Những vụ vượt qua Bức tường Berlin ngoạn mục nhất lịch sử

Những vụ vượt qua Bức tường Berlin ngoạn mục nhất lịch sử

(Kiến Thức) - Kể từ khi Bức tường Berlin được xây dựng, nhiều người ở Đông Đức đã vượt qua ranh giới thành công để sang Tây Đức với những cách thức táo bạo.

Hàng triệu người Đông Đức đã bất chấp nguy hiểm cố vượt qua  Bức tường Berlin được canh gác nghiêm ngặt để sang Tây Đức. Mặc dù nhiều người phải bỏ mạng khi thực hiện cuộc đào tẩu này nhưng cũng có không ít người thành công sang phía bên kia bức tường. Một trong những trường hợp vượt qua Bức tường Berlin thành công là nghệ sĩ xiếc Horst Klein. Ông đã thực hiện một trong những cuộc đào tẩu ngoạn mục nhất từ Đông Đức sang Tây Đức.
Hàng triệu người Đông Đức đã bất chấp nguy hiểm cố vượt qua Bức tường Berlin được canh gác nghiêm ngặt để sang Tây Đức. Mặc dù nhiều người phải bỏ mạng khi thực hiện cuộc đào tẩu này nhưng cũng có không ít người thành công sang phía bên kia bức tường. Một trong những trường hợp vượt qua Bức tường Berlin thành công là nghệ sĩ xiếc Horst Klein. Ông đã thực hiện một trong những cuộc đào tẩu ngoạn mục nhất từ Đông Đức sang Tây Đức.
Ông Horst đã sử dụng kỹ năng của người nghệ sĩ xiếc để thực hiện cuộc đầu tẩu ngoạn mục vào đầu năm 1963. Cụ thể, ông leo lên một cột điện gần Bức tường Berlin và chậm rãi đi thăng bằng trên dây và nhích từng bước một qua phía Tây Berlin.
Ông Horst đã sử dụng kỹ năng của người nghệ sĩ xiếc để thực hiện cuộc đầu tẩu ngoạn mục vào đầu năm 1963. Cụ thể, ông leo lên một cột điện gần Bức tường Berlin và chậm rãi đi thăng bằng trên dây và nhích từng bước một qua phía Tây Berlin.
Nhớ lại cuộc đào tẩu trên, ông Horst cho biết tay của ông đã tê cứng vì lạnh. Sau khi đi sang phía bên kia của bức tường, ông ngã xuống đất và gãy cả 2 tay.
Nhớ lại cuộc đào tẩu trên, ông Horst cho biết tay của ông đã tê cứng vì lạnh. Sau khi đi sang phía bên kia của bức tường, ông ngã xuống đất và gãy cả 2 tay.
Một trường hợp đào thoát từ Đông Đức sang Tây Đức nhận được sự chú ý lớn là của Hans Strelczyk và Gunter Wetzel. Vào năm 1979, hai người đàn ông này đã cùng nhau làm ra một chiếc khinh khí cầu lớn để đưa cả 2 gia đình sang Tây Đức.
Một trường hợp đào thoát từ Đông Đức sang Tây Đức nhận được sự chú ý lớn là của Hans Strelczyk và Gunter Wetzel. Vào năm 1979, hai người đàn ông này đã cùng nhau làm ra một chiếc khinh khí cầu lớn để đưa cả 2 gia đình sang Tây Đức.
Để kế hoạch đào tẩu thành công, Hans Strelczyk và Gunter Wetzel chế tạo động cơ bơm nóng khí cầu từ các bình chứa gas mini.
Để kế hoạch đào tẩu thành công, Hans Strelczyk và Gunter Wetzel chế tạo động cơ bơm nóng khí cầu từ các bình chứa gas mini.
Hai người vợ của họ cũng tham gia chuẩn bị cho kế hoạch đào tầu bằng cách khâu ga giường làm vỏ khí cầu.
Hai người vợ của họ cũng tham gia chuẩn bị cho kế hoạch đào tầu bằng cách khâu ga giường làm vỏ khí cầu.
Sau lần thử đầu tiên thất bại, 2 gia đình đã có cuộc đào tầu thành công khỏi Đông Berlin để sang Tây Berlin sau 30 phút bay trên trời.
Sau lần thử đầu tiên thất bại, 2 gia đình đã có cuộc đào tầu thành công khỏi Đông Berlin để sang Tây Berlin sau 30 phút bay trên trời.
Vào năm 1966, Hartmut Richter, 18 tuổi, đã bơi suốt 4 tiếng để tránh lực lượng lính biên phòng Đông Đức. Theo đó, anh vượt qua kênh đào Teltow và tới Tây Berlin một cách an toàn.
Vào năm 1966, Hartmut Richter, 18 tuổi, đã bơi suốt 4 tiếng để tránh lực lượng lính biên phòng Đông Đức. Theo đó, anh vượt qua kênh đào Teltow và tới Tây Berlin một cách an toàn.
Sau khi sang Tây Đức, Richter giúp đỡ những người khác trốn khỏi Đông Đức. Anh trở lại Đông Đức và bí mật giấu họ trong ô tô và đưa họ sang phía bên kia Bức tường Berlin.
Sau khi sang Tây Đức, Richter giúp đỡ những người khác trốn khỏi Đông Đức. Anh trở lại Đông Đức và bí mật giấu họ trong ô tô và đưa họ sang phía bên kia Bức tường Berlin.
Với cách thức này, anh đã đưa được hơn 30 người Đông Đức sang Tây Đức trước khi bị bắt.
Với cách thức này, anh đã đưa được hơn 30 người Đông Đức sang Tây Đức trước khi bị bắt.

GALLERY MỚI NHẤT