Video ghi lại cảnh tượng một người đàn ông dũng cảm, không hề sợ hãi khi tiếp cận và cho những con cá mập đang đói ăn cá bằng tay không trước sự chứng kiến, kêu thét vì sợ hãi của nhiều du khách quanh đó.
Cá mập ngoan ngoãn đợi cho ăn.
Sự việc diễn ra tại bể cá biển lớn ở quần đảo Rosario, ngoài khơi Cartagena, Colombia. Đàn cá mập đông đúc đói ăn, vây kín trước mặt người đàn ông xin ăn. Dù cá mập là loài vật khá hung dữ nhưng trong video nó lại trở nên rất ngoan ngoãn trước con người. Thậm chí, người đàn ông cho cá mập ăn còn có thể thoải mái chạm vào gần miệng những con cá mập.
Người đàn ông nhẹ nhàng bỏ từng con cá ra cho những con cá mập ăn, trong khi đó những người xung quanh vừa quay phim, vừa xem rất thích thú.
Cho cá mập ăn trực tiếp bằng tay là một chiêu hút du khách tại đây và “trò chơi” này không dành cho người yếu tim.
Những thứ quanh ta gây chết người nhiều hơn cá mập (2)
(Kiến Thức) - Dừa có thể biến thành vũ khí chết người khi nó rơi từ trên cây xuống người đi bộ bên dưới.
Dừa. Dừa có thể biến thành vũ khí chết người khi nó rơi từ trên cây xuống người đi bộ bên dưới. Theo ước tính, dừa giết chết khoảng 150 người mỗi năm trên toàn thế giới.
Các trụ băng. Hơn 100 người mất mạng ở Nga vì các trụ băng sắc bén.
Bánh mỳ kẹp hotdog. Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, khoảng 13 trẻ em mỗi năm chết vì nghẹn vì ăn bánh mỳ hotdog.
Bàn ghế. Theo thống kê, có khoảng 26 trường hợp người bị nghiền nát bởi đồ nội thất hàng năm, nhiều hơn số lượng người đã chết vì bị cá mập tấn công.
Pháo hoa cũng có thể gây ra những thảm kịch lớn. Thứ pháo tỏa ra ánh sáng rất đẹp này có thể làm chết khoảng 7 người mỗi năm, làm bị thương nghiêm trọng cho nhiều người.
Chó. Chó là người bạn tốt nhất của con người nhưng cũng là loài gây ra khoảng 4,5-4,7 triệu vụ cắn người mỗi năm ở Mỹ và khoảng ba mươi trường hợp bị cắn dẫn đến tử vong.
Nghe có vẻ khó tin, nhưng nút chai sâm banh chịu trách nhiệm cho 24 trường hợp tử vong mỗi năm trên toàn thế giới.
Điện thoại di động không trực tiếp giết chết một người nào, nhưng việc nhắn tin trong khi lái xe là nguyên nhân gây ra hơn 6.000 ca tử vong ở Mỹ.
Nến có thể góp phần cho bữa ăn tối và không gian phòng tắm lãng mạn nhưng trong thực tế đây là thứ gây ra hơn 10.000 vụ cháy hàng năm tại Bắc Mỹ, và chịu trách nhiệm giết chết khoảng 120 người trong những vụ cháy.
Mua sắm ngày “Black Friday”. Theo thống kê, trong sáu năm qua xảy ra 7 trường hợp thiệt mạng và khoảng 100 người bị thương nghiêm trọng ở Mỹ khi chen chân mua sắm ngày Black Friday (ngày giảm giá lớn và có nhiều khuyến mãi sốc hàng năm).
Giường. Giường là nơi chúng ta có thể nghỉ ngơi và ngủ sau một ngày dài mệt mỏi nhưng nó là nguyên nhân giết chết 450 người mỗi năm, nhiều nhất ở Mỹ.
Bồn tắm. Người ta ước tính có hơn ba trăm người bị chết đuối trong bồn tắm nước hộ gia đình mỗi năm, hầu hết các trường hợp xảy ra khi buồn ngủ dưới ảnh hưởng của các loại thuốc hoặc thuốc ngủ.
“Mổ xẻ” cá mập yêu tinh quý hiếm bắt được ở Australia
(Kiến Thức) - Cá thể cá mập yêu tinh quý hiếm vừa mắc lưới ngư dân được xử lý qua nhiều công đoạn để trưng bày tại Bảo tàng Australia.
Một con cá mập yêu tinh quý hiếm vừa sa lưới của các ngư dân ở ngoài khơi bờ biển phía đông nam của Australia. Mẫu vật loài cá quý hiếm nhất Trái đất này đã được bàn giao cho Bảo tàng Australia.
Đây là mẫu vật thứ tư của loài cá này được thu thập bởi bảo tàng. Nhân viên bảo tàng Australia đem xác con cá ngâm nước đá trước khi cho trưng bày (ảnh).
Theo các nhà nghiên cứu, thông tin về loài cá mập yêu tinh chưa được biết đến nhiều do loài này sống gần đáy biển ở độ sâu tới hơn 900m, hiếm khi bắt gặp được.
Cá mập yêu tinh có hình dáng xấu xí, cái mũi khoằm dài hơn các loài cá mập khác và giống với mỏ chim, một cái sừng dài hơn cả mõm giống với hình cái bay.
Cơ thể loài cá mập này chủ yếu là màu hồng, nó có vây xám xanh. Loài này vốn được xem là "khủng long sống" vì là loài duy nhất còn sống sót trong họ cá mập Mitsukurinidae xuất hiện cách đây 125 triệu năm.
Mẫu vật được xác định là một con cá mập yêu tinh đực chưa trưởng thành, chiều dài đo được là 1,26m.
Phía dưới mõm con cá mập được bao phủ bởi các lỗ chân lông, giúp con vật phát hiện ra các xung điện từ phát ra từ các con mồi của nó như cá, cua, mực, tôm.
Khi con cá mập phát hiện ra xung điện, nó sẽ đẩy hàm về phía trước để đâm con mồi. Cá mập yêu tinh có hàm răng sắc nhọn dùng để đâm con mồi và nuốt trọn.
(Kiến Thức) - Hai con tê giác đánh nhau, một con thậm chí còn dùng chiếc sừng sắc nhọn của mình chọc bụng đồng loại.
Con tê giác trẻ vô tình đi lạc vào lãnh thổ của con tê giác lớn hơn, kết quả là hai con tê giác xảy ra đụng độ, rượt đuổi nhau ác liệt, thậm chí một con tê giác còn dùng sừng sắc nhọn chọc bụng đối thủ.
Trận đối đầu ác liệt diễn ra tại khu bảo tồn Ol Pejeta ở Laikipia, miền Trung Kenya. Ol Pejeta là khu bảo tồn tê giác đen lớn nhất ở Đông Phi, nhà của khoảng 100 con tê giác đen.
Tuy sống trong ngôi nhà chung, nhưng mỗi con tê giác đen đều có lãnh thổ riêng, do đó những cuộc chiến kịch liệt tranh giành lãnh thổ là không thể tránh khỏi.
Con tê giác vừa bị thương chảy máu vừa phải gắng sức chạy thục mạng nếu không muốn bị đồng loại giết chết.
Những cú đánh giáp lá cà đầy tàn khốc, sừng nhọn gây sát thương mạnh được tê giác tận dụng tối đa.
Hỗn chiến của hai con tê giác đen khiến bụi bay mù mịt.
Tê giác đen là loài nằm trong danh sách các động vật đang ở tình trạng cực kỳ nguy cấp do sự săn bắn trộm thái quá để lấy sừng của chúng, được sử dụng chủ yếu để làm cán dao găm (như là một biểu tượng cho sự giàu có ở nhiều quốc gia).
Màu da của tê giác đen phụ thuộc nhiều vào các điều kiện đất đai khu vực sinh sống và thói quen đầm mình dưới nước của chúng hơn bất kỳ các điều khác, vì thế nhiều tê giác đen trên thực tế không có màu da đen.
Thế giới có rất nhiều loài rắn, nhiều loài vô hại nhưng cũng có những loài sở hữu nọc độc cực mạnh có thể lấy đi sinh mạng của con người nhanh chóng chỉ với một lượng độc tố nhỏ.
Đây là một khám phá đặc biệt vì cá cóc sần Ngọc Linh là một trong những loài có màu sắc sặc sỡ nhất trong chi Tylototriton, và cũng là lần đầu tiên loài cá cóc được ghi nhận ở Tây Nguyên.
Cầy hương Madagascar là một loài động vật đặc hữu của Madagascar, được biết đến với một đặc điểm sinh sản độc đáo là khả năng giao phối kéo dài tới 8 giờ.
Tấm vải được các chuyên gia nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng và kết luận, đây là một tấm vải gấm có lịch sử hàng nghìn năm, với dòng chữ từ xa xưa được giữ nguyên vẹn đến ngày nay.
Việc này giúp họ tránh những biến đổi sinh lý gây khó khăn trong công việc. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc lâu dài có thể gây mất cân bằng nội tiết và tăng nguy cơ mắc bệnh.
Chuột Trường Sơn, còn được gọi là Annamite Rat, là một loài thú quý hiếm, bất ngờ tái xuất hiện tại rừng Trường Sơn, Việt Nam sau khoảng 11 triệu năm tưởng chừng đã tuyệt chủng.
Mặt Trời - ngôi sao trung tâm của hệ Mặt Trời - không chỉ là nguồn sống của Trái Đất mà còn là đối tượng nghiên cứu hấp dẫn, giúp chúng ta hiểu hơn về vũ trụ.
Tại Nam Cực, các chuyên gia phát hiện một đỉnh núi có hình dáng khá giống kim tự tháp. Điều này khiến những người theo thuyết âm mưu cho rằng, kiến trúc bí ẩn này liên quan đến người ngoài hành tinh.
Sáng 13/1, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Tại triển lãm CES 2025 diễn ra ở Texas (Mỹ), hãng công nghệ Urtopia (trụ sở tại Hong Kong, Trung Quốc) đã gây chú ý khi cho ra mắt một mẫu xe đạp điện Titanium Zero với động cơ siêu nhỏ.
Loài cây quen thuộc với người Việt Nam có chất kịch độc có thể gây chết người. Bất kể bộ phận nào của cây đều có độc tố, nhưng không phải ai cũng biết về sự nguy hiểm của nó.
Với hình dáng tuyệt đẹp và cực hiếm gặp, pallasite được cho là thiên thạch đẹp nhất, thậm chí hiếm hơn cả kim cương. Đến nay, giới khoa học tranh cãi về nguồn gốc của pallasite.
Mặc dù gia nhập thị trường ôtô tương đối muộn hơn so với nhiều cái tên khác tại Trung Quốc, thế nhưng hãng điện tử Xiaomi đang đạt được những đột phá hết sức đáng nể ở khía cạnh khoa học kỹ thuật
Công nghệ lượng tử đang ngày càng phát triển và có tiềm năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả đồng hồ dân dụng. Sau đây là một số điều thú vị về việc ứng dụng công nghệ lượng tử vào đồng hồ.
Vượt lên tuổi thơ nghèo khó ở trung du, Phú Thọ, PGS.TS Phạm Minh Sơn đã trở thành nhà khoa học được thế giới công nhận, góp phần làm rạng danh người Việt trên trường quốc tế.
Sử dụng AI và tia X độ phân giải cao, Brent Seales và nhóm nghiên cứu tại ĐH Kentucky đã giải mã thành công hơn 2.000 ký tự từ các cuộn giấy Herculaneum bị carbon hóa, mở ra kho tàng thông tin cổ xưa.
Nhóm nghiên cứu tạo máy phát điện từ lá sen ước tính, nếu triển khai công nghệ này trên quy mô lớn với nhiều loại thực vật khác nhau, sản lượng điện hàng năm có thể cung cấp điện cho hàng triệu hộ gia đình.
GS Trần Thế Truyền cho hay, AI làm thay đổi cách nhìn nhận về nhân tài, những người có khả năng đáp ứng nhanh trước sự thay đổi sẽ được đánh giá cao hơn và sẽ sống sót trong sự đào thải của khoa học kỹ thuật.