Những vụ di sản 'khoác áo mới' sau trùng tu xôn xao dư luận

Trong thời gian gần đây, nhiều di tích lịch sử nổi tiếng ở các địa phương khác nhau của Việt Nam đã gây xôn xao dư luận khi khoác lên mình lớp sơn mới khi được trùng tu.

Nhiều người cho rằng việc trùng tu như vậy đã làm mất vẻ cổ kính vốn có của di tích. Trước sự quan tâm của dư luận, các cơ quan chức năng đã đưa ra lời giải thích về hoạt động trùng tu liên quan đến các di tích này.
Nhà thờ Lớn ở Hà Nội
Đầu tháng 4/2022, nhiều người di chuyển qua khu vực quanh nhà thờ Lớn (Hoàn Kiếm - Hà Nội) đã bất ngờ khi toàn bộ diện mạo xưa cũ, phủ đầy rêu phong của công trình này đã được thay bằng màu sơn mới. Dáng vẻ mới mẻ của nhà thờ nổi tiếng bậc nhất khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên. Trên mạng xã hội xuất hiện các luồng ý kiến trái ngược, trong đó nhiều người cho rằng nhà thờ đã mất đi sắc màu thời gian, không còn mang dáng dấp của một công trình gần 150 tuổi.
Nhung vu di san 'khoac ao moi' sau trung tu xon xao du luan
Diện mạo mới của nhà thờ Lớn khi đang được trùng tu. Ảnh: Vietnamnet.
Trả lời báo chí, ông An-tôn Nguyễn Văn Thắng - linh mục Chính xứ Nhà thờ chính tòa Hà Nội (nhà thờ Lớn) - cho biết, hầu hết người dân đã hiểu lầm. Vào thời điểm đó, lớp sơn màu xám đậm bên ngoài mới chỉ là lớp sơn thứ hai chứ chưa phải lớp hoàn thiện. “Khi nhà thờ tháo giàn giáo, nhiều người nghĩ là việc tu sửa đã hoàn thành. Thực tế màu hiện tại mọi người nhìn thấy mới chỉ là nước sơn bả, sơn chống thấm. Cần phải đến lớp sơn thứ 4 là lớp sơn vẽ giả cổ thì công trình mới thực sự hoàn thiện”, vị linh mục cho hay.
Ngoài lớp sơn mới bên ngoài, bên trong nhà thờ cũng được tu sửa các hạng mục đã xuống cấp như: xử lý phần trần bong tróc, sơn lại các chi tiết trang trí, trát lại những chỗ bị mối mục, làm lại hệ thống chuông tự động, phục chế lại đồng hồ…
Nhà thờ Lớn trước trùng tu. Ảnh: Quốc Lê.
Nhà thờ Lớn trước trùng tu. Ảnh: Quốc Lê.
Ngược dòng thời gian, nhà thờ Lớn được khánh thành năm 1887 với tên gọi chính thức là nhà thờ Thánh Giuse (Saint Joseph). Gọi là nhà thờ Lớn vì đây là công trình Công giáo lớn nhất ở Hà Nội. Nhà thờ có chiều dài 64,5 mét, chiều rộng 20,5 mét, hai tháp chuông cao 31,5 mét với những trụ đá to nặng bốn góc, trên đỉnh là cây thánh giá bằng đá. Đến nay, nhà thờ Lớn Hà Nội vẫn được sử dụng làm nơi hành lễ của giáo dân Giáo xứ Chính tòa và Tổng giáo phận Hà Nội.
Dinh Hoàng A Tưởng ở Bắc Hà, Lào Cai
Tọa lạc ở thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, dinh Hoàng A Tưởng là một trong những dinh thự cổ nổi tiếng nhất Việt Nam. Vào những ngày cuối tháng 3/2024, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều ý kiến tranh cãi quanh lớp sơn mới màu vàng tươi được phủ lên mặt trước công trình này. Trước khi sơn mới, bề mặt dinh Hoàng A Tưởng được sơn màu vàng nhạt với một số chi tiết màu xanh và đỏ, nhiều chỗ bong tróc loang lổ rêu phong. Một số người cho rằng màu sơn mới không phù hợp, làm hỏng nét cổ kính hay màu nguyên bản của công trình.
Nhung vu di san 'khoac ao moi' sau trung tu xon xao du luan-Hinh-3
Phối cảnh dự kiến của dinh Hoàng A Tưởng sau khi trùng tu hoàn tất vào cuối năm 2024. Ảnh: VOV.
Phản hồi trước các ý kiến của dư luận, ông Hà Văn Thắng - Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Lào Cai - cho biết, những gì mọi người đang mang ra so sánh thực chất là kết quả của lần trùng tu cách đây 17 năm. “Năm 2007 khi sơn lại cũng có rất nhiều dư luận khác nhau, nhưng đến bây giờ thì nó lại trở thành cổ kính, nhìn quen mắt rồi lại thấy đẹp. Thường mọi người thích vẻ bề ngoài rêu phong, song chính điều đó có thể ảnh hưởng đến kết cấu công trình”, ông Hà Văn Thắng nói trên báo VOV.
Theo ông Thắng, rất khó để xác định màu nguyên bản của dinh Hoàng A Tưởng vì toàn bộ ảnh tư liệu lưu giữ được của công trình hơn 100 năm tuổi này đều chỉ có 2 màu đen trắng. “Do không có thiết kế gốc nên Sở đã mời các chuyên gia hàng đầu tới khảo sát, nghiên cứu, tham chiếu vào những công trình kiến trúc cùng thời những năm 1920 để tư vấn phương án”, ông Thắng chia sẻ.
Dinh Hoàng A Tưởng trước đợt trùng tu 2024. Ảnh: Quốc Lê.
Dinh Hoàng A Tưởng trước đợt trùng tu 2024. Ảnh: Quốc Lê.
Theo các tư liệu lịch sử, dinh Hoàng A Tưởng được khởi công năm 1914 theo thiết kế và sự giám sát trực tiếp của hai kiến trúc sư người Pháp và Trung Quốc. Đến năm 1921 công trình mới hoàn thành. Chủ nhân của dinh Hoàng A Tưởng là cha con Hoàng Yến Chao – Hoàng A Tưởng, những thổ ti người dân tộc Tày cai trị xứ Bắc Hà vào đầu thế kỷ 20. Vào thời kỳ hoàng kim của Hoàng A Tưởng, tòa dinh thự luôn có hai trung đội vũ trang bảo vệ cẩn mật. Sau năm 1945, ách cai trị của họ Hoàng ở Bắc Hà chấm dứt, nhưng dinh Hoàng A Tưởng vẫn được giữ lại và bảo tồn khá nguyên vẹn cho đến nay.
Chùa Cầu ở Hội An, Quảng Nam
Sau gần hai năm được che chắn để thực hiện công tác trùng tu, Chùa Cầu – di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng của Hội An, Quảng Nam – đã lộ diện cách đây ít ngày. Tuy nhiên, diện mạo mới của công trình đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều từ cộng đồng. Nhiều người bày tỏ lo ngại rằng vẻ đẹp cổ kính, rêu phong đặc trưng của Chùa Cầu – biểu tượng của đô thị cổ Hội An – đã bị thay thế bởi một hình ảnh mới mẻ, không còn giữ được nét đặc trưng vốn có.
Diện mạo mới của Chùa Cầu. Ảnh: Tiền Phong.
Diện mạo mới của Chùa Cầu. Ảnh: Tiền Phong.
Trước những ý kiến này, ông Trần Đình Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), khẳng định rằng quá trình trùng tu đã được thẩm định kỹ lưỡng bởi các cơ quan chức năng. Ông Thành giải thích: "Dự án đã được lên kế hoạch từ 7-8 năm trước và chỉ mới được thực hiện khoảng 2 năm trở lại đây. Mọi quyết định về màu sắc và kiến trúc đều dựa trên các nghiên cứu kỹ lưỡng, nhằm bảo đảm tính nguyên gốc của di tích theo quy định của Luật Di sản văn hóa".
Ông Phạm Phú Ngọc, Giám đốc Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An, cho biết: "Việc tu bổ Chùa Cầu được thực hiện như một cuộc 'giải phẫu - chữa bệnh', đòi hỏi sự cẩn trọng và tỉ mỉ từ khâu chuẩn bị dự án đến các giải pháp kỹ thuật. Chúng tôi đã giữ nguyên màu sắc của các cấu kiện gỗ, không sơn vẽ thêm gì để giữ lại tính nguyên bản của di tích".
Được biết, ngoài việc sơn mới, việc tu bổ Chùa Cầu lần này bao gồm sửa chữa hệ nền, móng, mố, trụ cầu, khung gỗ, mái, và hệ thống điện.
Chùa Cầu trước khi được trùng tu. Ảnh: Quốc Lê.
Chùa Cầu trước khi được trùng tu. Ảnh: Quốc Lê.
Nằm ở trung tâm khu đô thị cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam, Chùa Cầu Hội An, còn có tên gọi Cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều là công trình kiến trúc độc đáo và nổi tiếng bậc nhất của Di sản thế giới này. Theo các tài liệu lịch sử, cầu được các thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, nên đôi khi người ta còn gọi là cầu Nhật Bản.

9 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới tại Việt Nam

Đến nay, Việt Nam đã có 9 di sản được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên và Văn hóa Thế giới, trong đó có 5 Di sản Văn hóa, 3 Di sản Thiên nhiên và 1 Di sản Hỗn hợp.

9 Di san Van hoa va Thien nhien The gioi tai Viet Nam

Vịnh Hạ Long. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Vào hồi 17 giờ 39 phút giờ địa phương (tức 21 giờ 39 phút ngày 16/9 giờ Việt Nam), tại thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, Kỳ họp lần thứ 45 của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO đã thông qua hồ sơ đề cử, công nhận Quần thể Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà (thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng) là Di sản Thiên nhiên Thế giới. 

Công nhận thêm hơn 30 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã kí quyết định công bố danh mục hơn 30 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở khắp 3 miền Bắc - Trung - Nam.

Đây sẽ là cơ hội để các địa phương nâng tầm giá trị di sản, giúp đồng bào có thêm động lực, "biến di sản thành tài sản", vừa bảo tồn, phát huy giá trị di sản, phát triển sản phẩm du lịch...
Cong nhan them hon 30 di san van hoa phi vat the quoc gia
Vovinam - Việt Võ Đạo được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: TTXVN phát 

Đọc nhiều nhất

Tin mới