Nhược điểm chết người trên máy bay tàng hình Mỹ

(Kiến Thức) - Tuy có khả năng tàng hình ưu việt hơn công nghệ Plasma của Nga, nhưng máy bay tàng hình Mỹ vỗn tồn tại không ít nhược điểm chết người. 

Nhược điểm chết người trên máy bay tàng hình Mỹ
Máy bay tàng hình của Mỹ cho đến nay đã trải qua bốn thế hệ, bao gồm các loại:
- Thế hệ thứ nhất: máy bay tiêm kích bom F-117A Nighthawk;
- Thế hệ thứ hai: máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit;
- Thế hệ thứ ba: máy bay tiêm kích đánh chặn F-22 Raptor;
- Thế hệ thứ tư: máy bay tiêm kích đa năng F-35 Lightning II, gồm có F-35A (của Không quân), F-35B (của Hải quân đánh bộ) và F-35C (của Hải quân).
Nhuoc diem chet nguoi tren may bay tang hinh My
 Máy bay tàng hình F-117A.
Công nghệ chế tạo máy bay tàng hình (MBTH) của Mỹ chủ yếu dựa trên nguyên lý tán xạ sóng điện từ của ra-đa. Kết cấu thân máy bay được thiết kế sao cho khi sóng điện từ đi tới vỏ máy bay sẽ bị tán xạ đi theo hướng khác mà không phản xạ trở lại nơi phát. Một số tài liệu trước đây thường cho rằng vật liệu chế tạo các loại máy bay này có dạng mềm và xốp như bọt biển và bên ngoài được phủ một lớp sơn đặc biệt có khả năng hấp thụ sóng điện từ. Nhưng thực chất đấy chỉ là sự quảng cáo, tung tin giả nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối phương về bản chất của công nghệ tàng hình.
Trong thực tế, nếu vật liệu chế tạo máy bay mềm và xốp như bọt biển thì khả năng chịu lực sẽ kém và thân máy bay dễ bị biến dạng khi chịu lực tác động hoặc khi cơ động với vận tốc cao. Trong thực tế cũng không có loại sơn phủ nào có khả năng hấp thụ sóng điện từ. Nhưng với công nghệ na-nô hiện nay, người ta có thể chế tạo vỏ máy bay với độ phẳng và nhẵn gần như tuyệt đối, đồng thời có thể chế tạo ra lớp sơn phủ đặc biệt có độ bóng cao gần như bề mặt gương phẳng, tạo cho các loại máy bay này có khả năng tán xạ hầu như toàn bộ các tia sóng điện từ đi tới vỏ máy bay. Theo nguyên lý phản xạ sóng điện từ thì góc tới bằng góc phản xạ. Do đó, sóng điện từ chỉ có thể có khả năng phản xạ trở lại nguồn phát khi chùm sóng tới vuông góc với bề mặt phản xạ. Chính vì vậy mà tất cả các loại MBTH của Mỹ đều có hình dạng tương tự nhau, đó là: Phía dưới bụng của máy bay là một mặt phẳng, còn phía trên lưng máy bay là các khối hình chóp với bề mặt là các tam giác không đều nhau. Với kết cấu này, các đài ra-đa đặt trên mặt đất hầu như không thu được tín hiệu phản xạ từ phía mục tiêu.
Nhuoc diem chet nguoi tren may bay tang hinh My-Hinh-2
 Diện tích phản xạ hiệu dụng của F-22 chỉ tương đương một quả bóng chơi gôn.
Theo các số liệu đã được công bố, diện tích phản xạ hiệu dụng của máy bay tiêm kích bom F-117A Nighthawk là 0,2 m2; máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit là 0,02m2 (bằng diện tích phản xạ hiệu dụng của một con chim hải âu); máy bay tiêm kích đánh chặn F-22 Raptor là 0,0001-0,0002m2 (bằng diện tích phản xạ hiệu dụng của một quả bóng chơi gôn); máy bay tiêm kích đa năng F-35 Lightning II là 0,00143m2. Trong khi đó, diện tích phản xạ hiệu dụng của máy bay tiêm kích MIG-21 là 1,2 - 1,5m2 và máy bay MIG-29 là 5m2.
Ưu điểm của máy bay tàng hình Mỹ
- Do kết cấu đặc biệt cùng với lớp sơn phủ có độ bóng cao, màu sơn tối, kết hợp với việc sử dụng động cơ phản lực hai dòng khí (luồng khí xả không trực tiếp thải ra từ động cơ) nên máy bay tàng hình của Mỹ không những có khả năng tàng hình rất cao đối với đài ra-đa đặt trên mặt đất, mà còn tàng hình cả với các loại khí tài quan sát bằng quang học và mắt thường, đặc biệt là khi bay vào ban đêm.
- Khi hoạt động tác chiến, máy bay vẫn có thể vẫn liên lạc được bằng vô tuyến với sở chỉ huy dẫn đường.
Nhuoc diem chet nguoi tren may bay tang hinh My-Hinh-3
 Ưu điểm hơn công nghệ Plasma của Nga, máy bay tàng hình Mỹ tàng hình được với cả các khí tài trinh sát quang học, đặc biệt là vào ban đêm.
Nhược điểm của máy bay tàng hình Mỹ
- Tốc độ MBTH thường chậm hơn so với các loại máy chiến đấu khác do sử dụng động cơ phản lực hai dòng khí. Khi bay ở độ cao thấp sẽ tiêu tốn rất nhiều nhiên liệu. Nếu tăng tốc độ thì khả năng tàng hình đối với các phương tiện quan sát bằng quang học cũng bị giảm.
- Do đặc điểm về kết cấu như đã nêu ở trên, MBTH của Mỹ vẫn có thể bị phát hiện bởi các đài ra-đa từ trên không ở vị trí cao hơn so với đường bay của nó. Bởi vậy, nó dễ bị phát hiện và tiêu diệt bởi máy bay tiêm kích đánh chặn từ trên không.
- MBTH của Mỹ có thể tàng hình bởi ra-đa có bước sóng đề-xi-mét (dm) trở xuống nhưng với ra-đa dải sóng mét (m) vẫn có thể bị phát hiện. Thực tế là trong cuộc chiến tranh Nam Tư, một ra-đa trên tàu hàng của Italy đã phát hiện ra máy bay tiêm kích bom F-117A của Mỹ trên đường bay qua khu vực Địa Trung Hải đến Ban-căng.
Nhuoc diem chet nguoi tren may bay tang hinh My-Hinh-4
 Xác F-117A bị tên lửa S-125 Pechora cổ lỗ sĩ của Nam Tư bắn hạ.
- Nếu đối phương sử dụng ra-đa nhiều vị trí hoạt động đồng bộ với nhau vẫn có thể phát hiện ra MBTH dựa trên nguyên lý tán xạ sóng điện từ. Một đài ra-đa phát sóng, khi gặp mục tiêu sóng điện từ sẽ phát tán theo hướng khác và các đài ra-đa đặt ở những vị trí khác sẽ thu nhận được sóng này. Giao điểm của hướng sóng phát đi và hướng sóng thu về chính là vị trí của mục tiêu. Đây cũng chính là lý do được cho là máy bay F-117A của Mỹ bị phát hiện và bắn rơi ở Nam Tư trong cuộc chiến tranh năm 1999. Nguyên lý này cũng đã từng được sử dụng trong chế tạo bom la-de thế hệ đầu tiên của Mỹ trong thập kỷ 70 của thế kỷ trước và Mỹ đã sử dụng loại bom la-de này để đánh sập cầu Hàm Rồng ở Thanh Hóa trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai vào đầu năm 1972. Không quân Mỹ đã dùng một máy bay với đường bay ổn định, chiếu chùm tia la-de vào mục tiêu. Một máy bay khác sẽ thả bom theo hướng chùm tia la-de phản hồi. Khi lực lượng phòng không của chúng ta phát hiện ra nguyên lý này, ta cũng đã thay đổi chiến thuật. Chỉ cần tập trung hoả lực bắn vào máy bay chiếu tia la-de, buộc nó phải cơ động vòng tránh hoả lực phòng không, không thể chiếu chùm tia la-de vào đúng mục tiêu cần ném bom thì máy bay ném bom sẽ ném chệch mục tiêu.
Tóm lại, công nghệ chế tạo máy bay tàng hình của cả Nga và Mỹ đều có nhiều điểm ưu việt nhưng cũng vẫn có những mặt hạn chế. MBTH hiện đại với những tính năng ưu việt làm cho chúng có khả năng sống còn rất cao và là đối tượng đặc biệt nguy hiểm. Nhưng nếu biết được những yếu điểm của chúng thì sẽ tìm được biện pháp hữu hiệu để phát hiện và tiêu diệt chúng.

Israel bán radar bắt máy bay tàng hình cho ai?

(Kiến Thức) - Hãng IAI Israel sẽ cung cấp hệ thống radar bắt máy bay tàng hình thuộc gia đình ULTRA cho khách hàng giấu tên.

Israel bán radar bắt máy bay tàng hình cho ai?
Theo Defense-update cho biết, hãng IAI của Israel sẽ giới thiệu radar bắt máy bay tàng hình này tại triển lãm hàng không Paris 2015 sắp diễn ra. 
Các nguồn tin cho biết, loại radar này là phiên bản mới thuộc đại gia đình "mắt thần" ULTRA có tần số hoạt động UHF được Công ty con ELTA Systems Group của IAI phát triển. Đây là loại radar được thiết kế để tìm kiếm, phát hiện và theo dõi các mục tiêu động trên không, bao gồm cả các máy bay tàng hình, các tên lửa, máy bay không người lái và  tên lửa đạn đạo ở tầm rất xa, từ đó đem lại những cảnh báo cho hệ thống tác chiến.

Sức mạnh khủng khiếp của máy bay ném bom B-2 Mỹ

(Kiến Thức) - Máy bay ném bom B-2 có khả năng tàng hình mạnh mẽ đủ sức đột phá bất kỳ hệ thống phòng không tối tân nào. 

Sức mạnh khủng khiếp của máy bay ném bom B-2 Mỹ
Suc manh khung khiep cua may bay nem bom B-2 My
 Không quân Mỹ đã điều ba máy bay ném bom B-2 Spirit tới căn cứ Andersen nằm trên đảo Guam. Hành động này được tuyên bố là tiếp tục thể hiện cam kết của Mỹ trở lại châu Á – Thái Bình Dương trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy, có nhiều hành động khiến cộng đồng quốc tế quan ngại. 

Tướng Nga: Máy bay tàng hình Mỹ chỉ là trò hề

(Kiến Thức) - Quan chức cấp cao Quân đội Nga cho rằng các loại máy bay tàng hình Mỹ chỉ là những trò quảng cáo hài hước, không thể vượt qua lưới phòng thủ của Nga.

Tướng Nga: Máy bay tàng hình Mỹ chỉ là trò hề
Tờ Quan điểm của Nga gần đây dẫn nguồn lời người đứng đầu lực lượng Phòng không - Không quân Nga Sergey Babakov cho biết, lực lượng phòng không Nga có thể phát hiện máy bay tàng hình của Mỹ.
Theo ông Sergey Babakov, máy bay tàng hình của Mỹ chỉ là những trò quảng cáo hài hước, thậm chí hệ thống radar cũ của Nga cũng có thể phát hiện máy bay chiến đấu tàng hình F-117. Cho nên, hiện nay không ai dám chắc về vỏ bọc tàng của Mỹ.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới