Những vụ án nhiễm độc thủy ngân kinh hoàng trong lịch sử

Những nhà giả kim  đều mắc những chứng bệnh  nhiễm độc thủy ngân như ảo giác, ám ảnh, cơ thể suy nhược và chết một cách bí hiểm.

Hàng ngàn năm trước con người đã biết đến thủy ngân. Thời kỳ đó, người Trung Hoa, Ấn Độ cho rằng thủy ngân là một loại thần dược giúp con người trường sinh bất lão, chữa lành vết thương và duy trì sức khỏe.
Người La Mã sử dụng thứ chất lỏng lấp lánh này để chế ra các loại mỹ phẩm. Vì thế, thủy ngân đã có “cơ hội” trở thành thủ phạm của những vụ án nghiêm trọng.
“Nước bạc” thời cổ đại
Với tính chất lỏng và có ánh kim, thủy ngân đã được một thầy thuốc người Hy Lạp đặt cho cái tên “nước bạc”. Theo tiếng Latinh, kim loại này có tên là hydrargyrum. Ở châu Âu, nó lại được lấy theo tên của một vị thần La Mã - thần Mercury.
Trong nhiều tài liệu cổ, người ta đã đề cập đến tác dụng chữa bệnh của thủy ngân. Các thầy thuốc thời xưa mô tả cách họ điều trị bệnh nhân bị xoắn ruột bằng cách rót một lượng thủy ngân chừng hơn 200g vào dạ dày người bệnh. Họ cho rằng “nước bạc” nặng và linh động sẽ luồn lách trong ruột để nắn lại các đoạn ruột bị xoắn. Hậu quả của cách chữa bệnh theo cảm tính này thế nào, chúng ta đã biết.
Hàng thế kỷ sau đó, thủy ngân vẫn được “trọng dụng” để chữa bệnh. Thủy ngân sử dụng để điều trị bệnh giang mai vào thế kỷ 16, trước khi có các chất kháng sinh. Trong suốt thế kỷ 19, loại thần dược có tên là “Blue mass” là một dạng thuốc viên thành phần chính là thủy ngân, đã được các thầy thuốc dùng để điều trị các bệnh như táo bón, trầm cảm, đau răng và thậm chí dùng trong việc sinh nở. Cho đến đầu thế kỷ 20, thủy ngân được cấp phát cho trẻ em hằng năm như là thuốc nhuận tràng và tẩy giun.
Những vụ án kinh hoàng
Việc sử dụng thủy ngân sai trong quá khứ đã dẫn đến những hậu quả khôn lường. Những nạn nhân đầu tiên có lẽ là các nhà giả kim thuật.
Từ thời cổ đại, các nhà giả kim thuật đã biết sử dụng thủy ngân để chế ra một số kim loại khác, đặc biệt là vàng. Trong những “phòng thí nghiệm” sơ sài, các nhà giả kim Trung Hoa, Ai Cập, Ả Rập ngày đêm “chung sống” với thứ chất lỏng kỳ lạ để mong tìm được “bí quyết” chế ra vàng. Họ không biết rằng, hơi thủy ngân đã xâm nhập đường hô hấp, ngấm qua da... vào cơ thể họ. Hậu quả cuối cùng, họ đều mắc những chứng bệnh nhiễm độc thủy ngân như ảo giác, ám ảnh, cơ thể suy nhược và chết một cách bí hiểm.
Trong những tài liệu cổ xưa, các thầy thuốc sử dụng thủy ngân để điều trị cho những bệnh nhân bị xoắn ruột. Theo đó, các thầy thuốc cho một lượng thủy ngân khoảng hơn 200 gam vào dạ dày người bệnh. Họ cho rằng thủy ngân nặng và linh động sẽ luồn lách trong ruột để "làm thẳng" lại các đoạn ruột bị xoắn. Tuy nhiên, những tài liệu này không ghi rõ tác dụng của cách chữa trị này hiệu quả thế nào.
Nhung vu an nhiem doc thuy ngan kinh hoang trong lich su
Tần Thủy Hoàng được cho là dùng thủy ngân để trường sinh bất lão. 
Thủy ngân không chỉ được sử dụng trong chữa bệnh mà còn được dùng làm phương thuốc trường sinh bất lão của các bậc đế vương thời xưa. Trong đó, trường hợp nổi tiếng nhất là hoàng đế Tần Thủy Hoàng. Một truyền thuyết kể rằng, với ước vọng trường sinh, Tần Thủy Hoàng có thể đã uống một loại "linh đan" có chứa thủy ngân mỗi ngày. Phương thuốc trường sinh này bào chế theo đơn của các đạo sĩ. Điều này đã khiến Tần Thủy Hoàng chết từ từ vì nhiễm độc thủy ngân.
Sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời năm 210, vị hoàng đế quyền lực của Trung Quốc được chôn cất trong một ngôi mộ rất nguy nga dưới lòng đất. Khi khai quật lăng mộ của Tần Thủy Hoàng, các chuyên gia tìm thấy khoảng 8.000 chiến binh, thê thiếp, người hầu được nung bằng đất sét cùng nhiều hiện vật giá trị. Trong đó, điều kỳ lạ nhất là kết quả xét nghiệm mẫu đất xung quanh khu vực ngôi mộ của Tần Thủy Hoàng cho thấy đất ở khu vực đó có nồng độ thủy ngân rất cao.
Theo những tác phẩm cổ xưa, Tần Thủy Hoàng có các con sông thủy ngân lỏng bao quanh. Theo quan niệm của người Trung Quốc, dòng sông thủy ngân có thể ban cho ai đó một sự sống bất tử. Theo một số chuyên gia, có lẽ do niềm tin mù quáng vào sự trường sinh bất lão nên Tần Thủy Hoàng đã nuốt thủy ngân để được trường sinh. Tuy nhiên, đến cuối cùng vị hoàng đế này băng hà năm 49 tuổi.
Công trình mạ mái vòm nhà thờ Isaac ở Petecbua (Nga) đã cướp đi hàng chục sinh mạng người thợ. Vì thủy ngân có khả năng hòa tan nhiều kim loại, tạo thành các “hỗn hống” (amalgam), người ta đã đem hơn 100kg vàng nguyên chất, hòa tan trong thủy ngân thành hỗn hống, sau đó đem tráng lên những tấm đồng đường kính lớn hàng chục mét. Sau đó đem các tấm đồng này nung nóng trên những cái lò đặc biệt cho đến khi thủy ngân bốc hơi hết và để lại một lớp vàng rất mỏng trên tấm đồng.
Những người thợ làm vòm nhà thờ khi đó dù được trang bị bảo hộ bằng quần áo lao động và che mặt bằng một tấm kính để chống hơi độc và sức nóng. Song, những điều đó cũng không ngăn được thứ hơi độc chết người màu xanh nhạt xâm nhập cơ thể họ. Tất cả hơn 10 người thợ đã chết vì những căn bệnh bí hiểm mà không ai biết thủ phạm. Thời đó, người ta đã thêu dệt nên những câu chuyện liên quan đến ma quỷ trong vụ án này.
Những cơn điên loạn và cái chết của vị Sa hoàng Ivan IV Vasilyevich (1530 - 1564) là một bí ẩn mà gần đây mới được giải mã. Các tài liệu ghi lại ông vua này có một sức khỏe bình thường, nhưng sau đó mắc chứng bệnh kỳ lạ, thỉnh thoảng lên cơn điên loạn. Trong một cơn cuồng nộ như thế, ông ta đã giết chết chính con trai của mình. Ông ta thường xuyên bị ám ảnh bởi những ảo giác, luôn nghi ngờ xung quanh và lúc nào cũng run sợ vì cho rằng tai họa đang rình rập xung quanh. Khi đó người ta cho rằng ông bị quỷ ám. Nhưng việc khai quật hài cốt của ông do các nhà khoa học tiến hành sau này đã cho thấy thủ phạm chính là thủy ngân. Nguyên nhân là do ông bị mắc chứng đau nhức xương, ông được các ngự y kê đơn cho sử dụng nhiều loại thuốc mỡ chứa thủy ngân trong một thời gian dài. Ông đã bị ngộ độc do một lượng lớn thủy ngân ngấm vào cơ thể. Xét nghiệm cho thấy hàm lượng thủy ngân trong xương của nhà vua rất cao.
Các nhà sử học từng nghiên cứu các kho lưu trữ của thế kỷ XVII đã khẳng định, sự nhiễm độc thủy ngân cũng là nguyên nhân gây nên cái chết của vua Carl (Charles) II thuộc triều đại Stuart ở nước Anh. Vì quá say mê những ý tưởng giả kim thuật, nhà vua đã trang bị một phòng thí nghiệm trong cung đình; tại đó, ông ta đã sử dụng tất cả thời gian rỗi để nung thủy ngân. Các nhà bác học đã tìm được những tài liệu, trong đó mô tả các triệu chứng bệnh tật của Carl II như tính cáu gắt, chứng co giật, bệnh niệu độc (bệnh đái ra các chất độc) kinh niên. Các bệnh này do tác động lâu dài của hơi thủy ngân gây ra. Mặc dầu các vị ngự y đã thử dùng đủ mọi phương thuốc hiệu nghiệm nhất của y học thời bấy giờ: hút máu, uống ký ninh nhưng vẫn không thể cứu được nhà vua.
Đến tận thế kỷ 20, thủy ngân vẫn gây những vụ án kinh hoàng tại nhiều nơi. Tại Nhật Bản - đất nước có nền công nghiệp phát triển cũng đã từng chấn động do thảm họa thủy ngân, mà người ta hay gọi là thảm họa Minamata.
Vào đầu những năm 1950, nhiều người dân ở khu vực Minamata - một khu vực chuyên về đánh bắt thủy sản ở phía Nam Nhật Bản bị mắc những chứng bệnh lạ như run rẩy chân tay, bại liệt, mất trí nhớ, một số trường hợp bị tử vong. Các nhà chức trách phát hiện ra chất thải công nghiệp có chứa thủy ngân của công ty sản xuất hóa chất Chisso đã làm cho các loài hải sản vùng biển này bị nhiễm thủy ngân. Người dân ở đây đánh bắt và sử dụng các loại hải sản đó và bị nhiễm độc thủy ngân. Khoảng trên 3.000 người đã có những khuyết tật nào đó hay có triệu chứng ngộ độc thủy ngân nặng nề hoặc đã chết vì ngộ độc.
Năm 1965, một vụ nhiễm độc trên diện rộng ở Nigata cũng xảy ra tương tự như ở Minamata và thủ phạm là chất thải chứa thủy ngân của một công ty khai khoáng trên địa bàn. Năm 2001, có khoảng 1.700 trong số 2.200 người bị chết vì bị ảnh hưởng bởi độc chất từ nhà máy hóa chất ở miền Nam Nhật Bản, là do bị ngộ độc vì ăn cá ở địa phương.
Một quan chức Nhật Bản cho biết thịt cá voi và cá heo cung cấp cho các buổi ăn trưa tại những trường học trên toàn nước này đã nhiễm một lượng thủy ngân vượt quá xa tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế.
Ngày nay, với tốc độ phát triển của các nền công nghiệp hiện đại, người ta càng lo ngại đến nguy cơ nhiễm độc thủy ngân. Tuy vậy, cũng phải đánh giá một cách công bằng. Thủy ngân chính là một “người bạn” thuộc dạng lâu năm nhất của con người và mang lại nhiều lợi ích nếu biết sử dụng đúng đắn.
Thủy ngân là tác nhân chủ yếu trong nhiều khí cụ vật lý: áp kế kỹ thuật, khí áp kế, bơm chân không. Nhiệt kế thủy ngân là một trong những thiết bị phổ dụng nhất trên thế giới. Đèn thủy ngân - thạch anh tạo ra bức xạ tử ngoại rất mạnh được sử dụng rộng rãi trong y học và trong công nghiệp hóa học...
Mời quý độc giả xem video về bệnh ung thư:

Giật mình sự kiện khủng khiếp ở Nhật sau vụ cá chết hàng loạt

Một sự kiện tương tự như hiện tượng cá chết hàng loạt ở Việt Nam từng xảy ra ở Nhật Bản đã gây ra một căn bệnh ngộ độc thủy ngân.

Công ty hóa chất đã đổ chất thải nhà máy chưa được xử lý vào biển Shiranui ở vịnh Minamata, gây ngộ độc thủy ngân cho các cư dân địa phương và gây ra căn bệnh được gọi là bệnh Minamata sau khi ăn một lượng lớn cá và sò trong vùng biển bị ô nhiễm nặng.

Thảm họa “vịnh thủy ngân” Minamata

Thảm họa "vịnh thủy ngân" Minamata ở Nhật Bản xảy ra cách đây 60 năm đã khiến hàng chục nghìn người ở Minamata nhiễm bệnh.

Một nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở miền Trung Việt Nam được phỏng đoán là do hóa chất cực độc. Thảm họa môi trường này khiến người ta nhớ lại thảm họa vịnh thủy ngân Minamata ở Nhật Bản cách đây 60 năm.
Năm 1956, thủy ngân trong nước thải của nhà máy hóa chất khiến cá bị nhiễm độc và hàng chục nghìn người Nhật Bản ở Minamata nhiễm bệnh.

Đọc nhiều nhất

Tin mới