Những viên đá kỳ lạ giá 7 xu, nhưng lại là di vật quốc gia

Những người nông dân đã nô nức bán những viên đá kỳ lạ với giá 7 xu. Tuy nhiên điều này đã khiến các chuyên gia nổi giận vì xâm phạm đến di vật văn hóa.

Nhung vien da ky la gia 7 xu, nhung lai la di vat quoc gia
 Chu Thiên Nghĩa, một nông dân làng Hồng Trại Tử nằm gần núi Thanh Long, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đã tìm thấy những "viên đá" tròn với nhiều kích cỡ khác nhau, trên đó có một số họa tiết kỳ dị khi đang cuốc đất trên núi. 
Nhung vien da ky la gia 7 xu, nhung lai la di vat quoc gia-Hinh-2
Tuy nhiên do không biết đó là thứ đá gì nên Chu Thiên Nghĩa điềm nhiên vứt chúng sang một bên. Sau đó các thương lái kéo đến Hồng Trại Tử mua cam.
Nhung vien da ky la gia 7 xu, nhung lai la di vat quoc gia-Hinh-3

Một trong số những người buôn hoa quả vô tình nhìn thấy những "viên đá" kỳ lạ này ở bên đường và hơi nghi ngờ. Họ ngỏ ý xin ông Chu 2 viên và ông vui vẻ đồng ý. 

Nhung vien da ky la gia 7 xu, nhung lai la di vat quoc gia-Hinh-4

Vài tháng sau, những người bán cam lại đến làng, nhưng lần này họ không muốn mua cam. Thứ họ muốn là mua những viên đá kỳ lạ kia với giá 7 xu một viên vì nó rất đẹp, có thể rải trong vườn.

Nhung vien da ky la gia 7 xu, nhung lai la di vat quoc gia-Hinh-5

Lão Chu ngay lập tức đồng ý, ông cảm thấy đó chỉ là một viên đá bình thường. Vào thời điểm đó, 7 xu với người nông dân là cả một số tiền lớn. Vì vậy dân làng khi nghe tin đã bỏ ruộng sang một bên, vác cuốc đào "đá" trên núi.

Nhung vien da ky la gia 7 xu, nhung lai la di vat quoc gia-Hinh-6

Sau hơn 2 năm, "đá" trong làng liên tục được vận chuyển ra bên ngoài. Cho đến năm 1995, các chuyên gia của phòng văn hóa quận đã đến vùng nông thôn để điều tra và tìm thấy những "hòn đá" kỳ lạ này trong nhà của người dân.

Nhung vien da ky la gia 7 xu, nhung lai la di vat quoc gia-Hinh-7

Đến lúc đó họ mới thực sự biết đây không phải là những viên đá kỳ lạ này là hóa thạch trứng khủng long từ xa xưa. Có thể nói, chúng là di vật văn hóa cấp quốc gia. Các chuyên gia rất phẫn nộ với việc làm của người dân làng. 

Nhung vien da ky la gia 7 xu, nhung lai la di vat quoc gia-Hinh-8

Cục Văn hóa đã cử một nhóm chuyên gia tiến hành một cuộc khảo sát trên núi Thanh Long. Kết quả, họ đã tìm thấy rất nhiều hóa thạch trứng khủng long khổng lồ ẩn trong ngọn núi này.

Nhung vien da ky la gia 7 xu, nhung lai la di vat quoc gia-Hinh-9
 Những hóa thạch này đã hơn 100 triệu năm tuổi. Tổng cộng có 38 cụm hố hóa thạch trứng khủng long được phát hiện, và mỗi hố chứa khoảng 20 quả trứng.
Nhung vien da ky la gia 7 xu, nhung lai la di vat quoc gia-Hinh-10
 Theo tiết lộ, những hóa thạch trứng khủng long này đã được bán ở với giá hàng chục nghìn thậm chí hàng trăm nghìn USD.
Nhung vien da ky la gia 7 xu, nhung lai la di vat quoc gia-Hinh-11
 Tuy nhiên đây là hành vi bị cấm vì xâm phạm đến di vật văn hóa quan trọng của nhân loại.
Nhung vien da ky la gia 7 xu, nhung lai la di vat quoc gia-Hinh-12
 Sự thiếu hiểu biết của những người nông dân ở làng Hồng Trại Tử đã khiến các hóa thạch đã bị thất lạc nghiêm trọng.

Mời các bạn xem video: Argentina: Phát hiện hóa thạch loài khủng long mới. Nguồn: THĐT.

Cổ vật 5.000 tuổi có 'chữ ký đầu tiên' của nhân loại

(VietnamDaily) - Cổ vật 5.000 tuổi được làm từ đất sét mô tả chi tiết công thức làm bia được khai quật tại thành phố cổ Uruk, ở miền nam Iraq ngày nay.  Đáng chú ý là trên tấm bia có "chữ ký đầu tiên" của nhân loại.

Soi co vat 5.000 tuoi co “chu ky dau tien” cua nhan loai
 Trong cuộc khai quật tại thành phố cổ Uruk, ở miền nam Iraq ngày nay, các nhà khảo cổ tìm thấy một cổ vật 5.000 tuổi. Đó là tấm bia bằng đất sét.

Văn hóa cổ thời Đồng Đậu và Gò Mun còn sót lại vật chứng gì?

Thuộc thời đại tiền Hùng Vương, văn hóa Đồng Đậu và văn hóa Gò Mun là những nền văn hóa đặc sắc góp phần tạo tiền đề cho sự ra đời nhà nước sơ khai của người Việt cổ.

Van hoa co thoi Dong Dau va Go Mun con sot lai vat chung gi?
 Nồi và vò bằng gốm của cư dân nền văn hóa Đồng Đậu, hiện vật của Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Văn hoá Đồng Đậu là nền văn hóa thuộc thời trung kỳ đồ đồng ở Việt Nam, cách ngày nay 3.500 - 3.000 năm. 

Tin mới