quan chức năng của TP Ninh Bình và UBND tỉnh Ninh Bình để khiếu nại về chủ trương di chuyển địa điểm đến chợ đầu mối tổng hợp Ninh Bình (Ninh Tiến, TP Ninh Bình).
Chợ Nam Thành thuộc địa bàn phường Nam Thành, TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.
Theo phản ánh của các tiểu thương, trước khi chợ Nam Thành đi vào hoạt động, do TP Ninh Bình chưa bố trí được điểm tập kết thu mua nông sản, hoa quả nên điểm kinh doanh đã được thành phố bố trí tại khu vực Âu thuyền Sông Vân.
Năm 2006, chợ Nam Thành được nhà nước đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng, thành phố Ninh Bình và phường Nam Thành đã vận động tiểu thương về đây kinh doanh. Do đó, chợ Nam Thành được gọi là “chợ đầu mối hoa quả”, vì ngoài các mặt hàng tiêu dùng bán lẻ, tại chợ này còn có hoạt động thu mua, bán buôn nông sản, hoa quả từ các địa phương khác.
Nhiều tiểu thương buôn bán hoa quả ở chợ Nam Thành căng băng rôn kêu cứu. Các tiểu thương mong muốn vẫn được hoạt động buôn bán ở đây, không muốn chuyển địa điểm đến chợ đầu mối mới.
Trao đổi với phóng viên, bà Trần Thị Thể (tiểu thương kinh doanh 16 năm tại chợ Nam Thành) cho biết: Tại chợ đầu mối Nam Thành, các tiểu thương được Ban quản lý chợ quy hoạch bố trí vị trí chỗ ngồi ổn định, luôn chấp hành các nội quy, quy định của chợ. Mọi hoạt động kinh doanh thu mua trái cây, nông sản của tiểu thương đều bình thường từ năm 2006 đến nay.
Tuy nhiên, từ cuối năm 2022, khi chợ đầu mối tổng hợp Ninh Bình (mọi người hay gọi là chợ “Ông Chất”, TP Ninh Bình) đi vào hoạt động, nhiều tiểu thương kinh doanh tại chợ Nam Thành liên tục bị một số người gây sức ép, như: Cấm bốc dỡ, thu mua hàng hóa trước 4h sáng, dọa cắt điện vào ban đêm, lắp các biển báo giao thông xung quanh chợ cấm xe ô tô trên 1,25 tấn ra vào,… để buộc tiểu thương di chuyển đến chợ mới.
Đồng thời, chợ Nam Thành cũng nhanh chóng được chuyển thành chợ dân sinh và chỉ hoạt động từ 4h sáng đến 21h hàng ngày.
Tiểu thương chợ Nam Thành cho rằng, họ đang bị chèn ép để chuyển sang địa điểm chợ đầu mối mới khiến hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
“Do chợ Nam Thành đã hoạt động nhiều năm, là địa điểm kinh doanh đã quen với các mối hàng từ tỉnh khác, nếu chuyển vào chợ đầu mối tổng hợp Ninh Bình chúng tôi sẽ mất hết các mối làm ăn.
Mặt khác, qua tìm hiểu, thực chất chợ mới do tư nhân đầu tư xây dựng, muốn vào kinh doanh tại chợ chúng tôi phải nộp nhiều khoản tiền với mức thu quá cao. Đó là chưa tính các khoản vệ sinh môi trường, phí bảo vệ, phòng cháy,… nếu thuê 1 ki-ốt tại chợ mới, với diện tích khoảng 40m2 thì chúng tôi phải nộp tiền tỷ. Còn tại chợ Nam Thành, giá thuê ki-ốt là 20 nghìn đồng/m2, thu 6 tháng/1 lần”, tiểu thương Trần Thị Thể chia sẻ.
Tiểu thương Trần Thị Thể (ngồi đầu tiên bên trái), cùng các tiểu thương chợ Nam Thành chia sẻ thông tin với phóng viên.
Tương tự, tiểu thương Trần Thị Phương Thoa cho hay, cùng thời điểm chợ đầu mối tổng hợp Ninh Bình được hoàn thành và đưa vào sử dụng, thì chợ Nam Thành cũng được chuyển thành chợ dân sinh hạng 3 do UBND phường quản lý, khiến việc kinh doanh của các tiểu thương gặp khó khăn, buôn bán đình trệ, hàng hóa thì bị hư hỏng.
“Chúng tôi chỉ mong các cấp có thẩm quyền cho phép chợ Nam Thành được hoạt động kinh doanh ổn định như trước kia”, bà Thoa nói.
Trong khi đó, anh Nguyễn Duy Hoàng (tổ trưởng của một tổ bốc xếp gồm 30 người hoạt động tại chợ Nam Thành), cho biết: “Khi về chợ Nam Thành hoạt động, chúng tôi được Ban quản lý chợ và UBND phường sắp xếp cho một chỗ để bốc xếp hàng, cấm xe ô tô to vào chợ chúng tôi đồng ý.
Nhưng kể từ khi chợ đầu mối mới đi vào hoạt động, công việc của chúng tôi ở khu vực chợ Nam Thành liên tục bị o ép, công an xua đuổi không còn chỗ để xuống hàng, chở về ki-ốt cho bà con với lý do mất an ninh trật tự”.
Trước sự việc nêu trên, phóng viên báo Tri thức và Cuộc sống đã liên hệ làm việc với ông Phạm Đức Thế - Chủ tịch UBND phường Nam Thành (TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) và thông tin đến độc giả ở bài viết sau.
Thêm một số hình ảnh phóng viên ghi nhận tại chợ Nam Thành ngày 28/2/2023:
Các tiểu thương kinh doanh, buôn bán hoa quả ở chợ Nam Thành chủ yếu ở các ki - ốt mặt ngoài chợ.
Ki-ốt được Ban quản lý chợ và chính quyền địa phương bố trí cho tiểu thương thuê kinh doanh.
Theo các tiểu thương, giá thuê ki-ốt ở chợ này chỉ khoảng trên 1 triệu đồng/tháng, tùy từng vị trí.
Đủ các mặt hàng hoa quả được buôn bán tại chợ Nam Thành.
Tuy nhiên nhiều tháng nay, hoạt động kinh doanh của các tiểu thương ở chợ Nam Thành bị đình trệ, khó khăn.
Bên trong chợ chủ yếu bày bày bán các thực phẩm rau, củ, quả, thịt,... phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân địa phương.
Nội quy trước kia của chợ Nam Thành. (Ảnh bạn đọc cung cấp).
Bảng nội quy mới tại chợ Nam Thành.
Chợ đầu mối tổng hợp Ninh Bình có địa chỉ tại xã Ninh Tiến, TP Ninh Bình.
Video: Tiểu thương chợ Nam Thành "kêu cứu":
Chợ đầu mối tổng hợp thành phố Ninh Bình (TP Ninh Bình) được khánh thành vào ngày 21/12/2022.
Dự án chợ đầu mối tổng hợp Ninh Bình là chợ hạng 1 đầu tiên của tỉnh Ninh Bình, có diện tích hơn 2,1ha, với tổng mức đầu tư gần 290 tỷ đồng.
Chợ do Công ty cổ phần phát triển thương mại và dịch vụ Trường Sinh làm chủ đầu tư, quản lý, vận hành. Dự án nằm trong quy hoạch phân khu đô thị Ninh Bình đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Chợ được thiết kế theo tiêu chuẩn chợ hạng 1 với 505 điểm kinh doanh gồm: 5 ki-ốt bán hàng, 3 đình chợ, khu vực bán hàng tổng hợp, sạp bán hàng trong nhà và ngoài trời.
Khi đi vào hoạt động, chợ đầu mối tổng hợp Ninh Bình sẽ tập trung các tiểu thương, tạo động lực thúc đẩy giao thương hàng hóa, nông sản, phát triển thương mại dịch vụ trong và ngoài tỉnh. Dự án cũng sẽ góp phần giải quyết việc làm cho khoảng trên 1.000 lao động.
Bên trong khu chợ bán vàng “bình dân” độc nhất Sài Gòn
(Kiến Thức) - Khu bán vàng chợ Thiếc (quận 11, TP HCM) phục vụ chủ yếu là khách bình dân nên rất hiếm thấy các sản phẩm vàng miếng.
Chợ Thiếc là điểm kinh doanh vàng bạc lớn tại quận 11 (TP HCM). Mặt tiền chợ Thiếc nằm trên đường Phó Cơ Điều có gần chục tiệm bán nữ trang. Ảnh: Zing.
Đi chợ ngày xuân: 5 phiên chợ độc đáo chỉ họp duy nhất một ngày Tết
Chỉ họp duy nhất vào một ngày trong ngày Tết, những phiên chợ độc đáo không chỉ là nơi mua bán hàng hóa, mà còn là nơi trao gửi lời chúc đầu năm.
Chợ Trường Úc (hay còn gọi là chợ Gò) thuộc thị trấn Tuy Phước (Bình Định) được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xếp vào hạng "100 phiên chợ độc đáo nhất Việt Nam". Ảnh: Báo pháp luật
Nghe con gái nói có kẻ đang lấy trộm xe máy nhà mình, bác sĩ T. vừa hô hoán vừa chạy đến ngăn cản nên bị tên trộm đâm một nhát thấu ngực dẫn đến tử vong.
Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 19/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Dưa hấu Densuke chỉ trồng được ở phía bắc Hokkaido (Nhật Bản) có màu đen bóng, có phần thịt quả giòn, độ ngọt cao hơn các giống dưa hấu khác và ít hạt hơn.
Năm nay, trại của anh Giang Lê Hân ở Đông Tảo, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) đang tất bật đón khách từ Đài Loan, Nhật Bản bay sang mua gà Đông Tảo làm quà biếu Tết đối tác ở Việt Nam.
Theo báo cáo tài chính quý 4/2024, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (HNX: NDN) ghi nhận doanh thu đạt 7,89 tỷ đồng, giảm 88,2% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp thu hẹp từ 51,1%, về còn 41,8%.
Ngôi nhà nằm ẩn mình trên khu đất rộng 1.35 mẫu Anh trong khu phố La Rancheria của Thung lũng Carmel với lối xây dựng nguyên khối, thiết kế mái dốc độc đáo mang đến một nơi nghỉ dưỡng yên tĩnh, thanh bình.
Ngôi nhà được xây ở vùng Đông Nam Bộ với thời tiết nắng nóng đặc trưng nên trong quá trình thiết kế, các giải pháp chống nóng và thông gió được đặt lên hàng đầu.
GLS bị phạt 85 triệu đồng do không duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ. Công ty không bố trí nhân sự làm việc tại bộ phận kiểm soát nội bộ và không duy trì hoạt động kiểm soát nội bộ.
Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (HoSE: CII) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2024 với doanh thu thuần trong quý đạt 757 tỷ đồng, lợi nhuận gộp giảm xuống còn 389 tỷ đồng.
Cận Tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm hàng hóa tăng cao, nhiều siêu thị ở Nghệ An luôn nhộn nhịp, đông khách. Trong khi đó, chợ truyền thống ảm đạm, lác đác người đi mua hàng.
Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Công ty TNHH Một thành viên Sản xuất Thương mại Dịch vụ Tuyết Nguyên (Công ty Tuyết Nguyên) vừa được Ban Quản lý dự án và phát triển quỹ đất quận Ninh Kiều công bố trúng 2 gói thầu mua sắm thiết bị.