Ninh Bình: Loạt dự án khai thác khoáng sản sai phạm… điểm tên Hướng Dương, Xuân Thành

Trong số 20 dự án khai thác khoáng sản ở Ninh Bình bị “điểm mặt”, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều tồn tại, vi phạm.

Tại kết luận thanh tra số 465/KL-TTCP về công tác bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản và quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thời kỳ từ 2011 - 2018, TTCP đã thông tin về kết quả thanh tra của 20 dự án khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Qua kiểm tra 20 dự án, có 12 dự án của 10 chủ đầu tư chưa được cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành. Trong đó có 2 dự án của doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường gồm: Dự án khai thác đất tại mỏ đất đá hỗn hợp đồi Thông Tin và dự án khai thác đá tại núi Voi Trong, xã Đông Sơn, TP.Tam Điệp.
Dự án khai thác mỏ đá Núi Bài Thung của Công ty CP Đầu tư thương mại Thiên Tân; dự án chế biến đá tại mỏ đá xã Gia Minh của Công ty TNHH Thảo Anh Gia Sinh; dự án đá vôi tại xã Gia Hòa của Công ty CP Vissai Ninh Bình.
Dự án khai thác mỏ đất Ba Mào và dự án khai thác mỏ đá núi Hống của Tổng Công ty Xây dựng và Lắp máy Việt Nam; dự án khai thác đá vôi tại mỏ núi Thung Chuông của Công ty TNHH An Thành Long; dự án khai thác và chế biến đá vôi tại mỏ đá phía Đông Bắc núi Thung Chuông của Công ty CP Đầu tư phát triển Quang Minh Ninh Bình;
Dự án khai thác đá vôi Hang Nước II của Công ty CP Xi măng Hướng Dương; dự án khai thác mỏ đá vôi núi Mả Vối của Công ty TNHH đá Việt Hồng Quang; dự án khai thác đá hỗn hợp khu vực Đồi Ngang của Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và Phát triển Xuân Thành.
Ninh Binh: Loat du an khai thac khoang san sai pham… diem ten Huong Duong, Xuan Thanh
 Ảnh minh họa.
TTCP đã chỉ ra, có nhiều dự án đã khai thác khoáng sản trong thời gian dài nhưng chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường theo yêu cầu của Báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt…
Chưa dừng lại, một số dự án khai thác khoáng sản vượt công suất với khối lượng lớn trong nhiều năm, dẫn đến các biện pháp, phương án bảo vệ môi trường đã thực hiện chưa đáp ứng được, nhưng chủ đầu tư không lập lại Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc không xin phép cơ quan phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Có 18/20 dự án chưa có trạm cân tại khu vực khai thác, dẫn đến không quản lý được khối lượng khoáng sản khai thác thực tế, không quản lý được trọng tải của xe vận chuyển khoáng sản khi ra khỏi khu vực mỏ.
Công tác đảm bảo an toàn lao động tại một số dự án khai thác khoáng sản chưa được các chủ đầu tư quan tâm đúng mức, tại một số mỏ khai thác không đúng thiết kế dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ về tai nạn lao động.
Ngoài ra, phần lớn người lao động tại các mỏ là lao động phổ thông, ít kinh nghiệm, chủ quan, lơ là, thiếu ý thức phòng ngừa tai nạn lao động (giai đoạn 2016-2018 toàn tỉnh Ninh Bình đã xảy ra 179 vụ tai nạn lao động trong đó khai thác khoáng sản là 57 vụ; có 2 vụ có người chết liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản).
Về phí bảo vệ môi trường, qua thanh tra 20 dự án cho thấy, một số chủ đầu tư dự án khai thác khoáng sản thực hiện việc quy đổi, kê khai khối lượng để tính phí bảo vệ môi trường không đúng quy định.
Không quy đổi từ m3 ra tấn hoặc có quy đổi nhưng hệ số thấp hơn hệ số do UBND tỉnh quy định, không nhân với hệ số khai thác lộ thiên gây thất thu ngân sách nhà nước. Thanh tra Chính phủ tạm tính số tiền phí bảo vệ môi trường còn thiếu của 5 doanh nghiệp là gần 1,5 tỷ đồng.
Về thuế tài nguyên, còn 3/5 chủ đầu tư dự án khai thác khoáng sản để sản xuất xi măng gồm: Công ty cổ phần xi măng Hướng Dương, Công ty TNHH Duyên Hà, Công ty cổ phần xi măng Hệ Dưỡng chưa thực hiện quy đổi khối lượng theo hệ số 1,6 tấn/m3 để nộp sung thuế tài nguyên đối với khối lượng khoáng sản khai thác từ tháng 4/2017 trở về trước.
Áp dụng hệ số quy đổi 1,6 tấn/m3 để tạm tính số tiền thuế tài nguyên của 3 đơn vị nêu trên còn thiếu là 32,5 tỷ đồng.
Trên cơ sở phát hiện các sai phạm, TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình thực hiện việc chỉ đạo cơ quan chức năng tiến hành kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan đến các tồn tại để có hình thức xử lý theo đúng quy định.

SCIC muốn thoái 51% vốn tại Khoáng sản Tuyên Quang giá 33.000 đồng/cổ phần

(Kiến Thức) - Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) vừa ra thông báo bán đấu giá cổ phần tại CTCP Khoáng sản Tuyên Quang.

Cụ thể, SCIC sẽ đem ra đấu giá gần 1,3 triệu cổ phần, tương đương 51% vốn điều lệ của Khoáng sản Tuyên Quang với mức giá khởi điểm là 33.000 đồng/cổ phần.

Gần đây nhất trong tháng 8/2019, SCIC cũmg đem ra đấu giá số lượng cổ phiếu như trên với giá khởi điểm lên đến 40.400 đồng/cp và thất bại.

Vinacomin ước đạt hơn 1.300 tỷ đồng lợi nhuận trong 8 tháng

(Kiến Thức) - Doanh thu toàn Vinacomin trong 8 tháng ước đạt 84.864 tỷ đồng. Lợi nhuận ước đạt trên 1.300 tỷ đồng.

Mới đây, Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) vừa tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến điều hành sản xuất tháng 9.

Tổng Giám đốc Tập đoàn Đặng Thanh Hải cho biết tháng 8 thời tiết không thuận lợi cho sản xuất do số ngày mưa nhiều dù vậy Tập đoàn vẫn hoàn thành kế hoạch đề ra. Than nguyên khai sản xuất đạt 2,44 triệu tấn. Than tiêu thụ 3,21 triệu tấn.  

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.