Những thói quen khi ngủ gây hại cho sức khỏe mà bạn không ngờ tới

Những thói quen khi ngủ mà rất nhiều người đang mắc có thể gây hại tới sức khỏe theo những cách bạn không ngờ tới.

Những thói quen khi ngủ gây hại cho sức khỏe mà bạn không ngờ tới
Bật TV khi ngủ: ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Nhung thoi quen khi ngu gay hai cho suc khoe ma ban khong ngo toi
 

Các nhà nghiên cứu cho biết, melatonin được tiết ra bởi tuyến tùng gần mắt. Khi mắt cảm nhận được bóng tối, tuyến tùng sẽ mặc định màn đêm đã tới, bắt đầu tiết hormon melatonine, lượng tiết ra đạt trạng thái cao nhất là vào thời điểm trước khi ngủ.

Tuy nhiên ngoài tác dụng hỗ trợ giấc ngủ, melatonine còn có tác dụng điều tiết estrogen và progesteron thụ thể, hai loại hormon này đều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nếu ban đêm tiếp xúc quá nhiều với ánh đèn của ti vi, đèn ngủ, lượng tiết melatonine sẽ giảm mạnh, từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh nở của phụ nữ.

Mặc quá chật khi ngủ: ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất

Thói quen khi ngủ này có thể làm bạn cảm thấy không thoải mái và khiến chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng. Thêm nữa, khi bạn mặc đồ bó sát lúc ngủ, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao, làm giảm quá trình sản sinh melatonin và hormone tăng trưởng. Do đó, hãy chọn cho mình những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát để giúp giấc ngủ sâu hơn.

Để tóc ướt khi đi ngủ: gây đau đầu

Nhung thoi quen khi ngu gay hai cho suc khoe ma ban khong ngo toi-Hinh-2
 

Sau khi gội đầu nếu bạn không làm khô tóc, lượng lớn nước đọng trên bề mặt da đầu, đặc biệt vào mùa đông khi nhiệt độ thấp, để tóc ướt đi ngủ sẽ khiến cơ thể phát bệnh. Trong trường hợp xấu, bạn sẽ cảm thấy tê ở da đầu, kèm theo cơn đau âm ỉ. Sáng hôm sau, sẽ xuất hiện những cơn đau đầu hoặc chóng mặt không thể giải thích được.

Ngủ khi bị say rượu: đau tim

Một chuyên gia từ Đức đã quan sát sự nguy hiểm của việc uống rượu trước khi đi ngủ trong 15 năm thấy rằng, uống rượu xong đi ngủ ngay có thể xuất hiện ngừng thở 2 lần, khoảng 10 giây mỗi lần. 10 giây này có thể gây ra tổn thương lớn cho cơ thể: dễ thấy nhất là tổn thương mạch máu, gây tăng huyết áp, huyết áp cao sẽ liên lụy đến tim, dẫn đến tăng nhịp tim, rối loạn nhịp tim và cuối cùng là bệnh tim.

Mặc áo ngực khi ngủ: tăng nguy cơ ung thư vú

Một bệnh viện ở Mỹ đã khảo sát 5.000 phụ nữ và phát hiện ra rằng những phụ nữ mặc áo ngực khi ngủ có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 2,1 lần so với những người không mặc áo ngực. Đây có thể là kết quả của việc nén ngực trong thời gian dài, tắc nghẽn dẫn lưu bạch huyết và giữ lại các chất có hại trong vùng ngực.

Không tẩy trang trước khi đi ngủ: hỏng da mặt

Nhiều phụ nữ lười tẩy trang trước khi đi ngủ, lớp trang điểm còn sót lại có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, gây rối loạn bài tiết tuyến mồ hôi, từ đó gây ra mụn và làm hỏng khuôn mặt. Rửa mặt trước khi đi ngủ không chỉ loại bỏ các kích thích xấu của lớp trang điểm còn sót lại trên da mặt, mà còn giúp ngủ ngon.

Che đầu khi ngủ: trí nhớ kém

Nhung thoi quen khi ngu gay hai cho suc khoe ma ban khong ngo toi-Hinh-3
 
Khi ngủ không được chùm đầu để giữ cho hơi thở tốt và cung cấp đủ oxy cho não. Thói quen ngủ chùm kín đầu, sẽ hạn chế sự lưu thông không khí trong chăn, nồng độ oxy trong chăn giảm xuống. Về lâu dài, không chỉ khiến trạng thái của người ngủ xấu đi, bị chóng mặt, mà còn ảnh hưởng đến chức năng bộ nhớ của não.
Nằm áp mặt vào gối khi ngủ: ảnh hưởng tới vùng mặt
Tư thế nằm khi ngủ cũng có thể tác động một phần tới cơ thể và chất lượng giấc ngủ của bạn. Đặc biệt, nếu bạn nằm áp mặt vào gối khi ngủ suốt cả đêm thì nó sẽ làm ảnh hưởng tới độ đàn hồi của vùng da má và gây ra những nếp nhăn xấu xí. Bên cạnh đó, khi bạn áp mặt lên gối thì lỗ chân lông sẽ bị bí và tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, gây nhờn mặt và làm mụn trứng cá xuất hiện.

Đi tất khi ngủ vào mùa Đông gây hàng loạt tác hại đáng sợ ít ai ngờ

Mùa Đông nhiều người hay bị lạnh chân nên thường có thói quen đi tất khi ngủ. Dù có thể giữ ấm nhưng nếu ngày nào cũng đi vậy sẽ có tác hại khôn lường.

Đi tất khi ngủ vào mùa Đông gây hàng loạt tác hại đáng sợ ít ai ngờ
Theo The Health Site, những thay đổi vào mùa Đông tác động đến cơ thể theo nhiều cách khác nhau. Vì vậy, con người dễ bị mắc các bệnh như cảm cúm, ho, dị ứng, sốt... Thay vì cố gắng thích nghi, chúng ta lại có xu hướng trở nên lười biếng, thu mình để chống chọi với cái giá lạnh của mùa Đông. Điều này vô tình đã dẫn đến một số thói quen sai lầm gây hại sức khỏe đó là việc đi tất khi ngủ.

Tuyệt chiêu tránh đau đầu sau giấc ngủ trưa

(Kiến Thức) - Giấc ngủ trưa rất tốt cho sức khỏe, giúp bạn bớt mệt mỏi, tăng trí nhớ và cải thiện tâm trạng. Tuy nhiên, một số người lại bị đau đầu dữ dội sau giấc ngủ ngắn. Có một số cách giúp bạn khắc phục tình trạng này.

Tuyệt chiêu tránh đau đầu sau giấc ngủ trưa
Tuyet chieu tranh dau dau sau giac ngu trua

Giấc ngủ trưa lý tưởng từ 10 đến 20 phút giúp bạn tái tạo năng lượng và tăng sự tỉnh táo.

Chảy nước dãi khi ngủ cảnh báo bệnh nguy hiểm gì?

Chảy nước dãi là một hiện tượng sinh lý tự nhiên. Nhưng nếu thường xuyên chảy nước dãi khi ngủ thì nó có thể là bệnh lý, cần được điều trị sớm.

Chảy nước dãi khi ngủ cảnh báo bệnh nguy hiểm gì?
Chay nuoc dai khi ngu canh bao benh nguy hiem gi?
Nguyên nhân chảy nước dãi  khi ngủ có thể là do nhiễm trùng trong miệng, bị đột quỵ, đa xơ cứng hoặc liệt não. Các nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này là các xoang bị tắc. Bạn có thể sẽ chảy nước dãi nhiều hơn nếu bạn thường bị cảm lạnh, nhiễm trùng, viêm xoang hoặc bị tắc và nghẹt mũi. Mũi bị tắc khiến bạn phải thở từ miệng, dẫn đến chảy nước dãi khi đang ngủ. 
Chay nuoc dai khi ngu canh bao benh nguy hiem gi?-Hinh-2
Vị trí ngủ: Vị trí bạn ngủ có thể dẫn đến chảy nước dãi vì nó có thể dẫn đến sự tích tụ nước bọt trong miệng và rò rỉ ra khỏi miệng bạn. Vị trí ngủ nghiêng hai bên hoặc ngủ sấp có thể là nguyên nhân chảy nước dãi khi ngủ.
Chay nuoc dai khi ngu canh bao benh nguy hiem gi?-Hinh-3
Tác dụng phụ của thuốc: Dùng thuốc chống loạn thần như clozapine có thể dẫn đến chảy nước dãi, ngay cả các loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh Alzheimer và các thuốc kháng sinh khác nhau cũng có thể có tác dụng phụ này. 
Chay nuoc dai khi ngu canh bao benh nguy hiem gi?-Hinh-4
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): GERD là một tình trạng trong đó các axit tiêu hóa có xu hướng chảy ngược trở lại thực quản của bạn; điều này dẫn đến tổn thương lớp thực quản. Bạn cảm thấy như một khối u trong cổ họng, nó thậm chí gây khó khăn trong việc nuốt và dẫn đến chảy nước dãi. 
Chay nuoc dai khi ngu canh bao benh nguy hiem gi?-Hinh-5
Chứng ngưng thở lúc ngủ: Ngưng thở khi ngủ là một rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, cơ thể của bạn có xu hướng ngừng thở vào ban đêm. Tình trạng này tạo ra một lượng nước bọt dư thừa và dẫn đến chảy nước dãi.  
Chay nuoc dai khi ngu canh bao benh nguy hiem gi?-Hinh-6
Rối loạn nuốt: Chảy nước dãi có thể là một triệu chứng chỉ của các rối loạn nuốt. Bạn có thể gặp khó khăn trong việc nuốt nước bọt khi mắc các bệnh như Parkinson, bệnh đa xơ cứng và nhiều loại ung thư khác nhau. 
Chay nuoc dai khi ngu canh bao benh nguy hiem gi?-Hinh-7
Các biện pháp khắc phục tại nhà: Nước bọt đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể bạn khỏi những nhiễm trùng khác nhau, nhưng khi nước bọt bắt đầu tích tụ trong miệng và chảy ra trong khi bạn ngủ, nó có thể gây khó chịu và thậm chí chỉ ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Một số biện pháp khắc phục tại nhà phổ biến mà mọi người lựa chọn là uống nhiều nước hơn và cắn một quả chanh, làm như vậy sẽ khiến cho nước bọt ít hơn và làm giảm nguy cơ chảy nước dãi. 
Chay nuoc dai khi ngu canh bao benh nguy hiem gi?-Hinh-8
 Ngủ đúng cách: Nằm ngửa khi ngủ sẽ giúp giải quyết vấn đề chảy nước dãi. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi nằm ngửa, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì đây có thể là triệu chứng của vấn đề sức khỏe. 
Chay nuoc dai khi ngu canh bao benh nguy hiem gi?-Hinh-9
Cảm lạnh, viêm xoang và mũi bị tắc gây khó thở. Dùng thuốc cần thiết để loại bỏ những vấn đề này sẽ giúp bạn thở dễ dàng hơn và giảm nguy cơ chảy nước dãi vì bạn sẽ không phải thở ra từ miệng nữa.  
Chay nuoc dai khi ngu canh bao benh nguy hiem gi?-Hinh-10
Tiêm botox: Một số người chọn tiêm botox để loại bỏ chảy nước dãi. Botox được tiêm vào tuyến nước bọt bằng cách gây mê toàn thân. Một mũi tiêm botox có tác dụng trong khoảng 6 tháng và người ta có thể làm lại nó. Ngoài ra, phẫu thuật có thể được khuyến cáo trong những trường hợp chảy nước dãi nghiêm trọng. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.