Để bàng quang không quá tải, giảm 25% lượng nước uống và hạn chế cà phê. |
Uống quá nhiều hoặc quá ít nước. Uống quá nhiều nước khiến cơ thể phải bài tiết liên tục, quá ít có thể dẫn đến nhiễm khuẩn. Theo các chuyên gia, tốt nhất mỗi ngày bạn nên uống 6 - 8 ly nước.
Rượu cần được tránh vì nhiều lý do, nếu bạn không muốn bàng quang quá tải. Bởi vì, rượu cũng khử nước của cơ thể, ức chế sự kiểm soát quá trình bài tiết, kích thích sự hoạt động quá mức của bàng quang.
Cà phê, trà, soda, đồ uống có ga và sôcôla có chứa một lượng lớn caffeine. Caffeine là một chất kích thích có tính lợi tiểu, có nghĩa là bàng quang của bạn sẽ hoạt động tích cực hơn, quá trình bài tiết diễn ra thường xuyên hơn. Tốt nhất nên giảm thiểu hoặc tránh nạp cafein vào cơ thể. Bạn có thể chuyển sang uống loại cà phê không chứa cafein và ăn sôcôla chứa ít cafein như sôcôla trắng.
Hoa quả chứa axit. Axit có trong trái cây, nước trái cây (cam, chanh, bưởi, dứa, cà chua…) cũng có thể là nguyên nhân kích thích bàng quang hoạt động quá mức. Những thực phẩm có tính axit khiến cơ thể khó kiểm soát quá trình bài tiết. Vì thế, nên hạn chế lượng axit nạp vào cơ thể.
Mận khô. Mặc dù mận khô có thể trị táo bón nhưng lại là một loại trái cây kích thích bàng quang. Vì thế, thay vì dựa vào mận bạn có thể tăng lượng chất xơ trong thực đơn hàng ngày sẽ là một biện pháp thông minh hơn.
Nước ngọt có ga khiến bàng quang phải hoạt động liên tục. Lạm dụng loại đồ uống này, cơ thể bạn khó kiểm soát hoạt động của bàng quang và sự bài tiết diễn ra thường xuyên hơn.
Chất tạo ngọt có thể không tốt với những người có vấn đề về bàng quang. Chất này có thể làm nặng thêm các triệu chứng và khiến cơ thể phải bài tiết liên tục. Bạn cũng nên tìm ra những chất ngọt an toàn hơn để thay thế.
Hành có thể gây khó khăn cho hoạt động của bàng quang. Để tránh điều này, bạn nên ăn ít hoặc không ăn hành. Nếu ăn, nên nấu chín hành trong quá trình chế biến để giảm hiệu lực của chúng, hoặc chuyển sang sử dụng hẹ.
Pho mát. Các sản phẩm phong phú từ bơ sữa như sữa chua, pho mát kem và pho mát cứng có tác động lớn hoạt động của bàng quang. Cách tốt nhất, bạn nên tìm ra những sản phẩm sữa ảnh hưởng không tốt đến cơ thể và điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp.
Đồ gia vị. Một số loại gia vị cũng có thể làm cho bàng quang khó chịu. Ví dụ như mù tạt, nước sốt cà chua, nước tương và giấm có thể chứa axit hoặc các chất kích thích khác. Tốt nhất là tránh xa chúng nếu có thể và cố gắng thay thế chúng bằng các loại gia vị khác.
Thực phẩm chế biến sẵn khiến bàng quang phải hoạt động quá mức. Các hương vị nhân tạo, chất bảo quản và phụ gia sẽ kích thích bàng quang của bạn và gây ra các triệu chứng tồi tệ. Vì thế nên cẩn thận đọc nhãn dinh dưỡng trên thực phẩm và cố gắng nấu ăn ở nhà khi bạn có thể.
Nước ép nam việt quất. Nước ép nam việt quất giúp chống lại nhiễm trùng bàng quang, nhưng nó có thể là thủ phạm làm xấu đi các triệu chứng của bàng quang hoạt động quá mức. Với nồng độ axit cao có thể gây kích ứng bàng quang khiến cho bạn buồn đi tiểu thường xuyên hơn.
Viêm bàng quang là một bệnh rất phổ biến, chiếm khoảng trên 50% số ca nhiễm trùng đường tiết niệu. Viêm bàng quang có thể dẫn tới viêm thận gây suy thận. Phòng bệnh viêm bàng quang, cần vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục ngoài hàng ngày. Cần uống đủ lượng nước hàng ngày, không được nhịn tiểu để tránh ứ đọng nước tiểu hoặc cô đặc nước tiểu làm cho vi sinh vật dễ hoạt động. Nên vận động đều đặn hàng ngày để việc bài tiết và lưu thông nước tiểu được dễ dàng. Cần có chế độ ăn uống hợp lý để tăng sức đề kháng chống chọi với bệnh tật, nhất là các bệnh nhiễm trùng, trong đó có bệnh viêm bàng quang.