Những tục lệ tình dục có một không hai trên thế giới

Trên thế giới vẫn còn những tục lệ tình dục chẳng giống ai, điển hình như tục cưới tạm, cấm “yêu bằng miệng”, phụ nữ "cưỡng hiếp" đàn ông, đám cưới thần thánh…

Trên thế giới vẫn còn những tục lệ tình dục chẳng giống ai, điển hình như tục cưới tạm, cấm “yêu bằng miệng”, phụ nữ "cưỡng hiếp" đàn ông, đám cưới thần thánh…
Nhung tuc le tinh duc co mot khong hai tren the gioi
 
Cấm “yêu bằng miệng” ở Rumani
Mặc dù là một nước châu Âu tiên tiến nhưng ở Rumani, việc “yêu bằng miệng” (oral sex) bị cho là hành động tội lỗi, xấu xa và chỉ có gái làng chơi mới làm những việc này.
Cấm quan hệ theo một số tư thế nhất định
Các quốc gia Hồi giáo luôn có những quan niệm về tình dục vô cùng khắt khe. Chẳng hạn, hai người yêu nhau chỉ được quan hệ ở một số tư thế nhất định và không được phép thử nghiệm tư thế mới. Đặc biệt, những cặp đôi không được phép quan hệ nếu đầu hoặc bộ phận sinh dục hướng về phía… thánh địa Mecca.
Tục cưới tạm ở các quốc gia Hồi giáo
Nhung tuc le tinh duc co mot khong hai tren the gioi-Hinh-2
 
Nhưng tại một số quốc gia Hồi giáo khác như Iran, quan điểm lại có phần dễ chịu hơn. Những người yêu nhau có thể quan hệ tình dục trước hôn nhân. Họ phải trả một khoản tiền không đáng kể để tổ chức một nghi lễ tạm thời và ký một tờ giấy chứng nhận “cưới tạm” trong một khoảng thời gian. Suốt thời gian được ký kết trong giấy đó, họ được quyền quan hệ thoải mái mà chẳng phải chịu bất cứ một phán xét nào.
Đám cưới thần thánh ở bộ tộc Pagan, Australia
Đây là một trong những nghi lễ quan trọng nhất của người dân thuộc bộ tộc Pagan, được tổ chức vào ngày 1.5. Vào dịp này, người trong bộ tộc thực hiện nghi lễ ném một con dao (tượng trưng cho dương vật của đàn ông) vào trong một chiếc chén hay vạc, tượng trưng cho tử cung của phụ nữ.
Cũng vào dịp này, thày tư tế cao nhất phải… quan hệ với nữ tư tế của dân tộc, đại diện cho sự giao hòa giữa nam thần và nữ thần bảo trợ ngôi làng.
Ngày hội Pon ở Java, Indonesia
Người dân thuộc một bộ tộc ở Indonesia sẽ hướng tới ngọn núi thiêng ở Java để làm lễ 7 lần trong một năm. Những người tham dự lễ hội phải quan hệ với nhau ngay trên núi vào đêm hành lễ. Quan trọng hơn là người mà họ quan hệ không được là chồng hay vợ của mình và trong cả 7 lần lễ, họ chỉ được quan hệ với người mà họ đã chọn trong lần đầu.
Tìm người làm chứng khi quan hệ trong đêm động phòng ở Colombia
Trong phong tục truyền thống của người Colombia thì đêm động phòng phải được thực hiện dưới sự chứng kiến của mẹ cô dâu.
Theo quan niệm của người Colombia thì sự giám sát của người mẹ là rất hữu ích khi vợ chồng trẻ chưa có kinh nghiệm trong tình ái. Người mẹ sẽ ngồi quan sát hai vợ chồng trong đêm tân hôn. Và bà sẽ lập tức đưa ra những chỉ dẫn cần thiết cho đôi uyên ương nếu như cách họ hành động còn vụng về. Có như thế, mối quan hệ giữa hai vợ chồng sẽ được gắn bó chặt chẽ hơn bởi sự đồng điệu trong quan hệ tình dục. Điều này, theo người Colombia, sẽ giúp mối quan hệ vợ chồng được bền chặt và duy trì lâu hơn.
Phụ nữ "cưỡng hiếp" đàn ông trong lễ hội khoai tây ở quần đảo Kiriwina
Tại quần đảo Kiriwina thuộc khu vực Thái Bình Dương, trong thời gian diễn ra lễ hội khoai tây dành cho phụ nữ tộc người Katuma, những người đàn ông trên đảo đều nhận được lời cảnh báo rằng họ có thể gặp nguy hiểm. Bởi nếu người đàn ông nào chọc giận phụ nữ ở đây thì họ sẽ cưỡng hiếp anh ta.
Sau khi chồng chết phải cắt "của quý" đeo lên cổ ở Tasmania
Tại một số vùng đất xa xôi của đất nước Tasmania vẫn còn giữ tập tục các quả phụ sẽ phải cắt "cậu nhỏ" của người chồng quá cố, đem phơi khô rồi đeo miết trên cổ như một lá bùa hộ mệnh, cho tới khi tìm được người đàn ông mới để kết hôn. Với chiếc vòng cổ đặc biệt này, quả phụ chỉ được phép nhìn ngắm mà thôi.
Theo quan điểm của những người phụ nữ này, đó là chiếc bùa hộ mệnh và chỉ tháo ra khi tìm được người đàn ông mới cho đời mình.

10 tục lệ cưới xin lạ đời ở nước Mỹ

(Kiến Thức) - Giẫm lên ly rượu, ném gạo vào người cô dâu chú rể,... là một số tục lệ cưới xin lạ đời ở nước Mỹ.

10 tuc le cuoi xin la doi o nuoc My
 Chú rể sẽ phải bế cô dâu qua ngưỡng cửa trong ngày cưới. Đây là một trong những tục lệ cưới xin ở Mỹ. Nếu chú rể chẳng may trượt chân thì cuộc hôn nhân của họ được cho là sẽ không gặp may mắn. Ngược lại, họ sẽ có cuộc sống hạnh phúc đến khi đầu bạc răng long.
10 tuc le cuoi xin la doi o nuoc My-Hinh-2
 Tại lễ đường tổ chức đám cưới có hai khu vực: khu bên trái thường dành cho gia đình, bạn bè của cô dâu còn phía phải thường dành cho gia đình và bạn bè của chú rể.
10 tuc le cuoi xin la doi o nuoc My-Hinh-3
Theo truyền thống cưới hỏi trước kia, khi một cô gái đi lấy chồng, người cha sẽ trao đôi giày của con gái ông cho con rể. Điều này có nghĩa là, người con rể sẽ có quyền sở hữu hoàn toàn đối với vợ anh ta. Ngày nay, các cặp đôi sử dụng hộp thiếc thay thế cho đôi giày trong nghi thức truyền thống này. 
10 tuc le cuoi xin la doi o nuoc My-Hinh-4
Trong ngày cưới, các vị khách sẽ ném gạo hoặc hạt giống vào người cô dâu chú rể để cầu chúc cho họ. Đây cũng là một truyền thống cưới hỏi lạ đời
10 tuc le cuoi xin la doi o nuoc My-Hinh-5
 Vào thời Trung cổ, các phù dâu, phù rể ăn mặc khá giống cô dâu chú rể xuất hiện trong đám cưới là nhằm bảo vệ cô dâu chú rể, tránh nguy cơ họ bị bắt cóc hoặc thậm chí là bị giết hại.
10 tuc le cuoi xin la doi o nuoc My-Hinh-6
 Trong đám cưới, cô dâu thường tung hoa về phía đám đông trước khi lên xe hoa với niềm tin là ai bắt được bó hoa của cô dâu sẽ là người tiếp theo lấy chồng.
10 tuc le cuoi xin la doi o nuoc My-Hinh-7
 Trong một đám cưới của người Do Thái, bạn có thể chứng kiến cảnh cặp vợ chồng mới cưới giẫm lên một ly rượu hay bóng đèn. Hành động này nhắc nhở mọi người rằng tình yêu mong manh và dễ bị tan vỡ.
10 tuc le cuoi xin la doi o nuoc My-Hinh-8
Chú rể sẽ không được nhìn mặt cô dâu trước khi diễn ra hôn lễ. Tuy nhiên, phong tục này ngày càng không phổ biến bởi hiện nay, nhiều cặp đôi dọn về sống chung một nhà trước khi tiến tới hôn nhân.
10 tuc le cuoi xin la doi o nuoc My-Hinh-9
 Cô dâu thường mặc váy cưới trắng tinh khôi trong ngày trọng đại.
10 tuc le cuoi xin la doi o nuoc My-Hinh-10
Tháng Sáu được coi là mùa cưới khi khoảng 90% đám cưới được tổ chức vào tháng này. Truyền thống này có từ thời kỳ La Mã cổ đại. Tháng Sáu được đặt tên theo nữ thần Juno – nữ thần hôn nhân và sự bình yên. Các cặp đôi hy vọng họ sẽ có một cuộc hôn nhân yên ấm khi cưới vào tháng này.

Khám phá những tục lệ mùa đông trên thế giới

(Kiến Thức) - Trang trí cây thông Noel bằng mạng nhện bạc, giấu chổi trong đêm Giáng sinh,... là những tục lệ mùa đông ở các nước trên thế giới.

Tại Romania, có một tục lệ mùa đông được gọi là Ursul. Trong buổi lễ truyền thống này, mọi người sẽ “hóa thân” thành những chú gấu và nhảy múa trong đêm Giao thừa.
 Tại Romania, có một tục lệ mùa đông được gọi là Ursul. Trong buổi lễ truyền thống này, mọi người sẽ “hóa thân” thành những chú gấu và nhảy múa trong đêm Giao thừa.
Từ năm 1966, chính quyền thị trấn Gavle ở Thụy Điển thường đặt một chú dê Giáng sinh khổng lồ tại quảng trường trong thị trấn. Tuy nhiên, những kẻ phá hoại nhiều lần đốt chú dê này. Kể từ đó, truyền thống Burning The Goat “bất đắc dĩ” xuất hiện.
Từ năm 1966, chính quyền thị trấn Gavle ở Thụy Điển thường đặt một chú dê Giáng sinh khổng lồ tại quảng trường trong thị trấn. Tuy nhiên, những kẻ phá hoại nhiều lần đốt chú dê này. Kể từ đó, truyền thống Burning The Goat “bất đắc dĩ” xuất hiện. 
Lễ hội Đông Chí bắt đầu vào khoảng ngày 22/12, kỷ niệm mùa đông đã đến ở Trung Quốc và nhiều quốc gia Đông Á khác. Tangyuan là một trong những món ăn truyền thống vào dịp này.
Lễ hội Đông Chí bắt đầu vào khoảng ngày 22/12, kỷ niệm mùa đông đã đến ở Trung Quốc và nhiều quốc gia Đông Á khác. Tangyuan là một trong những món ăn truyền thống vào dịp này.
Tại Ukraine và Đức, người dân trang trí cây thông Noel bằng mạng nhện bạc như thế này với hy vọng sẽ mang lại may mắn.
Tại Ukraine và Đức, người dân trang trí cây thông Noel bằng mạng nhện bạc như thế này với hy vọng sẽ mang lại may mắn. 
Phụ nữ Séc thường quẳng một chiếc giày vào nhà trong ngày lễ Giáng sinh để dự đoán rằng liệu họ có kết hôn trong năm mới hay không.
 Phụ nữ Séc thường quẳng một chiếc giày vào nhà trong ngày lễ Giáng sinh để dự đoán rằng liệu họ có kết hôn trong năm mới hay không.
Yalda Night là một lễ hội truyền thống ở Iran diễn ra vào ngày 20, 21 hoặc 22/12 hàng năm để kỷ niệm sự chiến thắng bóng tối. Vào ngày này, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau và thức suốt đêm.
Yalda Night là một lễ hội truyền thống ở Iran diễn ra vào ngày 20, 21 hoặc 22/12 hàng năm để kỷ niệm sự chiến thắng bóng tối. Vào ngày này, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau và thức suốt đêm.
Vào ngày lễ Giáng sinh mỗi năm, người trị vì nước Anh sẽ có bài phát biểu gửi tới toàn thể người dân của đất nước. Truyền thống này bắt đầu từ năm 1932.
 Vào ngày lễ Giáng sinh mỗi năm, người trị vì nước Anh sẽ có bài phát biểu gửi tới toàn thể người dân của đất nước. Truyền thống này bắt đầu từ năm 1932.
Tại Na Uy, người dân có thói quen giấu chổi vào đêm Giáng sinh trước khi đi ngủ.
 Tại Na Uy, người dân có thói quen giấu chổi vào đêm Giáng sinh trước khi đi ngủ.
Vào dịp lễ Giáng sinh ở xứ Wales, người dân thực hiện nghi lễ truyền thống Mari Lwyd. Họ mang một chiếc đầu ngựa được cắm vào cọc gỗ tới từng nhà, vừa đi vừa hát những bài hát truyền thống.
Vào dịp lễ Giáng sinh ở xứ Wales, người dân thực hiện nghi lễ truyền thống Mari Lwyd. Họ mang một chiếc đầu ngựa được cắm vào cọc gỗ tới từng nhà, vừa đi vừa hát những bài hát truyền thống. 
Lễ hội La Quema del Diablo ở Guatemala được tổ chức vào ngày 7/12 hàng năm. Trong lễ hội này, các gia đình sẽ đốt giấy và các hình nộm lớn để loại bỏ những điều tồi tệ trong năm cũ và bắt đầu một năm mới.
Lễ hội La Quema del Diablo ở Guatemala được tổ chức vào ngày 7/12 hàng năm. Trong lễ hội này, các gia đình sẽ đốt giấy và các hình nộm lớn để loại bỏ những điều tồi tệ trong năm cũ và bắt đầu một năm mới. 
Theo truyền thống, bắt đầu từ năm 1929, Tổng thống Mỹ sẽ là người thắp sáng Cây thông Noel Quốc gia ở thủ đô Washington.
 Theo truyền thống, bắt đầu từ năm 1929, Tổng thống Mỹ sẽ là người thắp sáng Cây thông Noel Quốc gia ở thủ đô Washington.
Người dân Tây Tạng, Trung Quốc, ăn mừng năm mới trong 15 ngày. (Nguồn ảnh: List25).
Người dân Tây Tạng, Trung Quốc, ăn mừng năm mới trong 15 ngày. (Nguồn ảnh: List25).

Đọc nhiều nhất

Tin mới