Những thực phẩm ăn sống có thể gây ngộ độc, thậm chí mất mạng

Những thực phẩm này vốn rất bổ dưỡng khi nấu chín, nhưng nếu bạn ăn sống sẽ gây ngộ độc và ảnh hưởng sức khỏe lâu dài, thậm chí là tử vong.

Những thực phẩm ăn sống có thể gây ngộ độc, thậm chí mất mạng
Sắn
Nhung thuc pham an song co the gay ngo doc, tham chi mat mang
 
Sắn là một món ăn sáng thân quen với nhiều người, không những vừa ngon vừa bùi mà còn chứa nhiều cacbonhydrate cung cấp năng lượng cho cơ thể, ngoài ra còn có kali và chất xơ ngăn ngừa táo bón và chứa cả chất chống lão hóa.
Tuy nhiên nó chỉ đúng khi bạn chế biến sắn đúng cách và ăn chín. Còn nếu ăn sắn sống, bạn đang tự tay đưa một lượng lớn acid cyanhydric gây chết người với các triệu chứng ban đầu như khó thở, liệt cơ, mất tri giác… và nặng nhất là tử vong.
Vậy nên khi chế biến sắn, bạn cần bóc sạch vỏ và ngâm kỹ vào nước một thời gian rồi mới luộc chín. Khi ăn thấy thực phẩm này có vị đắng nên bỏ đi, nên ăn sắn cùng với đường ngọt hoặc khoai lang là tốt nhất. Sắn tốt cho sức khỏe nhưng tuyệt đối không được ăn sống kẻo mang họa.
Hạnh nhân
Nhung thuc pham an song co the gay ngo doc, tham chi mat mang-Hinh-2
 
Hạnh nhân đặc biệt là hạnh nhân đắng có chứa nhiều cyanide – chất độc tiền thân của cyanua có thể gây chết người chỉ với 70 hạt. Tuy nhiên nếu được nấu chín, chúng lại không hề có độc.
Trứng
Nhung thuc pham an song co the gay ngo doc, tham chi mat mang-Hinh-3
 
Trứng chứa nhiều dưỡng chất quan trọng với cơ thể, nhưng ăn sống sẽ gây phản tác dụng và gây bệnh.
Trứng sống hoặc chưa chín tới có thể chứa Salmonella – một loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng co thắt dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn, sốt và đau đầu. Ngoài ra, trứng tái còn làm giảm khả năng hấp thụ protein và biotin khiến bạn dễ thấy nôn mửa, chán ăn hay viêm nặng trong người.
Cách tốt nhất để “hưởng” hầu hết dinh dưỡng trong trứng là chế biến thật chín. Nếu muốn ăn lòng đào thì hãy luộc kỹ, nhưng phải đảm bảo nguồn gốc trứng có xuất xứ rõ ràng và còn hạn sử dụng. Khi nấu cần phải rửa thật sạch vỏ trứng, tránh trường hợp vi khuẩn lây nhiễm vào bên trong.
Thịt bò, thịt heo , thịt gà
Nhung thuc pham an song co the gay ngo doc, tham chi mat mang-Hinh-4
 
Hầu như 3 loại thịt này đều mang vi khuẩn Salmonella , E.coli và listeria gây tiêu chảy và những bệnh hiểm nghèo khác. Nếu ăn thịt chưa nấu chín, bạn cũng dễ bị lây nhiễm mầm bệnh từ mặt thớt, mặt bàn hay các dụng cụ nhà bếp. Chưa kể giun sán cũng sẽ theo đó mà vào ký sinh, phát triển trong người.
Theo Alexandra Oppenheimer Delvito – chuyên gia dinh dưỡng tại New York (Mỹ), các loại thịt này luôn phải đảm bảo nấu thật chín trong nhiệt độ tối thiểu 63 độ C. Khi ăn lẩu tươi sống hoặc các món tương tự, bạn nên nhúng vào rồi để chín hẵng vớt ra ăn. Nấu không chín cũng đồng nghĩa với việc mạo hiểm sức khỏe của bản thân.
Hải sản sống
Nhung thuc pham an song co the gay ngo doc, tham chi mat mang-Hinh-5
 
Những món hải sản tươi sống rất ngon, nhiều người thường sử dụng chanh để làm tái hải sản. Nhưng chúng lại là “ổ bệnh” gây ngộ độc thực phẩm, bởi axit trong chanh không thể tiêu diệt 100% vi khuẩn bên trong được. Đặc biệt với món hàu sống tái còn chứa vi khuẩn “ăn thịt người” V.vulnificus có tỷ lệ tử vong rất cao.
Thế nên tuyệt đối không được ăn hải sản sống hoặc các loại gỏi tươi sống, nếu bạn là phụ nữ có thai hoặc miễn dịch yếu càng phải tránh. Hải sản cần được làm chín trong khoảng tối thiểu 63 – 74C để đảm bảo an toàn.
Khoai tây
Nhung thuc pham an song co the gay ngo doc, tham chi mat mang-Hinh-6
 
Khoai tây chiên là một thành phần phổ biến trong các món ăn như salad và ăn kèm các món chính. Nhưng cần biết rằng, khoai tây sống luôn chứa các chất độc có thể gây nôn mửa và đau đầu, nhất là khi chúng chuyển màu xanh và mọc mầm. Vậy nên, tuyệt đối phải nấu thật chín khoai tây rồi mới ăn kẻo mắc bệnh. Lúc chế biến cần rửa khoai tây sống thật sạch và loại bỏ các củ khoai mọc mầm hay chuyển sang màu xanh để đảm bảo không bị ngộ độc.
Giá đỗ
Nhung thuc pham an song co the gay ngo doc, tham chi mat mang-Hinh-7
 
Giá đỗ là rau mầm từ hạt đậu, nảy mầm trong điều kiện tối và ẩm ướt nên đó là “ổ vi khuẩn” với hàng loạt các cái tên nguy hiểm như E. coli, Salmonella và Listeria. Nếu không được rửa sạch và ít nhất là chần sơ trước khi ăn, giá đỗ có thể gây ngộ độc, khó tiêu và đầy bụng. Bạn cũng nên lưu ý, chỉ nên ăn giá nhà tự làm hoặc mua giá có phần rễ bởi giá đỗ không có rễ là giá được ngâm qua chất kích thích sinh trưởng để rút ngắn thời gian làm giá.
Sữa nguyên chất
Nhung thuc pham an song co the gay ngo doc, tham chi mat mang-Hinh-8
 
Nhiều người có quan niệm rằng sữa tốt nhất là sữa vừa được vắt vì nó hoàn toàn nguyên chất, không hề chứa bất kỳ loại chất phụ gia nào. Thế nhưng, bạn lại không biết rằng trong cơ thể bò/dê thường chứa sẵn các vi khuẩn có hại như E. coli và Salmonella. Chúng sẽ theo sữa đi ra môi trường và nếu không được tiệt trùng, sữa nguyên chất có khả năng gây gây ngộ độc cao hơn sữa thường tới 150 lần.
Đậu thận
Nhung thuc pham an song co the gay ngo doc, tham chi mat mang-Hinh-9
 
Đậu thận hay còn gọi là đậu tây (hạt to dài, có hai màu phổ biến là đỏ, trắng) là thực phẩm thuộc họ đậu – một họ có nguồn dinh dưỡng lớn và lành mạnh rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn ăn sống đậu thận có thể khiến dạ dày của bạn chịu một áp lực cực lớn. Lý do là vì đậu thận chưa nấu chín có độc tố phytohemagglutinin, có thể gây khó chịu cho dạ dày, ruột và tạo nên các triệu chứng tương tự như ngộ độc thực phẩm.
Xúc xích
Nhung thuc pham an song co the gay ngo doc, tham chi mat mang-Hinh-10
 
Đây có thể không phải là thói quen của nhiều người nhưng không thể phủ nhận, có những người sẽ ăn sống xúc xích, bởi với họ xúc xích đã được làm chín trong quá trình chế biến. Thế nhưng, ăn sống xúc xích đông lạnh có thể khiến bạn bị nhiễm khuẩn listeria.
Bột mì
Nhung thuc pham an song co the gay ngo doc, tham chi mat mang-Hinh-11
 
Bột mì làm từ lúa mì, lúa gạo là hai thực phẩm giàu tinh bột có thể ăn sống mà không có hại gì. Nhưng khi được chế biến thành bột, đóng gói và đến tay người sử dụng là bạn, nó có thể nhiễm phải các mầm bệnh nguy hiểm như E.coli và chỉ có thể nấu chín bột mì lên.
Cà chua
Nhung thuc pham an song co the gay ngo doc, tham chi mat mang-Hinh-12
 
Đây là thực phẩm dinh dưỡng và thường được dùng ăn sống trong các món salad, nộm thế nhưng ăn sống cà chua lại không phải việc làm được khuyến khích bởi nó không chỉ làm mất chất dinh dưỡng của cà chua, khiến cơ thể khó hấp thu hơn mà còn khiến bạn dễ ngộ độc bởi các chất bảo vệ thực vật chưa thể làm sạch chỉ bằng cách rửa với nước.
Một số loại rau cải
Nhung thuc pham an song co the gay ngo doc, tham chi mat mang-Hinh-13
 
Người Việt Nam ta vẫn có câu “Cần tái cải nhừ” để chỉ việc chế biến rau xanh như cần chỉ cần thời gian rất nhanh nhưng với rau cải ( cải thảo, cải cúc, cải xanh, bắp cải…) lại cần phải nấu lâu hơn, chín nhừ mới ăn được.
Bởi trong rau cải chứa một số loại đường khó hấp thụ, nên một số người khi ăn những loại rau cải sống sẽ có cảm giác đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng…

Thực phẩm trở nên độc hại nếu chế biến sai cách

Khoai tây, dầu ăn, hải sản... là thực phẩm cần hết sức chú ý khi chế biến để không gây độc hại.

Thực phẩm trở nên độc hại nếu chế biến sai cách
Khoai tây nấu chín cũng không nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng vì chúng rất dễ nhiễm khuẩn. Bạn cũng không nên làm nóng lại khoai tây vì việc này có thể gây hại cho cơ thể khi ăn vào.
Thuc pham tro nen doc hai neu che bien sai cach
Ảnh minh họa. 

Nguyên tắc vàng trong việc trữ đông đồ ăn

Bạn muốn bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh được lâu mà an toàn thì cần ghi nhớ những nguyên tắc dưới đây.

Nguyên tắc vàng trong việc trữ đông đồ ăn
Cơ chế bảo quản thức ăn trong tủ lạnh

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

 Các yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật gồm 2 loại: Chất hóa học và các yếu tố lý học. Tủ lạnh được thiết kế dựa trên các nguyên lý lý học để tiêu diệt vi sinh vật.

Hiện nay, để tiêu diệt vi sinh vật gây hại cho sức khỏe con người, ngoài biện pháp dùng các chất hóa học như: hợp chất phênol, các loại cồn, hóa chất kim loại nặng, chất kháng sinh… người ta cũng dùng các biện pháp lý học (nhiệt độ, pH, độ ẩm, ánh sáng, áp suất thẩm thấu).

Tủ lạnh chính là một biện pháp lý học nhằm ức chế sinh trưởng vi sinh vật gây hại bằng nhiệt độ. Nhiệt độ của tủ lạnh ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hóa học trong tế bào của vi sinh vật, làm biến tính các loại protein, axit nuclêic…

Vì vi sinh vật gồm nhiều nhóm như ưa lạnh, ưa ẩm, ưa nhiệt, ưu siêu nhiệt nên tủ lạnh về cơ bản chỉ ức chế sinh trưởng được một số loại vi sinh vật nhất định.

Với nhiệt độ âm của ngăn đá, tủ lạnh có thể ức chế được nhiều loại vi sinh vật hơn ngăn mát. Điều đó lý giải vì sao thức ăn tươi sống khi để vào ngăn đá có thể giữ lâu hơn rất nhiều so với ngăn mát.

Ngoài ra, tủ lạnh cũng được thiết kế để bên trong luôn là khí lạnh khô, triệt tiêu môi trường ẩm cũng là một cách ức chế nhóm vi sinh vật ưa ẩm. Độ ẩm là một yếu tố quan trọng bậc nhất giúp vi sinh vật tồn tại, vì vậy các thức ăn chứa nhiều nước cũng sẽ dễ bị nhiễm khuẩn. Trong thực tế, các bà mẹ luôn bỏ phần canh thừa mà không trữ vào ngăn mát tủ lạnh vì canh này tới bữa sau đã bị vi khuẩn xâm nhập, phân hủy, không còn an toàn cho người ăn.

Tủ lạnh là một phương tiện bảo quản thức ăn chứ không có tác dụng diệt khuẩn. Vì vậy những thức ăn đưa vào tủ lạnh phải là những thức ăn tươi, sạch, không bị nhiễm khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn mới đảm bảo an toàn được.

Các nguyên tắc vàng trong việc trữ đông đồ ăn

Để ngăn chặn những nguy cơ vượt ngoài tầm kiểm soát trong việc trữ đông đồ ăn, bạn nên biết các nguyên tắc trữ đông đồ ăn đúng ngay từ đầu. Hãy nhớ rằng khi bạn trữ đông thực phẩm, bạn nên lưu ý 5 nguyên tắc sau:

Ngăn ngừa cháy tủ đông

Ngăn ngừa mất độ ẩm

Ngăn chặn việc ảm mùi sang các thực phẩm khác.

Sử dụng không gian tủ đông mà bạn có một cách khôn ngoan

Ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm khi bạn làm đông thực phẩm

Chìa khóa để thực hiện các mục tiêu này nằm ở việc đóng gói thực phẩm và cách bạn lưu trữ thực phẩm. Dưới đây là các quy tắc vàng để thực hiện nguyên tắc trên:

Để càng ít không khí trong các ngăn chứa của chứa tủ đông càng tốt, bằng cách loại bỏ hết không khí khỏi các túi cấp đông trước khi bạn niêm phong chúng. Bạn nên sử dụng các thùng an toàn trong tủ đông phù hợp với lượng thực phẩm được cấp đông.

Bọc thịt và đồ nướng thật chặt bằng giấy bạc trước khi bạn đặt chúng vào túi cấp đông. Hãy nhớ rằng thịt đông lạnh trong bao bì từ cửa hàng (được bọc bằng lớp nilon và đặt trên khay xốp) không phải là cách lý tưởng để bảo quản tốt trong tủ đông. Tuy nhiên cách đó vẫn chấp nhận được nếu bạn sử dụng chúng trong vòng một tháng.

Để thực phẩm của bạn đóng băng nhanh nhất để có thể để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, hãy sử dụng các hộp đựng thức ăn nhỏ - với dung tích không lớn hơn 4 lít.

Làm lạnh thực phẩm còn nóng của bạn một cách nhanh chóng trước khi trữ đông bằng cách đặt chảo thức ăn nóng vào một hộp lớn chứa đầy đá hoặc nước đá, thường xuyên khuấy để giữ lạnh. Nếu bạn đang làm lạnh nhiều thực phẩm nóng, như một nồi lớn hầm cùng với ớt, hãy chia thành các hộp nhỏ và nông hơn.

Đóng gói hoặc cho vào túi sau đó dán nhãn hoặc chỉ đơn giản là bạn ghi ngày trữ đông vào đó, ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn sẽ sử dụng các thực phẩm này trong vòng một hoặc hai tuần.

Đặt các hộp thực phẩm này ở nơi lạnh nhất trong tủ đông của bạn nếu có thể, cho đến khi chúng hoàn toàn đông lạnh.

Làm tan thực phẩm ở nhiệt độ phòng chỉ tốt đối các loại bánh nướng xốp, bánh mì và các loại bánh nướng khác. Đối với các thứ thực phẩm khác, hãy chọn cách rã đông trong ngăn mát tủ lạnh hoặc rã đông bằng lò vi sóng và sử dụng chế độ "tan băng".

Cố gắng sử dụng thực phẩm đông lạnh của bạn trong vòng hai đến ba tháng.

Khi bạn làm đông lạnh các món thực phẩm có chứa sữa hay sữa mẹ. Hãy nhớ rằng trong khi bạn trữ đông sữa, chúng có thể tách lớp một chút khi sau khi rã đông. Các loại phô mai cứng và nửa cứng có trọng lượng từ 227gam to 454 gam có thể trữ được bằng các tủ đông.

Khi bạn mới mua ngoài siêu thị về, các miếng phô mai này đã được bọc trong một lớp nilon và đã được hút chân không, bạn có thể cho luôn chúng vào trong tủ đông. Mặc dù phô mai sau khi bạn rã đông vẫn giữ nguyên hương vị đặc trưng, nhưng nó có thể hơi vụn và phù hợp hơn với việc thêm vào các món ăn nấu chín. Các loại phô mai không phù hợp lắm với việc cấp đông là phô mai kem và phô mai tươi. Phô mai xanh rất có thể trở nên vụn sau khi bạn rã đông.

Các nhóm thực phẩm tàn phá dạ dày

Người đau dạ dày cần tìm hiểu rõ thực phẩm nào nên và không nên ăn để hạn chế cơn đau tái phát.

Các nhóm thực phẩm tàn phá dạ dày
 Đau dạ dày là căn bệnh xảy ra với nhiều người, tùy tính chất bệnh mà mức độ ảnh hưởng tới mỗi người không giống nhau.

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày, nhưng biểu hiện phổ biến bằng những hiện tượng sau:

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.