Những thương hiệu Việt “bán mình” và bị tai tiếng oan

Hội nhập với kinh tế thế giới, thương trường Việt cũng cạnh tranh khốc liệt hơn bao giờ hết khi đón dòng vốn đầu tư nước ngoài. Để vào Việt Nam nhanh chóng, nhiều nhà đầu tư ngoại đã tìm cách thâu tóm thương hiệu Việt. 

Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm trong nước cũng tự đánh mất danh tiếng trước áp lực của thị trường...
Nhung thuong hieu Viet “ban minh” va bi tai tieng oan
Sabeco, thương hiệu rực rỡ một thời của người Việt nay đã thuộc về ông chủ ngoại. (Ảnh: Internet). 
"Bán mình"...
Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) là thương hiệu của người Việt từ năm 1977. Trải qua nhiều biến động, Sabeco vẫn đứng vững và chiếm thị phần lớn về bia, rượu và nước giải khát với những sản phẩm nổi danh như bia 333, bia Sài Gòn xanh…
Tuy nhiên, thương hiệu Việt lớn ấy giờ đã thuộc về nhà đầu tư ngoại. Trước chủ trương thoái vốn Nhà nước khỏi Sabeco của Chính phủ, tháng 12/2017, Công ty TNHH Vietnam Beverage (công ty con của ThaiBev) của tỷ phú người Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi đã mua trọn 53,59% cổ phần Nhà nước bằng số tiền 4,8 tỷ USD.
Sau khi thâu tóm được Sabeco, ThaiBev đã đưa 3 người của họ vào hội đồng quản trị công ty này. Và sắp tới đây, tỷ phú người Thái sẽ sớm được hưởng trái ngọt khi Sabeco tạm ứng cổ tức 15% vào tháng 10/2018 và tạm ứng tiếp 20% vào tháng 12/2018. Như vậy, tổng tỷ lệ cổ tức lên tới 35%! Trong cơ cấu cổ đông của Sabeco hiện nay, Vietnam Beverage sở hữu 343,64 triệu cổ phiếu, tương ứng 53,59%. Như vậy, ThaiBev sẽ nhận khoảng 1.200 tỷ đồng từ Sabeco trong những tháng cuối năm nay.
Ngoài ra, trong 6 tháng năm 2018, Sabeco đạt được doanh thu thuần gần 17.000 tỷ đồng, tăng trường 8,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tương tự, Phở 24 được biết là những thương hiệu thuần Việt và trong cuộc chiến thị trường, Highlands Coffee nhanh chóng thuộc về Phở 24.
Tuy nhiên, điều đáng nói, sau cuộc thâu tóm ấy, Highlands Coffee và Phở 24 lại nhanh chóng “bán mình” cho đại gia Jollibee Food Corp của Philippines. Đến nay, dù vẫn hoạt động trên thị trường nhưng cả hai không còn "vang bóng" như khi còn 100% thuần Việt.
Nhung thuong hieu Viet “ban minh” va bi tai tieng oan-Hinh-2
Vì chạy theo đồng tiền, nhiều cơ sở kinh doanh đang giết chết danh tiếng của nông sản Việt. (Ảnh minh họa). 
... và, mất danh tiếng
Tây Nguyên được biết đến là khu vực trồng cây công nghiệp lớn của cả nước. Cũng vì thế, nhiều nông sản nơi đây đã tạo nên danh tiếng cho riêng mình và có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng.
Thế nhưng, một số sản phẩm nông sản danh tiếng của Tây Nguyên đang bị "giết chết" bởi một số cơ sở kinh doanh gian lận, lừa dối khách hàng. Điển hình, mới đây lực lượng chức năng TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) đã bắt quả tang một vụ mạo danh thương hiệu khoai tây Đà Lạt bằng cách trộn đất đỏ vào khoai tây Trung Quốc để bán ra thị trường.
Quá trình kiểm tra tại cơ sở của bà Nguyễn Thị Kim Hiệp (số 340 Tự Phước, P.11, TP. Đà Lạt), cơ quan chức năng đã phát hiện một lượng lớn khoai tây trong tổng số 4 tấn khoai tây có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc đã được nhuộm đất Đà Lạt, cùng với các tang vật tại hiện trường là máy trộn, đất đỏ để "khoác áo", nhuộm màu cho khoai.
Nhung thuong hieu Viet “ban minh” va bi tai tieng oan-Hinh-3
Lực lượng chức năng kiểm tra một cơ sở "hô biến" nông sản Trung Quốc thành nông sản Việt Nam. (Ảnh N.Đ.T). 
Theo lời khai của bà Hiệp, sau khi nhuộm đất, khoai tây sẽ được đóng gói và bán ra thị trường với giá 8.500 đồng/kg và mỗi tháng cơ sở của bà tung ra từ 6-12 tấn khoai tây "hồn Trung Hoa da Đà Lạt" về các chợ đầu mối tại TP.HCM để tiêu thụ.
Tương tự, lực lượng chức năng tỉnh Lâm Đồng thời gian qua cũng đã phát hiện và bắt giữ nhiều vụ cà rốt, tỏi... từ Trung Quốc về Đà Lạt gắn mác nông sản nội rồi bán ra thị trường.
Thực trạng nông sản ngoại, gắn "vỏ" nội như trên đã đẩy không ít nông dân lâm cảnh "dở khóc, dở cười" khi nhiều lần họ phải đổ bỏ hàng tấn rau, củ vì bị thu mua với giá quá thấp! Tuy nhiên, điều quan trọng hơn, danh tiếng nông sản ở vùng Tây Nguyên bao năm xây dựng có thể sụp đổ trong lòng người tiêu dùng khi các đơn vị kinh doanh "treo đầu dê, bán thịt chó", bất chấp tất cả để chạy theo lợi nhuận!

Những thương hiệu Việt đình đám vang bóng một thời

(Kiến Thức) - Cùng điểm danh lại những thương hiệu Việt vang bóng một thời, để lại trong lòng người tiêu dùng nhiều dấu ấn.

Nhung thuong hieu Viet dinh dam vang bong mot thoi
Một thời, thương hiệu xà bông “Cô Ba” của ông Trương Văn Bền (1883 - 1956) một đại tư sản Việt Nam đầu thế kỷ XX đã đánh bật hàng ngoại nhập vào Việt Nam (đặc biệt là thương hiệu xà bông từ Marseille, Pháp), trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng, được người dân ưa chuộng và có mức thu "khủng".
Nhung thuong hieu Viet dinh dam vang bong mot thoi-Hinh-2
Xưởng dầu của ông Trương Văn Bền ở Chợ Lớn mỗi tháng sản xuất khoảng 1.500 tấn dầu dừa và hãng xà bông. Năm 1943, ông sản xuất khoảng 600 tấn xà bông và 10 tấn glycerine. Vào thời kỳ khó khăn ở nhiều nước do chiến tranh, Công ty Trương Văn Bền là một trong những nhà sản xuất dầu và xà bông quan trọng bậc nhất trên toàn cõi Đông Dương. Ngoài sản phẩm "xà phòng Cô Ba" nhãn hàng Trương Văn Bền còn sản xuất nước hoa, dầu gội đầu.  

Những vụ thâu tóm thương hiệu Việt đình đám của đại gia ngoại

(Kiến Thức) - Với tham vọng chiếm thị phần, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã thành công trong việc thu mua thương hiệu Việt.

Đánh đúng vào thị phần Việt Nam đang phát triển và giàu tiềm năng, nhiều đại gia nước ngoài chi số tiền khủng để thu mua thương hiệu Việt. Hầu hết các thương hiệu thu mua đều có tiếng tăm lừng lẫy trong nước.
 Đánh đúng vào thị phần Việt Nam đang phát triển và giàu tiềm năng, nhiều đại gia nước ngoài chi số tiền khủng để thu mua thương hiệu Việt. Hầu hết các thương hiệu thu mua đều có tiếng tăm lừng lẫy trong nước.
Fivimart và Citimart. Mới chân ướt chân ráo bước vào Việt Nam nhưng AEON Mall đã khiến người Việt bất ngờ khi thẳng tay mua lại đến 49% cổ phần Citimart và 30% cổ phần Fivimart. Fivimart hiện có 20 siêu thị trên cả nước, tập trung ở Hà Nội còn Citimart thì có 27 siêu thị tập trung tại TP. HCM. Doanh thu hàng năm của cả hai chuỗi siêu thị trên ước tính vào khoảng từ 950 đến hơn 1000 tỉ đồng.
Fivimart và Citimart. Mới chân ướt chân ráo bước vào Việt Nam nhưng AEON Mall đã khiến người Việt bất ngờ khi thẳng tay mua lại đến 49% cổ phần Citimart và 30% cổ phần Fivimart. Fivimart hiện có 20 siêu thị trên cả nước, tập trung ở Hà Nội còn Citimart thì có 27 siêu thị tập trung tại TP. HCM. Doanh thu hàng năm của cả hai chuỗi siêu thị trên ước tính vào khoảng từ 950 đến hơn 1000 tỉ đồng. 
Với việc bắt tay với 2 tên tuổi lớn này, AEON không giấu diếm tham vọng thâu tóm thị trường Việt. Chủ tịch Aeon, Motoya Okada lý giải, việc liên doanh với 2 chuỗi siêu thị lớn tại Việt Nam sẽ giúp Aeon có thể phát triển nhanh chóng tại đây, cũng như tạo bàn đạp tại Đông Nam Á.
Với việc bắt tay với 2 tên tuổi lớn này, AEON không giấu diếm tham vọng thâu tóm thị trường Việt. Chủ tịch Aeon, Motoya Okada lý giải, việc liên doanh với 2 chuỗi siêu thị lớn tại Việt Nam sẽ giúp Aeon có thể phát triển nhanh chóng tại đây, cũng như tạo bàn đạp tại Đông Nam Á. 

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.