Những thực phẩm ăn sống bổ hơn nấu chín

Trong quá trình nấu nướng, nhiệt độ cao sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng quý giá, có lợi cho sức khỏe trong những thực phẩm này.

Những thực phẩm ăn sống bổ hơn nấu chín

Bông cải xanh

Bông cải xanh là nguôn cung cấp dồi dào chất phytochemical sulforaphane có tác dụng ngăn ngừa ung thư, bệnh tim, viêm, trầm cảm. Theo các nhà khoa học, cơ thể hấp thụ phytochemical sulforaphane nhanh hơn khi ăn bông cải xanh sống. Dưới tác động của nhiệt độ, lượng vitamin C có trong loại rau này cũng bị hao hụt. Nếu muốn ăn bông cải xanh chín, hấp chính là phương pháp giúp hạn chế thất thoát dưỡng chất nhất.

Hành tây

Hành tây chứa flavonoid quercetin, có thể phòng ngừa ung thư. Ăn hành tây sống là cách hấp thụ tối đa chất này. Một nghiên cứu thực hiện vào năm 2012 chỉ ra rằng, khi nướng hành tây trong lò, những dưỡng chất tốt cho tim mạch sẽ biến mất sau 30 phút.

Ớt chuông

Ớt chua đỏ là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời cho cơ thể. Chỉ cần ăn 100g ớt chuông đỏ là bạn có thể đảm bảo lượng vitamin C trong ngày được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị. Tuy nhiên, quá trình chế biến bằng nhiệt sẽ làm phá hỏng vitamin C có trong loại quả này.

Nhung thuc pham an song bo hon nau chin

Tỏi

Tỏi chứa allicin giúp tăng cường sức đề kháng, phòng chống cảm cúm, ung thư. Tuy nhiên, chất này dễ bay hơi dưới tác dụng của nhiệt oo.

Làm nóng tỏi ở 200 độ C trong 6 phút sẽ ức chế hoàn toàn hoạt động kháng tiểu cầu của tỏi. Luộc tỏi trong 20 phút sẽ bị ức chế hoàn toàn hoạt động kháng khuẩn. Chỉ quay tỏi lò vi sóng khoảng 1 phút đã phá hủy 100% khả năng chống ung thư của nó. 

Ăn tỏi sống chính là cách để cơ thể hấp thu tối đa các dưỡng chất quý giá của loại thực phẩm này.

Rau cải xoăn

Loại rau này chứa hợp chất glucosinolates. Khi glucosinolates gặp enzyme myrosinase sẽ tạo thành chất isothiocyanates - có tác dụng chống viêm, chống các tế bào ung thư. Nhiệt độ sẽ vô hiệu hóa myrosinase. Do đó, cải xoăn nấu chín không còn tác dụng phòng chống bệnh như khi bạn sử dụng chúng để làm salad.

Củ cải đường

Củ cải đường giàu chất xơ, folate, vitamin C và mangan. Khi nấu chín, khoảng 25% folate, các vitamin và khoáng chất trong củ cải đường sẽ mất đi.

Khi bị ốm, bạn cần kiêng ăn những thực phẩm nào?

Các vấn đề về sức khỏe có thể trở nặng nếu bạn ăn phải các thực phẩm kiêng kị. Dưới đây là những thực phẩm cần kiêng tùy theo triệu chứng.

Khi bị ốm, bạn cần kiêng ăn những thực phẩm nào?
Khi bi om, ban can kieng an nhung thuc pham nao?

Tiêu chảy: Các thành phần không tiêu hóa được có trong kẹo không đường và kẹo cao su chứa chất tạo ngọt nhân tạo có thể gây tiêu chảy. Bên cạnh đó, hành, táo, súp lơ, bắp cải và các loại đậu có thể gây đầy hơi. Sữa, cồn và caffeine cũng làm tiêu chảy trở nặng. 

Khi bi om, ban can kieng an nhung thuc pham nao?-Hinh-2
Táo bón: Sô-cô-la, các sản phẩm từ sữa, viên bổ sung sắt, thuốc giảm đau, một số loại thuốc về máu và chống trầm cảm có thể làm tình trạng táo bón tệ hơn. 
Khi bi om, ban can kieng an nhung thuc pham nao?-Hinh-3
Buồn nôn: Các thực phẩm hại sức khỏe nhất khi bạn cảm thấy nôn nao là các món chiên, nhiều dầu mỡ, các thực phẩm chứa caffeine, cồn hay thức uống có ga. Bạn nên ăn với khẩu phần nhỏ các món ít hoặc không có mùi. 
Khi bi om, ban can kieng an nhung thuc pham nao?-Hinh-4
Khó nuốt: Khi bị đau họng, một số loại thực phẩm có thể khiến vùng sưng đau bị tổn thương nặng hơn. Bạn nên kiêng các dung dịch nóng và thức ăn giòn cứng. Bạn cũng cần kiêng các loại trái cây giàu axit như cam, chanh. 
Khi bi om, ban can kieng an nhung thuc pham nao?-Hinh-5
Đau người: Khi bạn bị đau nhức các bộ phận trên cơ thể, hãy ăn các thực phẩm chứa magie, canxi, và tránh ăn bất kì thực phẩm nào có thể khiến bạn mất nước. Cồn và caffeine là những chất sẽ làm cơn đau cơ trở nặng hơn. 
Khi bi om, ban can kieng an nhung thuc pham nao?-Hinh-6
Đau đầu: Mất nước là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau đầu. Bạn cần tránh các thực phẩm lợi tiểu như thức uống chứa cồn và caffeine, vì chúng khiến bạn mất nước trầm trọng hơn. 
Khi bi om, ban can kieng an nhung thuc pham nao?-Hinh-7
Đau tai: Các cơn đau nhức tai thường xuất hiện khi bạn bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, do đó bạn cần tránh các thực phẩm gây đặc đờm như sữa, và các thực phẩm gây viêm như đồ hộp và thực phẩm chế biến.     

Những sai lầm dễ gây ngộ độc trong lưu trữ thực phẩm

Việc lây nhiễm chéo thường xảy ra trong quá trình đi chợ khi để chung các loại thực phẩm tươi sống, thực phẩm không qua chế biến khi để chung với nhau.

Những sai lầm dễ gây ngộ độc trong lưu trữ thực phẩm
Nhiễm chéo xảy ra khi vi khuẩn và virus được chuyển giao từ một bề mặt bị nhiễm khuẩn đến một bề mặt khác chưa bị nhiễm. Các vi khuẩn và virus có thể truyền từ con người, các bề mặt của các thiết bị nơi làm việc và giữa các loại thực phẩm với nhau.

Thực phẩm độc vô cùng, thèm đến mấy cũng không nên ăn

Có nhiều loại thực phẩm là món ăn yêu thích của nhiều người nhưng theo các chuyên gia, đây lại là những món cực độc đối với sức khỏe. Ngoài ra, một số thực phẩm khác khi đã bị biến chất cũng không nên sử dụng bởi có thể gây chết người.

Thực phẩm độc vô cùng, thèm đến mấy cũng không nên ăn
Thuc pham doc vo cung, them den may cung khong nen an
Ảnh minh họa: Internet 
Bill Marler, chuyên gia về ngộ độc thực phẩm đã đưa ra danh sách 6 loại thực phẩm mà ông "không bao giờ động đũa'. Ông đặc biệt cảnh báo thông tin này đối với phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già và những người có bệnh mãn tính.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.