Những vụ "ngã ngựa" gây náo loạn thị trường chứng khoán năm 2022

(Kiến Thức) - Năm 2022 chứng kiến nhiều phiên đột ngột lao dốc của thị trường chứng khoán, nguyên nhân một phần do ảnh hưởng tiêu cực vì tin tức bắt bớ của lãnh đạo doanh nghiệp.   

Những vụ "ngã ngựa" gây náo loạn thị trường chứng khoán năm 2022
Ông Trịnh Văn Quyết bị bắt và cổ phiếu họ FLC thi nhau bị “bán tháo”
Ngày 29/3/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT FLC với tội danh “Thao túng thị trường chứng khoán”.
Sau đó, cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, xác minh thêm các cá nhân thuộc Tập đoàn FLC, Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan về hành vi “Thao túng thị trường chứng khoán”, “Che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán”.
Tiếp đó, ngày 25/8, ông Trịnh Văn Quyết tiếp tục bị Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố bổ sung tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” cùng với bà Trịnh Thị Thúy Nga, Trịnh Thị Minh Huế và Hương Trần Kiều Dung. Bốn người này bị điều tra hành vi nâng khống vốn của Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros.
Bước đầu xác định, tính đến ngày 24/2/2021, ông Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo bà Trịnh Thị Minh Huế bán toàn bộ cổ phiếu ROS mang tên Trịnh Văn Quyết và cổ phiếu ROS mang tên 5 cá nhân khác (do ông Quyết nhờ dựng tên), thu được tổng cộng hơn 6.400 tỷ đồng và rút tiền mặt để chiếm đoạt.
ROS là một trong những cổ phiếu đã đưa ông Trịnh Văn Quyết trở thành tỷ phú USD cũng như người giàu nhất sàn chứng khoán vào năm 2017, vượt mặt Chủ tịch Phạm Nhật Vượng của Tập đoàn Vingroup. Quy mô tài sản của ông Quyết tại thời điểm đó đạt hơn 58.800 tỷ đồng, tương đương hơn 2 tỷ USD.
Sự việc trên không tác động đến nền kinh tế chung, còn trên thị trường chứng khoán chỉ tác động đến các cổ phiếu có liên quan. Theo đó, VN-Index trong phiên sau khi ông Quyết bị bắt chỉ giảm nhẹ 0,5%, còn các cổ phiếu nhóm họ FLC (FLC, ROS, AMD, KFL, ART, HAI, GAB) liên tục bị bán tháo và đối diện với vô vàn khó khăn.
Nhung vu
 Nhiều lãnh đạo bị bắt và sự ảnh hưởng đến chứng khoán 2022.
Ông Đỗ Thành Nhân sa ngã và nhóm Louis nằm sàn
Vào đầu tháng 20/4/2022, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán” xảy ra tại Công ty Cổ phần chứng khoán Trí Việt, Công ty Cổ phần Louis Holdings.
Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Đỗ Thành Nhân, Chủ tịch Louis Holdings. Ông Nhân bị điều tra về tội thao túng thị trường chứng khoán.
Đồng thời cơ quan điều tra khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 người khác gồm: Đỗ Đức Nam, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần chứng khoán Trí Việt; Trịnh Thị Thúy Linh, Giám đốc hành chính Công ty Cổ phần Louis Holdings và Lê Thị Thùy Liên, nhân viên dịch vụ tài chính Công ty Cổ phần chứng khoán Trí Việt.
Kết luận điều tra xác định, từ 2020 đến cuối 2021, Louis Holding của ông Nhân mua cổ phần sở hữu thêm nhiều công ty, trong đó có 6 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán để tạo nhóm “hệ sinh thái” Louis Holdings. Ông Nhân cùng người thân, bạn bè mua lại 9 triệu cổ phiếu BII của Công ty công nghiệp Bảo Thư, một doanh nghiệp hoạt động yếu kém, có nguy cơ bị hủy niêm yết trên sàn.
Dưới sự tư vấn của ông Đỗ Đức Nam, ông Nhân tiếp tục mua bán, thâu tóm cổ phiếu "rác" mã TGG của Công ty cổ phần Trường Giang trên sàn với giá 1.800 đồng/cổ phiếu.
Khi có hai mã cổ phiếu BII và TGG trong tay, ông Nhân bàn với Nam tìm cách thao túng. Họ mở các tài khoản chứng khoán đứng tên bạn bè, người thân của ông Nhân để mua bán, thâu tóm cổ phiếu. Mục đích của việc này nhằm tăng tính thanh khoản, đẩy giá BII và TGG tăng cao nhằm thu lợi bất chính.
Theo cơ quan điều tra, ông Nhân đã thừa nhận hành vi thao túng thị trường chứng khoán với hai mã BII và TGG, thu lời bất chính hơn 153 tỷ đồng.
Sau ngày ông Nhân bị bắt, chỉ số VN-Index tràn ngập trong sắc đỏ và giảm hơn 1,05%, các chỉ số khác còn giảm mạnh như HNX-Index giảm 3,53%, UPCoM-Index giảm 1,42%.
Đà bán mạnh bắt đầu lan rộng hơn sang nhiều cổ phiếu cơ bản, chẳng hạn như NLG, CNG, KBC, PET, PVD, SAM, SZC,… đều giảm sàn.
Bên cạnh đó thì nhóm đầu cơ vẫn tiếp tục rơi tự do. Nhóm cổ phiếu Louis sau tin ông Đỗ Thành Nhân bị bắt đều đóng cửa trong giá sàn. Nhóm cổ phiếu nhà FLC cũng không khá hơn, đều rơi vào trạng thái trắng bên mua.
Nhìn lại sự việc ông Trịnh Văn Quyết, ông Đỗ Thành Nhân và các cộng sự bị bắt do hành vi thao túng chứng khoán không có tác động lan rộng trên toàn thị trường mà chỉ ảnh hưởng đến nhóm cổ phiếu liên quan.
Còn với sự việc Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát sau đây thì tác động mạnh đến toàn thị trường lan toả mạnh ra các nhóm ngành đầu tàu như ngân hàng, bất động sản, chứng khoán,… làm thị trường rơi khá sâu.
Vụ án Tân Hoàng Minh và sự tụt dốc của nhóm cổ phiếu liên quan đấu giá đất Thủ Thiêm
Ngày 5/4/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh và các tổ chức, đơn vị có liên quan; đồng thời, ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Đỗ Anh Dũng và 6 bị can đồng phạm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Cụ thể, Chủ tịch Đỗ Anh Dũng và các cá nhân tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có hành vi gian dối, sử dụng 3 công ty thành viên gồm Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt, Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Khách sạn Soleil, Công ty Cổ phần Cung điện Mùa Đông và các công ty liên quan, phát hành 9 đợt trái phiếu trái quy định pháp luật, tổng trị giá 10.300 tỷ đồng, để huy động tiền của nhà đầu tư nhưng không sử dụng vào các hoạt động kinh doanh theo hồ sơ phát hành trái phiếu.
Năm 2022, Chủ tịch Tân Hoàng Minh cũng gây xôn xao dư luận khi bỏ cọc đấu giá đất Thủ Thiêm. Cụ thể, ông Dũng đã tham gia đấu giá lô đất 3-12, khu chức năng số 3 trong khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức với mức giá 24.500 tỷ đồng (tính khoảng 2,4 tỷ đồng/m2). Tuy nhiên ông Dũng đã xin đơn phương chấm dứt hợp đồng với lý do “tránh gây ra sự xáo trộn trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và kinh tế”.
Sự việc này khiến các chỉ số của sàn chứng khoán trong nước chìm trong sắc đỏ ngay khi mở cửa phiên sáng vì tác động khá tiêu cực. Trong đó, nhóm cổ phiếu bất động sản, ngân hàng giảm khá mạnh, một số giảm kịch sàn do tâm lý lo ngại của giới đầu tư. Tuy nhiên về cuối phiên, VN-Index đã xanh trở lại.
Nhưng ảnh hưởng tiêu cực của sự việc này khá nặng nề lên các cổ phiếu nhóm ngành bất động sản có liên quan đến đấu giá đất Thủ Thiêm như CII, NBB, CEO, DIG, LDG,… chiết khấu đến 70-80% so với đỉnh.
Sự việc Vạn Thịnh Phát và sự đổ vỡ của cổ phiếu bất động sản, ngân hàng
Ngày 7/10/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, xảy ra tại CTCP Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan.
Cơ quan chức năng đồng thời ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” do có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái quy định của pháp luật.
Bộ Công an cũng khởi tố, bắt tạm giam các bị can: Trương Huệ Vân (Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor), Nguyễn Phương Hồng (trợ lý CTCP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và Hồ Bửu Phương (nguyên Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Tân Việt, nguyên Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính CTCP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát).
Liên quan đến vụ án lừa đảo trên, Bộ Công an đã khởi tố thêm 27 bị can. Kết quả điều tra ban đầu xác định các bị can đã có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái quy định của pháp luật để chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng của người dân trong thời gian năm 2018-2019.
Thời điểm sự việc diễn ra vào cuối tuần và báo chí khá kín tiếng nên đến mãi phiên 11/10, thông tin được sâu rộng theo đó ảnh hưởng mạnh kéo chứng khoán đỏ lửa khi VN-Index giảm mạnh đến 3,48%, HNX-Index giảm 4,82% còn UPCoM-Index cũng giảm 2,73%.
Nhóm ngân hàng, bất động sản giảm mạnh nhất trong phiên này và là nguyên nhân cho đà giảm sâu của thị trường. Nhiều cổ phiếu của các nhà băng đóng cửa giảm hết biên độ, điển hình như MSB, STB, SHB, LPB, MBB, TCB, TPB.
Tương tự, phần lớn các mã nằm sàn đều là các đại diện đến từ nhóm bất động sản bao gồm CEO, VPH, LDG, DIG, VRE, HQC, ITA, HDC, SCR, HDG, CII, NLG, DXG,... cũng như nhóm chứng khoán với 18 mã.
Cổ phiếu chứng khoán lao dốc theo thị trường chung, trong đó SSI, VND, HCM, VIX, FTS, CTS, ORS, BSI, AGR đều giảm kịch biên độ.

Chứng khoán đỏ lửa, VN-Index mất mốc 1.500 điểm

Động thái mới nhất của Nga khiến thị trường chứng khoán trong nước chìm trong sắc đỏ, VN-Index lao dốc gần 15 điểm trong phiên sáng.

Chứng khoán đỏ lửa, VN-Index mất mốc 1.500 điểm

Thị trường chứng khoán mở cửa phiên 24/2 tiếp tục chịu những áp lực đáng kể từ căng thẳng chính trị tại Ukraine. VN-Index nhanh chóng chìm trong sắc đỏ.

Thị trường bất ngờ chỉnh mạnh sau thông tin Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ mở chiến dịch quân sự ở miền Đông Ukraine và yêu cầu quân đội nước này hãy buông bỏ vũ khí đi về nhà.

Chứng khoán rơi vào "bão lửa": Nhà đầu tư nên làm gì?

Tâm lý hoang mang đang bao trùm thị trường chứng khoán khi VN-Index trải qua "ngày thứ Hai đen tối" và chỉ số giảm sâu nhất trong hơn một năm trở lại.

Chứng khoán rơi vào "bão lửa": Nhà đầu tư nên làm gì?

Chia sẻ với VTC News, chuyên gia chứng khoán Hoàng Việt Cường cho rằng tâm lý chán nản của nhà đầu tư, kết hợp với thông tin tiêu cực từ chứng khoán thế giới dẫn đến hành động bán tháo là những nguyên nhân chính kéo thị trường chứng khoán lao dốc. Trong bối cảnh hiện tại, nhà đầu tư nên ưu tiên quản trị rủi ro, bảo vệ tài sản, không tham lam “bắt đáy” bằng mọi giá và hạn chế sử dụng margin.

“Thị trường tăng mạnh, giảm sâu là bình thường. Nhà đầu tư cần bình tĩnh, tránh bị cuốn vào các tin đồn tiêu cực. Không vội vàng bán tháo hay "dò đáy bắt dao rơi". Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn có thể chọn lọc mua vào cổ phiếu có triển vọng dài hạn, chờ các chỉ số hồi phục, nhưng nên ưu tiên quản trị rủi ro”, ông Cường nói.

Bộ Tài chính: Giám sát chặt tổ chức kinh doanh chứng khoán

Bộ Tài chính chỉ đạo các đơn vị giám sát chặt chẽ công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán, doanh nghiệp kiểm toán để đảm bảo kỷ luật trên thị trường.

Bộ Tài chính: Giám sát chặt tổ chức kinh doanh chứng khoán

Bộ Tài chính chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các đơn vị chức năng nghiên cứu và triển khai kịp thời các giải pháp để hỗ trợ thị trường chứng khoán ổn định. Đồng thời, Bộ cũng chỉ đạo các đơn vị giám sát chặt chẽ, triển khai các kế hoạch thanh, kiểm tra các công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán, doanh nghiệp kiểm toán để đảm bảo kỷ cương, kỷ luật trên thị trường.

Bộ Tài chính cho biết, sẽ khẩn trương thực hiện và rà soát vướng mắc, bất cập quy định pháp luật chứng khoán, từ Luật Chứng khoán tới các văn bản hướng dẫn; đồng thời, tiếp tục triển khai Đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán theo đúng kế hoạch, cũng như triển khai Chiến lượng phát triển thị trường chứng khoán 2021 – 2030 khi được Chính phủ phê duyệt,…

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.