Những vùng đất diễn ra hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ nhất

Những vùng đất diễn ra hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ nhất

Đây là những nơi có hiện tượng thiên nhiên gây sốc nhất Trái đất được trang The Richest bình chọn.

Có những sự vật  hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ xảy ra trên thế giới mà con người chỉ có thể chiêm ngưỡng mà không hề lý giải được. Vòng tròn bí ẩn dưới đáy biển được phát hiện ngoài khơi bờ biển phía nam của Nhật Bản vào năm 1995. Những vòng tròn này trở thành một ẩn số thôi thúc các nhà khoa học nghiên cứu chúng trong nhiều năm để tìm ra nguồn gốc của chúng. Mãi cho đến năm 2011 họ mới tìm ra loài cá nóc chính là tác giả những vòng tròn bí ẩn dưới đáy đại dương. Cá nóc đực làm cho các vòng tròn nhằm để thu hút các con cái.
Có những sự vật hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ xảy ra trên thế giới mà con người chỉ có thể chiêm ngưỡng mà không hề lý giải được. Vòng tròn bí ẩn dưới đáy biển được phát hiện ngoài khơi bờ biển phía nam của Nhật Bản vào năm 1995. Những vòng tròn này trở thành một ẩn số thôi thúc các nhà khoa học nghiên cứu chúng trong nhiều năm để tìm ra nguồn gốc của chúng. Mãi cho đến năm 2011 họ mới tìm ra loài cá nóc chính là tác giả những vòng tròn bí ẩn dưới đáy đại dương. Cá nóc đực làm cho các vòng tròn nhằm để thu hút các con cái.
Hố xanh lớn nằm tại Belize. Nhiều năm trước, khi mực nước biển còn ở mức thấp, hố xanh lớn này thực chất là một hang động nội địa. Cho đến khi mực nước biển bắt đầu tăng lên, hang động này trở nên ngập nước. Hiện tại “hố xanh lớn” này ngập sâu khoảng 400 feet cao khoảng 1000 feet so với mặt nước biển. Những người lặn bằng bình khí thường yêu thích địa điểm này, bơi lội ở vùng nước trong và chiêm ngưỡng cuộc sống của các sinh vật biển, bao gồm cá nhiệt đới và động vật như cá mập.
Hố xanh lớn nằm tại Belize. Nhiều năm trước, khi mực nước biển còn ở mức thấp, hố xanh lớn này thực chất là một hang động nội địa. Cho đến khi mực nước biển bắt đầu tăng lên, hang động này trở nên ngập nước. Hiện tại “hố xanh lớn” này ngập sâu khoảng 400 feet cao khoảng 1000 feet so với mặt nước biển. Những người lặn bằng bình khí thường yêu thích địa điểm này, bơi lội ở vùng nước trong và chiêm ngưỡng cuộc sống của các sinh vật biển, bao gồm cá nhiệt đới và động vật như cá mập.
Sét Catatumbo thường được gọi với cái tên là "Cơn bão vĩnh cửu". Đây là một hiện tượng khí quyển xảy ra ở khu vực cửa Sông Catalumbo, Venezuela. Hiện tượng sét Catatumbo bắt nguồn từ một nhóm lớn các đám mây bão ở độ cao hơn ba dặm. Tuy nhiên vào thời điểm từ tháng Giêng đến tháng Tư năm 2010, hiện tượng này lại không xuất hiện do hạn hán trong khu vực làm tăng lên sự lo lắng rằng “Cơn bão vĩnh cửu” này sẽ hoàn toàn biến mất. Hiện tượng này thường kéo dài 10 giờ mỗi ngày và trong 160 ngày mỗi năm.
Sét Catatumbo thường được gọi với cái tên là "Cơn bão vĩnh cửu". Đây là một hiện tượng khí quyển xảy ra ở khu vực cửa Sông Catalumbo, Venezuela. Hiện tượng sét Catatumbo bắt nguồn từ một nhóm lớn các đám mây bão ở độ cao hơn ba dặm. Tuy nhiên vào thời điểm từ tháng Giêng đến tháng Tư năm 2010, hiện tượng này lại không xuất hiện do hạn hán trong khu vực làm tăng lên sự lo lắng rằng “Cơn bão vĩnh cửu” này sẽ hoàn toàn biến mất. Hiện tượng này thường kéo dài 10 giờ mỗi ngày và trong 160 ngày mỗi năm.
Hồ đa sắc Great Prismatic Spring,Vườn quốc gia Yellowstone, Mỹ. Đây cũng là hồ nước nóng lớn nhất Mỹ và lớn thứ ba trên thế giới. Mùa xuân nước hồ có màu đặc biệt tươi sáng. Bản chất hồ có màu sắc như vậy là do vi khuẩn màu sống trong nước và xung quanh hồ. Nước hồ đa sắc có giàu khoáng chất, và khi tiếp xúc với vi khuẩn thì màu sắc sống động nổi lên. Hồ Great Prismatic Spring rộng khoảng 200 đến 300 feet và sâu khoảng 160 feet. Mỗi phút, hồ thoát ra trung bình 560 gallon nước với nhiệt độ khoảng 160 độ Fahrenheit.
Hồ đa sắc Great Prismatic Spring,Vườn quốc gia Yellowstone, Mỹ. Đây cũng là hồ nước nóng lớn nhất Mỹ và lớn thứ ba trên thế giới. Mùa xuân nước hồ có màu đặc biệt tươi sáng. Bản chất hồ có màu sắc như vậy là do vi khuẩn màu sống trong nước và xung quanh hồ. Nước hồ đa sắc có giàu khoáng chất, và khi tiếp xúc với vi khuẩn thì màu sắc sống động nổi lên. Hồ Great Prismatic Spring rộng khoảng 200 đến 300 feet và sâu khoảng 160 feet. Mỗi phút, hồ thoát ra trung bình 560 gallon nước với nhiệt độ khoảng 160 độ Fahrenheit.
Các bãi đá Moeraki Boulder bao gồm những tảng đá lớn, có dạng hình cầu nằm dọc bãi biển Koekohe ở New Zealand. Nghiên cứu khoa học đã kết luận các tảng đá Moeraki là sự kết hợp của phù sa, bùn và đất sét. Ngày nay, hình ảnh các tảng đá Moeraki này thường được sử dụng trong các quảng cáo du lịch New Zealand nhằm thu hút du khách đến khu vực này.
Các bãi đá Moeraki Boulder bao gồm những tảng đá lớn, có dạng hình cầu nằm dọc bãi biển Koekohe ở New Zealand. Nghiên cứu khoa học đã kết luận các tảng đá Moeraki là sự kết hợp của phù sa, bùn và đất sét. Ngày nay, hình ảnh các tảng đá Moeraki này thường được sử dụng trong các quảng cáo du lịch New Zealand nhằm thu hút du khách đến khu vực này.
Bazan là một loại đá núi lửa được hình thành khi dung nham bazan phun trào và được làm lạnh nhanh chóng. Quá trình tạo đá tạo ra nhiều hình dạng khác nhau trong đó cột đá bazan là một trong những dạng cấu trúc hấp dẫn trực quan. Hàng triệu năm trước, cột đá bazan chỉ tồn tại ở các cao nguyên. Tuy nhiên, qua thời gian, các cao nguyên xuất hiện các mảng đứt gãy tạo điều kiện cho việc thành tạo đá thú vị này.
Bazan là một loại đá núi lửa được hình thành khi dung nham bazan phun trào và được làm lạnh nhanh chóng. Quá trình tạo đá tạo ra nhiều hình dạng khác nhau trong đó cột đá bazan là một trong những dạng cấu trúc hấp dẫn trực quan. Hàng triệu năm trước, cột đá bazan chỉ tồn tại ở các cao nguyên. Tuy nhiên, qua thời gian, các cao nguyên xuất hiện các mảng đứt gãy tạo điều kiện cho việc thành tạo đá thú vị này.
Địa mạo Đan Hà là dạng địa hình được tìm thấy ở nhiều nơi thuộc khu vực phía tây nam, đông nam và tây bắc của Trung Quốc. Đây là kiểu địa hình có cảnh quan địa mạo mang một dải sắc màu đỏ hoặc màu cam đậm đặc trưng. Vẻ đẹp được thiên nhiên ban tặng này chính là khối lượng lớn những tảng đá sa thạch và đá vôi. Trong hàng triệu năm, những tảng đá này bị xâm thực bởi gió, mưa và ánh nắng mặt trời. Bên cạnh đó địa mạo Đan Hà cũng kiến tạo một số kiểu cấu trúc thiên nhiên ngoạn mục như khe núi và cột biến khu vực này trở thành điểm tham quan hấp dẫn đối với khách du lịch Trung Quốc.
Địa mạo Đan Hà là dạng địa hình được tìm thấy ở nhiều nơi thuộc khu vực phía tây nam, đông nam và tây bắc của Trung Quốc. Đây là kiểu địa hình có cảnh quan địa mạo mang một dải sắc màu đỏ hoặc màu cam đậm đặc trưng. Vẻ đẹp được thiên nhiên ban tặng này chính là khối lượng lớn những tảng đá sa thạch và đá vôi. Trong hàng triệu năm, những tảng đá này bị xâm thực bởi gió, mưa và ánh nắng mặt trời. Bên cạnh đó địa mạo Đan Hà cũng kiến tạo một số kiểu cấu trúc thiên nhiên ngoạn mục như khe núi và cột biến khu vực này trở thành điểm tham quan hấp dẫn đối với khách du lịch Trung Quốc.
Cá Mòi di cư hàng loạt là một trong những hiện tượng bí ẩn khá ấn tượng. Hàng năm trong khoảng thời gian giữa tháng 5 và 7 có hàng tỷ con cá mòi di cư về hướng Bắc, bơi dọc theo bờ biển phía đông của Nam Phi. Tất nhiên, đây là cơ hội tốt cho những kẻ săn mồi của cá mòi đang cố gắng để có được một đến hai mẻ cá lớn nhờ hiện tượng di cư này. Mặc dù số lượng cá tham gia cuộc di chuyển này là vô cùng đáng kinh ngạc song các nhà khoa học lại không hề biết gì nhiều đến hiện tượng này.
Cá Mòi di cư hàng loạt là một trong những hiện tượng bí ẩn khá ấn tượng. Hàng năm trong khoảng thời gian giữa tháng 5 và 7 có hàng tỷ con cá mòi di cư về hướng Bắc, bơi dọc theo bờ biển phía đông của Nam Phi. Tất nhiên, đây là cơ hội tốt cho những kẻ săn mồi của cá mòi đang cố gắng để có được một đến hai mẻ cá lớn nhờ hiện tượng di cư này. Mặc dù số lượng cá tham gia cuộc di chuyển này là vô cùng đáng kinh ngạc song các nhà khoa học lại không hề biết gì nhiều đến hiện tượng này.
Đá sống còn được biết đến với cái tên khoa học là Pyura chilensis. Thực tế nó là một loài động vật biển không có đốt sống và thường xuất hiện dọc theo bờ biển Peru và Chile. Các hòn đá sống này có hình dạng giống như một cơ quan nội tạng được nhồi vào bên trong một tảng đá. Chúng không thể tự di chuyển vì vậy nguồn thức ăn chủ yếu là các vi sinh vật trong nước biển. Những hòn đá sống này đều có khả năng lọc thức ăn ra khỏi nước biển. Điều ngạc nhiên là các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được nhưng tảng đá sống này có lượng Vanadium (một nguyên tố hóa học rất hiếm) gấp 10 triệu lần so lượng chất này được tìm thấy trong nước.
Đá sống còn được biết đến với cái tên khoa học là Pyura chilensis. Thực tế nó là một loài động vật biển không có đốt sống và thường xuất hiện dọc theo bờ biển Peru và Chile. Các hòn đá sống này có hình dạng giống như một cơ quan nội tạng được nhồi vào bên trong một tảng đá. Chúng không thể tự di chuyển vì vậy nguồn thức ăn chủ yếu là các vi sinh vật trong nước biển. Những hòn đá sống này đều có khả năng lọc thức ăn ra khỏi nước biển. Điều ngạc nhiên là các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được nhưng tảng đá sống này có lượng Vanadium (một nguyên tố hóa học rất hiếm) gấp 10 triệu lần so lượng chất này được tìm thấy trong nước.
Đám mây thấu kính là một trong số những kiểu đám mây hiếm và thường xuất hiện ở tầng đối lưu. Khi không khí ẩm bốc lên cao gặp "chướng ngại vật" như một ngọn núi, không khí sẽ tụ lại ở đỉnh cao nhất của chướng ngại vật và ngưng tụ thành một đám mây có hình dạng giống như một ống kính. Do hình dạng độc đáo của các đám mây mà chúng thường hay bị nhầm lẫn thành vật thể bay không xác định (UFO). Bên cạnh đó, đám mây thấu kính cũng mang nhiều màu sắc khác nhau. Đám mây màu tím và cam thường đặc biệt nổi bật trên nền trời và núi. Thậm chí chúng còn vuông góc với hướng gió nên thường gây được sự chú ý của người xung quanh.
Đám mây thấu kính là một trong số những kiểu đám mây hiếm và thường xuất hiện ở tầng đối lưu. Khi không khí ẩm bốc lên cao gặp "chướng ngại vật" như một ngọn núi, không khí sẽ tụ lại ở đỉnh cao nhất của chướng ngại vật và ngưng tụ thành một đám mây có hình dạng giống như một ống kính. Do hình dạng độc đáo của các đám mây mà chúng thường hay bị nhầm lẫn thành vật thể bay không xác định (UFO). Bên cạnh đó, đám mây thấu kính cũng mang nhiều màu sắc khác nhau. Đám mây màu tím và cam thường đặc biệt nổi bật trên nền trời và núi. Thậm chí chúng còn vuông góc với hướng gió nên thường gây được sự chú ý của người xung quanh.
Hồ Mummifying (Hồ ướp xác) nằm tại khu vực phía bắc Tanzania và được biết đến với cái tên là hồ Natron. Gọi là hồ ướp xác bởi lẽ nơi đây nổi tiếng với nồng độ muối lớn và nhiệt độ nước tương đối cao. Các loài động vật sinh sống xung quanh khu vực hồ thường phải tập thích nghi với khí hậu tương đối khắc nghiệt tại đây. Khi các sinh vật thả mình dưới mặt nước hồ giống như đang ướp mình trong muối biển, cảm giác này khá hấp dẫn nhưng cũng vô cùng sợ hãi.
Hồ Mummifying (Hồ ướp xác) nằm tại khu vực phía bắc Tanzania và được biết đến với cái tên là hồ Natron. Gọi là hồ ướp xác bởi lẽ nơi đây nổi tiếng với nồng độ muối lớn và nhiệt độ nước tương đối cao. Các loài động vật sinh sống xung quanh khu vực hồ thường phải tập thích nghi với khí hậu tương đối khắc nghiệt tại đây. Khi các sinh vật thả mình dưới mặt nước hồ giống như đang ướp mình trong muối biển, cảm giác này khá hấp dẫn nhưng cũng vô cùng sợ hãi.

GALLERY MỚI NHẤT