Với thông điệp "Hãy sống cho điều có ý nghĩa hơn", chương trình "Chào Việt Nam" diễn ra tại TP.HCM tối qua (22/5) của Nick đã thu hút khoảng 2.500 khán giả, trong đó có rất đông người khuyết tật.
Trong cuộc trò truyện này, Nick đã mang đến nhiều câu chuyện cuộc đời anh mà mọi người có thể đã từng nghe, xem anh trình bày trên mạng. Sau mỗi câu chuyện đó, một thông điệp được anh gửi đến cho người nghe.
Trong buổi diễn thuyết đầu tiên của Nick Vujicic tại Việt Nam, anh vui vẻ chia sẻ về những câu chuyện cuộc đời mình. Ảnh: Thanh Niên. |
Tự tin chia sẻ về những khiếm khuyết cơ thể mình, Nick cho biết: “Tôi 30 tuổi và tôi không có tay chân, không có gì về mặt y khoa giải thích tôi sinh ra lại như vậy. Người ta hỏi tôi định nghĩa về sự khuyết tật là như thế nào, chắc cuộc sống sẽ chật vật lắm... Thế nhưng tôi có một số những sức mạnh chủ yếu giúp tôi vượt qua. Đó là gia đình tôi...
Chúng ta có rất nhiều chuyện xảy ra trong cuộc sống. Nhưng chúng ta đều cần phải có tình yêu thương trong cuộc sống, yêu thương mọi người. Giá trị của các bạn không phải quyết định bằng điều các bạn làm được và những điều không làm được. Các bạn cần biết rằng mỗi ngày trong cuộc sống là một món quà... và chúng ta luôn mong muốn có thêm những món quà nhưng chúng ta cần phải biết ơn những gì đã có ngày hôm nay.
Với 2 ngón chân, tôi có thể viết, đi, bơi và làm nhiều việc khác. Đừng tập trung vào những thứ mình không có mà hãy tập trung vào những thứ mình đang có. Mỗi người đều có 1 tố chất khác biệt".
Nick còn chia sẻ con đường vào đại học của mình: "Khi tôi học xong trung học và học lên ĐH thì không có một sự hỗ trợ nào từ chính phủ như nhiều người lầm tưởng. Lúc đó ba mẹ tôi cũng có việc làm. Những người Úc đã mở 1 tổ chức phi lợi nhuận. Đó là 1 loại quỹ mà mọi người góp vốn hỗ trợ những người như tôi học đại học. Họ không chờ đợi sự giàu có tạo ra sự khác biệt. Hàng ngày những người Úc phải tự hỗ trợ nhau".
Và từ đó, người "không chân không tay" gửi gắm đến xã hội Việt Nam thông điệp: "Chỉ có người Úc mới cứu được người Úc. Và cũng chỉ có người Việt Nam mới cứu được người Việt Nam!".
Tuy nhiên, anh cũng khuyên những con người đang chịu nhiều thử thách như anh không nên chờ đợi sự hỗ trợ của gia đình, xã hội mà tự bản thân mình phải xác định mục tiêu sống có ý nghĩa hơn, để phấn đấu và nắm bắt cơ hội.
Câu chuyện của Nick về một cậu bé có hoàn cảnh đặc biệt giống mình cũng khiến nhiều người xem xúc động.
Anh kể: "Cách đây 7 năm, tôi gặp 1 cậu bé có hoàn cảnh y hệt như mình. Khi đó tôi đang diễn thuyết như ngày hôm nay và cậu bé chưa đầy 2 tuổi. Khi đặt cậu bé lên bàn, tôi thấy cậu bé thật tuyệt vời. Cậu bé ngước lên nhìn tôi, tôi cúi xuống nhìn cậu ấy. Cậu cười, còn mọi người thì khóc. Mẹ cậu bé tiến tới và ôm tôi, và khóc, khóc mãi.
Bà nói: "Bây giờ tôi có 1 điểm tựa để căn cứ cho cuộc sống của con tôi". Và tôi nói khi nào con bà được 6 tuổi tôi sẽ đến trường học của cậu ấy. Bà đã nói làm sao mà cậu bé có thể đi học được. Tôi liền nói hãy đưa đoạn băng của tôi cho bác sĩ của con bà xem. Và cuối cùng cậu bé đã được đi học.
Năm ngoái, cậu bé được 6 tuổi, cậu vẫn bị trêu trọc. Khi tôi đến trường thăm cậu bé, từ đó cậu trở thành biểu tượng trong trường".
Từ câu chuyện này, Nick cũng muốn truyền tải thông điệp: "Mỗi chúng ta ngồi đây đều có thể trở thành phép màu của người khác"...
Câu chuyện của Nick về một cậu bé có hoàn cảnh đặc biệt giống mình cũng khiến nhiều người xem xúc động.
Anh kể: "Cách đây 7 năm, tôi gặp 1 cậu bé có hoàn cảnh y hệt như mình. Khi đó tôi đang diễn thuyết như ngày hôm nay và cậu bé chưa đầy 2 tuổi. Khi đặt cậu bé lên bàn, tôi thấy cậu bé thật tuyệt vời. Cậu bé ngước lên nhìn tôi, tôi cúi xuống nhìn cậu ấy. Cậu cười, còn mọi người thì khóc. Mẹ cậu bé tiến tới và ôm tôi, và khóc, khóc mãi.
Bà nói: "Bây giờ tôi có 1 điểm tựa để căn cứ cho cuộc sống của con tôi". Và tôi nói khi nào con bà được 6 tuổi tôi sẽ đến trường học của cậu ấy. Bà đã nói làm sao mà cậu bé có thể đi học được. Tôi liền nói hãy đưa đoạn băng của tôi cho bác sĩ của con bà xem. Và cuối cùng cậu bé đã được đi học.
Năm ngoái, cậu bé được 6 tuổi, cậu vẫn bị trêu trọc. Khi tôi đến trường thăm cậu bé, từ đó cậu trở thành biểu tượng trong trường".
Từ câu chuyện này, Nick cũng muốn truyền tải thông điệp: "Mỗi chúng ta ngồi đây đều có thể trở thành phép màu của người khác"...
Dịch giả Bích Lan (giữa), thực hiện được ước muốn hội ngộ Nick Vujicic, người góp phần giúp chị có thêm nhiều nghị lực để sống lạc quan. Ảnh: VNE. |
Đêm “Chào Việt Nam” không chỉ là cuộc gặp gỡ với Nick mà còn là cuộc hội ngộ và vinh danh 24 tấm gương ý chí, nghị lực của Việt Nam. Họ đều là những con người truyền cảm hứng sống, những người tuy khộng hoàn thiện về thể chất, vẫn đang từng ngày góp phần làm giàu đẹp thêm cuộc sống của chính mình và mọi người.
Sau đêm “Chào Việt Nam”, Nick Vujicic có nhiều buổi diễn thuyết ở TP.HCM, Hà Nội với những nhóm khán giả khác nhau cũng như tham gia vài hoạt động xã hội.
Mời độc giả chia sẻ cảm xúc với Nick Vujicic thông qua mục Gửi bình luận phía dưới bài viết.
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU: