Những thực phẩm bị cấm ở nhiều nước nhưng chúng ta vẫn ăn

Những thực phẩm bị cấm ở nhiều nước nhưng chúng ta vẫn ăn

(Kiến Thức) - Trứng đồ chơi phủ socola là một trong số thực phẩm bị cấm ở nhiều nước phát triển, nhưng người dân nhiều nước khác (có thể cả người Việt) vẫn ăn.

Trứng đồ chơi phủ socola. Đối với trẻ em trên thế giới thì đây là món kẹo thú vị vì vừa là đồ ăn vừa là đồ chơi. Tuy nhiên, ở Mỹ đây lại là  thực phẩm bị cấm. Do vỏ ngoài của nó bằng nhựa không được FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ) chấp nhận.
Trứng đồ chơi phủ socola. Đối với trẻ em trên thế giới thì đây là món kẹo thú vị vì vừa là đồ ăn vừa là đồ chơi. Tuy nhiên, ở Mỹ đây lại là thực phẩm bị cấm. Do vỏ ngoài của nó bằng nhựa không được FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ) chấp nhận.
Bánh mì có chứa Kali Bromate. Kali Bromate được sử dụng như một phụ gia để làm cho bánh mì dẻo hơn, làm đặc ruột. Chất này có thể dẫn đến suy thận, rối loạn chức năng hệ thần kinh, rối loạn tiêu hóa, bệnh tuyến giáp và ung thư. Vì thế, loại bánh này là  thực phẩm bị cấm ở EU, Canada, Brazil và Trung Quốc.
Bánh mì có chứa Kali Bromate. Kali Bromate được sử dụng như một phụ gia để làm cho bánh mì dẻo hơn, làm đặc ruột. Chất này có thể dẫn đến suy thận, rối loạn chức năng hệ thần kinh, rối loạn tiêu hóa, bệnh tuyến giáp và ung thư. Vì thế, loại bánh này là thực phẩm bị cấm ở EU, Canada, Brazil và Trung Quốc.
Casu Marzu. Món phô mai này được làm từ sữa dê, sau đó đục một lỗ và cho ruồi vào đẻ trứng. Sau khi trứng nở sẽ biến thành giòi. Phô mai ngon là được ăn khi những con giòi vẫn đang sống. Dịch acid trong dạ dày không thể giết chết giòi, nó vẫn ở trong đường ruột và bắt đầu tấn công bộ máy cơ thể. Đó là lý do vì sao đây là thực phẩm bị cấm tại Mỹ và Châu Âu.
Casu Marzu. Món phô mai này được làm từ sữa dê, sau đó đục một lỗ và cho ruồi vào đẻ trứng. Sau khi trứng nở sẽ biến thành giòi. Phô mai ngon là được ăn khi những con giòi vẫn đang sống. Dịch acid trong dạ dày không thể giết chết giòi, nó vẫn ở trong đường ruột và bắt đầu tấn công bộ máy cơ thể. Đó là lý do vì sao đây là thực phẩm bị cấm tại Mỹ và Châu Âu.
Gà công nghiệp. Được cho ăn thức ăn chăn nuôi chứa asen hữu cơ như roxarsone, acid arsanilic, nitarsone, các phụ gia này cũng được dùng để kích thích tăng trưởng cũng như làm cho thịt có màu đẹp, nhìn tươi hơn . Tuy nhiên, Asen dẫn đến ung thư, đó là lý do tại sao gà ăn thức ăn chăn nuôi chứa asen đã bị cấm ở EU.
Gà công nghiệp. Được cho ăn thức ăn chăn nuôi chứa asen hữu cơ như roxarsone, acid arsanilic, nitarsone, các phụ gia này cũng được dùng để kích thích tăng trưởng cũng như làm cho thịt có màu đẹp, nhìn tươi hơn . Tuy nhiên, Asen dẫn đến ung thư, đó là lý do tại sao gà ăn thức ăn chăn nuôi chứa asen đã bị cấm ở EU.
BVO trong nước giải khát (dầu thực vật Brominated). Hợp chất này cũng là một loại chất chống cháy. Nó có trong hầu hết các nước sôda và đồ uống thể thao ở Mỹ. Theo một số nghiên cứu thì chất này gây rối loạn chức năng tuyến giáp, tạo điều kiện cho các bệnh tự miễn, ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng, và dẫn đến tâm thần phân liệt. Do đó, nó đã bị cấm sử dụng tại hơn 100 quốc gia, trong đó có EU.
BVO trong nước giải khát (dầu thực vật Brominated). Hợp chất này cũng là một loại chất chống cháy. Nó có trong hầu hết các nước sôda và đồ uống thể thao ở Mỹ. Theo một số nghiên cứu thì chất này gây rối loạn chức năng tuyến giáp, tạo điều kiện cho các bệnh tự miễn, ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng, và dẫn đến tâm thần phân liệt. Do đó, nó đã bị cấm sử dụng tại hơn 100 quốc gia, trong đó có EU.
Chim họa mi. Loài chim hót này khi bị bắt, sẽ bị ném vào một cái lồng tối và rút đôi mắt ra để nó ăn được nhiều hơn. Cứ được nuôi như vậy cho đến khi trọng lượng tăng lên gấp 4 lần bình thường. Rồi sau đó nó bị ngâm trong rượu và chiên vàng. Pháp đã đưa món ăn này vào danh sách cấm. Thậm chí, người săn bắn trái phép loài chim này sẽ bị phạt tiền là 10.000 USD.
Chim họa mi. Loài chim hót này khi bị bắt, sẽ bị ném vào một cái lồng tối và rút đôi mắt ra để nó ăn được nhiều hơn. Cứ được nuôi như vậy cho đến khi trọng lượng tăng lên gấp 4 lần bình thường. Rồi sau đó nó bị ngâm trong rượu và chiên vàng. Pháp đã đưa món ăn này vào danh sách cấm. Thậm chí, người săn bắn trái phép loài chim này sẽ bị phạt tiền là 10.000 USD.
Sữa chưa tiệt trùng. Phổ biến rộng rãi và được tiêu thụ ở châu Âu, sữa chưa tiệt trùng được xem là bổ dưỡng hơn nhiều sữa công thức. Thế nhưng, nó lại bị cấm ở 22 bang của Mỹ vì lý do có thể gây bệnh listeriosis, Salmonella, E-coli, và Campylobacter. Luật pháp ở các bang này không chỉ áp dụng cho sữa mà tất cả các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng.
Sữa chưa tiệt trùng. Phổ biến rộng rãi và được tiêu thụ ở châu Âu, sữa chưa tiệt trùng được xem là bổ dưỡng hơn nhiều sữa công thức. Thế nhưng, nó lại bị cấm ở 22 bang của Mỹ vì lý do có thể gây bệnh listeriosis, Salmonella, E-coli, và Campylobacter. Luật pháp ở các bang này không chỉ áp dụng cho sữa mà tất cả các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng.
Cá fugu (cá nóc). Là loại cá không xương sống độc nhất trên thế giới. Thịt của nó được dùng trong các món ăn Nhật Bản và Hàn Quốc. Các đầu bếp giỏi tại nhật phải ít nhất luyện 3 năm mới chinh phục được nó. Khi không được làm kỹ lưỡng, chỉ vài miligram nọc còn lại cũng đủ làm tê liệt các cơ bắp của bạn dẫn đến nghẹt thở và tử vong. Hiện vẫn chưa có thuốc giải độc. Vì vậy cá nóc bị cấm tiệt ở Châu Âu.
Cá fugu (cá nóc). Là loại cá không xương sống độc nhất trên thế giới. Thịt của nó được dùng trong các món ăn Nhật Bản và Hàn Quốc. Các đầu bếp giỏi tại nhật phải ít nhất luyện 3 năm mới chinh phục được nó. Khi không được làm kỹ lưỡng, chỉ vài miligram nọc còn lại cũng đủ làm tê liệt các cơ bắp của bạn dẫn đến nghẹt thở và tử vong. Hiện vẫn chưa có thuốc giải độc. Vì vậy cá nóc bị cấm tiệt ở Châu Âu.
Olestra. Là một lượng calo tổng hợp và cholesterol thay thế cho các chất béo được sử dụng trong các món ăn nhẹ như khoai tây chiên và khoai tây kiểu Pháp. Nó bị cấm ở Anh và Canada vì có thể gây ra một số vấn đề đường ruột như tiêu chảy, ngăn chặn cơ thể hấp thụ vitamin và chất dinh dưỡng.
Olestra. Là một lượng calo tổng hợp và cholesterol thay thế cho các chất béo được sử dụng trong các món ăn nhẹ như khoai tây chiên và khoai tây kiểu Pháp. Nó bị cấm ở Anh và Canada vì có thể gây ra một số vấn đề đường ruột như tiêu chảy, ngăn chặn cơ thể hấp thụ vitamin và chất dinh dưỡng.
Gan ngỗng. Là một món ăn nổi tiếng của Pháp. Tuy nhiên, để có một miếng gan ngỗng ngon, con ngỗng đó phải ăn từ hơn 2kg thức ăn một ngày, ăn cho tới khi gan của nó to hơn 10 lần bình thường. Sau đó, người ta ngâm gan vào sữa và mật ong để tạo vị. Vì sự nhẫn tâm trong khâu chế biến khiến gan ngỗng bị cấm trên 14 quốc gia và một vài bang của Mỹ.
Gan ngỗng. Là một món ăn nổi tiếng của Pháp. Tuy nhiên, để có một miếng gan ngỗng ngon, con ngỗng đó phải ăn từ hơn 2kg thức ăn một ngày, ăn cho tới khi gan của nó to hơn 10 lần bình thường. Sau đó, người ta ngâm gan vào sữa và mật ong để tạo vị. Vì sự nhẫn tâm trong khâu chế biến khiến gan ngỗng bị cấm trên 14 quốc gia và một vài bang của Mỹ.
Haggis. Rượu whiskey, Monter Loch Ness và Haggis là những biểu tượng đất nước Scotland. Haggis là một món ăn là bằng phổi cừu trộn với các cơ quan khác, tất cả bỏ trong dạ dày động vật và nấu lên. Thế nhưng, ở Mỹ món này bị cấm tiệt do một đạo luật chống lại việc thương mại hóa phổi cừu.
Haggis. Rượu whiskey, Monter Loch Ness và Haggis là những biểu tượng đất nước Scotland. Haggis là một món ăn là bằng phổi cừu trộn với các cơ quan khác, tất cả bỏ trong dạ dày động vật và nấu lên. Thế nhưng, ở Mỹ món này bị cấm tiệt do một đạo luật chống lại việc thương mại hóa phổi cừu.
Lá sassafrass. Loại lá có nguồn gốc từ Bắc Mỹ này thường được dùng để nêm gia vị cho các món ăn khác nhau. Nó không hề nguy hiểm, thậm chí tinh dầu đã từng được sử dụng để làm bia và các loại đồ uống khác ở Mỹ năm 1960. Chỉ khi phát hiện ra rằng, một trong những thành phần của nó có thể gây ra ung thư gan thì lá này bị cấm.
Lá sassafrass. Loại lá có nguồn gốc từ Bắc Mỹ này thường được dùng để nêm gia vị cho các món ăn khác nhau. Nó không hề nguy hiểm, thậm chí tinh dầu đã từng được sử dụng để làm bia và các loại đồ uống khác ở Mỹ năm 1960. Chỉ khi phát hiện ra rằng, một trong những thành phần của nó có thể gây ra ung thư gan thì lá này bị cấm.
Absinthe. Absinthe là một loại rượu mạnh làm từ cây ngải tây. Nó được bày bán chính thức vào năm 1797 nhưng nguồn gốc vẫn là một bí ẩn. Absinthe gây cho người uống rơi vào tình trạng dễ bị ảo giác cũng như có những hành động hung hăng bất thường. Dù vậy, absinthe chỉ bị cấm ở Mỹ, Úc và New Zealand. Riêng với Pháp, absinthe đã bị cấm vận hơn 100 năm nhưng nó đã được quay trở lại vào năm 2011.
Absinthe. Absinthe là một loại rượu mạnh làm từ cây ngải tây. Nó được bày bán chính thức vào năm 1797 nhưng nguồn gốc vẫn là một bí ẩn. Absinthe gây cho người uống rơi vào tình trạng dễ bị ảo giác cũng như có những hành động hung hăng bất thường. Dù vậy, absinthe chỉ bị cấm ở Mỹ, Úc và New Zealand. Riêng với Pháp, absinthe đã bị cấm vận hơn 100 năm nhưng nó đã được quay trở lại vào năm 2011.
Pink Slime (chất nhờ màu hồng). Từ lâu Pink Slime chỉ được dùng làm thức ăn cho chó. Khi chế biến, loại thịt này được khử trùng bằng ammonia để diệt khuẩn, đã làm dấy lên cuộc tranh cãi giữa người tiêu dùng và giới sản xuất. Đến nay, Pink Slime vẫn là thành phần chính trong thịt hamburger và xúc xích hot dog ở Mỹ. Tuy nhiên, nó đã bị cấm sử dụng ở các nước EU.
Pink Slime (chất nhờ màu hồng). Từ lâu Pink Slime chỉ được dùng làm thức ăn cho chó. Khi chế biến, loại thịt này được khử trùng bằng ammonia để diệt khuẩn, đã làm dấy lên cuộc tranh cãi giữa người tiêu dùng và giới sản xuất. Đến nay, Pink Slime vẫn là thành phần chính trong thịt hamburger và xúc xích hot dog ở Mỹ. Tuy nhiên, nó đã bị cấm sử dụng ở các nước EU.
http://www.therichest.com/expensive-lifestyle/food/17-foods-banned-around-the-world/

GALLERY MỚI NHẤT