Bom nhiệt hạch còn gọi là bom hydro, bom H hay bom khinh khí có sức công phá mạnh hơn rất nhiều so với bom hạt nhân (bom A). Loại bom này tạo ra năng lượng khổng lồ từ quá trình tổng hợp hạt nhân (còn gọi là nhiệt hạch). Lịch sử từng ghi nhận những vụ thử bom nhiệt hạch trong lịch sử, với sức công phá khủng khiếp.
Mới đây, Triều Tiên thông báo đã thử nghiệm thành công bom nhiệt hạch hôm 6/1 vừa qua. Theo đó, Triều Tiên đã gia nhập hàng ngũ các nước sở hữu bom H đầu tiên trên thế giới cùng với Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc.
Mỹ là quốc gia đầu tiên thử bom nhiệt hạch trên thế giới. |
Quốc gia đầu tiên thử bom nhiệt hạch là Mỹ. Chính quyền Washington đã bắt đầu chương trình nghiên cứu phát triển bom H vào những năm 1950. Đến ngày 1/11/1952, Mỹ thực hiện vụ thử bom nhiệt hạch đầu tiên trong lịch sử với mật danh Ivy Mike trên đảo san hô Elugelab ở Thái Bình Dương.
Vụ thử bom nhiệt này là một phần trong chiến dịch Ivy do Tổng thống Mỹ Harry Truman phát động sau khi Liên Xô chế tạo quả bom nhiệt hạch đầu tiên năm 1949.
Theo các báo cáo, Ivy Mike có sức công phá 10,4 megaton TNT, cao gấp gần 500 lần so với sức công phá của quả bom Fat Man mà Mỹ thả xuống thành phố Nagasaki của Nhật Bản năm 1945.
Khi vụ thử bom nhiệt hạch Ivy Mike diễn ra, nó tạo ra quả cầu lửa rộng 5,2 km, đám mây hình nấm cao tới 37 km và hố bom có độ sâu hơn 50m với đường kính rộng 1.600m. Thậm chí, sau vụ nổ, đảo Elugelab gần như biến mất hoàn toàn.
Đến tháng 8/1953, Liên Xô thực hiện vụ thử quả bom khinh khí đầu tiên "RDS-6s" ("Joe 4"). Vụ thử bom này có thể gây bỏng chết người cách xa 100 km.