Ngành cao su, bất động sản, khoáng sản của HAGL liên tục xếp hạng doanh thu cuối bảng so với những ngành khác. Ảnh: CafeF. |
Ngay đầu năm 2016, tập đoàn của bầu Đức lại khiến dư luận "sốc" khi bất ngờ công bố lỗ nặng khoảng hơn 30.000 tỷ đồng. Một thông tin đáng chú ý nữa là, HAGL đã lỗ tới 588 tỷ đồng do hoạt động khai thác khoáng sản. Ngành khoáng sản chính là một trong những dự án thua lỗ của bầu Đức. Chính vì điều này nên HAG đã quyết định xóa bỏ mảng khai thác khoáng sản đã từng được kỳ vọng rất nhiều.
Ngoài ra, HAGL cũng cho hay, nhiều mảng như mía đường, cao su, bò sữa hiện không mang về lợi nhuận nên tập đoàn đang dự tính bán đi để chi trả nợ nần.
Các chủ nợ của công ty bầu Đức
Tính đến 30/6/2016, ông chủ Hoàng Anh Gia Lai có khoản nợ phải trả lên tới 32.995 tỷ đồng, trong đó nợ vay là 26.683 tỷ đồng, giảm được 416 tỷ đồng so với cuối 2015.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) hiện vẫn là chủ nợ lớn nhất của HAGL, với số tiền 10.655 tỷ đồng, bao gồm các tín dụng cho vay thông thường và thu xếp phát hành trái phiếu.
Chủ nợ lớn thứ hai của HAGL là Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), với tổng số tiền 3.928 tỷ đồng, trong đó có 3.128 tỷ đồng cho vay dài hạn và 800 tỷ đồng sở hữu trái phiếu.
Tính đến 30/6/2016, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức có khoản nợ phải trả lên tới 32.995 tỷ đồng, trong đó nợ vay là 26.683 tỷ đồng. |
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) là chủ nợ lớn thứ 3 của HAGL, với 3.000 tỷ đồng cho vay dưới hình thức trái phiếu.
Chủ nợ lớn thứ tư là đối tác nước ngoài Northebrooks Investment (một thành viên của Tập đoàn Temasek, Singapore) hiện đang sở hữu 1.100 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi và 1.130 tỷ đồng trái phiếu hoán đổi tại HAGL.
Tiếp theo là Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt, số tiền cho vay là 2.181 tỷ đồng.
Một chủ nợ lớn khác là Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HD Bank) với số tiền cho vay và sở hữu trái phiếu tại HAGL là 2.007 tỷ đồng, bao gồm 1.157 tỷ đồng cho vay tín dụng và 850 tỷ đồng sở hữu trái phiếu.
Một số chủ nợ khác có số dư nợ dưới hình thức cho vay tín dụng hoặc sở hữu trái phiếu tính đến ngày 30/6/2016, còn có Sacombank (925 tỷ đồng), Bắc Á Bank (520 tỷ đồng), Ngân hàng TMCP Bản Việt (240 tỷ đồng) và Ngân hàng TMCP Quốc Dân (300 tỷ đồng).
Đáng chú ý, trong danh sách các chủ nợ lớn của HAGL xuất hiện mới một số công ty và cá nhân. Công ty TNHH Chaleum Sekong Group, một doanh nghiệp lớn tại Lào, cho HAGL vay dưới hình thức tín chấp 509 tỷ đồng. CTCP Hoàn Mai sở hữu trái phiếu trị giá 50 tỷ đồng.
Cá nhân Đỗ Mai Anh Tuấn cũng cho HAGL vay tín chấp 155 tỷ đồng và ông Hoàng Phú Sơn sở hữu trái phiếu trị giá 280 triệu đồng. Ngoài ra, HAGL còn nợ một số cá nhân và công ty khác 66 tỷ đồng.
Công ty lỗ nặng, bầu Đức dự tính bán mía đường, 20.000 ha cao su cho đối tác Trung Quốc nếu không được Chính phủ hỗ trợ
Sáng 15/9/2016, tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2016 của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico – HNG), bầu Đức đã thông báo mức doanh thu thuần dự kiến của công ty là 4.309 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 450 tỷ và lỗ 559 tỷ đồng. Mức lỗ 559 tỷ cũng là con số lỗ trong 6 tháng đầu năm nay, như vậy HNG dự kiến không thua lỗ thêm trong thời gian còn lại của năm.
Cũng trong đại hội, Hoàng Anh Gia Lai Agrico thông báo sẽ bán mía đường và có thể bán 20.000 ha cao su cho Trung Quốc nếu công ty mẹ không được cứu.
Kế hoạch kinh doanh 6 tháng cuối năm, HNG dự kiến không phát sinh doanh thu từ mảng mía đường. Trả lời vấn đề này của cổ đông, ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức), Chủ tịch HAGL Agrico, cho biết hội đồng quản trị đã đi đến quyết định chuyển nhượng mảng mía đường, đang thương thảo và sắp đi đến hồi kết.
Trước đó, trên thị trường đã xuất hiện tin đồn về việc Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai sẽ bán nhà máy mía đường tại Lào cho Tập đoàn Đầu tư Thành Thành Công của đại gia Đặng Văn Thành. Tập đoàn Thành Thành Công hiện đang chiếm thị phần lớn nhất về sản xuất đường tại Việt Nam.
Chia sẻ với cổ đông, bầu Đức cũng cho biết, hiện HNG vẫn đang chờ Chính phủ quyết định phương án cơ cấu nợ. Trong trường hợp không được cứu thì HNG sẽ bán 20.000 ha cao su. Hiện đã có một số đối tác lớn từ Trung Quốc đang muốn mua với giá 8.000 tỷ đồng.
Bầu Đức tính bán tiếp bò sữa và các thủy điện tại Lào
Với các khoản nợ nần chồng chất, bầu Đức đang cân nhắc bán tiếp các tài sản để trả nợ.
Riêng đàn bò sữa 7.500 con, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đánh giá không mang lại lợi nhuận và sẽ chuyển nhượng.
Mảng mía đường, công ty đã tiêu thụ được hơn 31.000 tấn đường, đem lại 116 tỷ đồng lợi nhuận. Trong 6 tháng cuối năm sẽ không phát sinh doanh thu vì đang dự kiến bán.