Những thói quen dùng thớt "chết người"

Thói quen "chết người" khi dùng thớt mà quá nhiều người Việt mắc hãy bỏ ngay kẻo hối không kịp.

Những thói quen dùng thớt "chết người"
Dù là thớt thủy tinh, thớt gỗ hay thớt nhựa thì những quy tắc dùng thớt để đảm bảo không bị nấm mốc, vi khuẩn đe dọa là điều bạn cần nắm rõ. Tuy vậy, việc sử dụng thường xuyên cũng gặp phải không ít những sai lầm.
Nhung thoi quen dung thot
Ảnh minh họa. 
Không sử dụng thớt riêng cho thịt sống - chín
Thịt, gia cầm, và cá có thể chứa vi khuẩn như E.coli và salmonella sẽ là nguy cơ tiềm ẩn khiến bạn mắc bệnh. Vì vậy, khi bạn chỉ sử dụng một thớt cho cả thịt và rau quả thì lây nhiễm chéo dễ dàng xảy ra. Thế nên, tốt nhất bạn nên sử dụng thớt riêng cho thịt động vật và rau củ, đặc biệt là cho thực phẩm sống và thực phẩm chín. Chú ý làm sạch thớt bằng nước ấm và xà phòng sau mỗi lần sử dụng thớt để thái hoặc chặt thịt động vật.
Sử dụng "thớt cũ" có nhiều vết nứt lớn
Nhiều người thích sử dụng thớt đã dùng lâu năm, bởi sự thuận tiện, quen tay, tuy nhiên những vết rạn nứt trên thớt chính là nơi trú ẩn lý tưởng của nhiều loại vi khuẩn. Vì vậy, thớt sử dụng khoảng 2 năm thì nên thay mới.
Sử dụng thớt nhựa hoặc thớt tre không đạt chuẩn
Thớt nhựa do không có tác dụng sát trùng tự nhiên, vì vậy lượng vi khuẩn tích tụ và sản sinh luôn cao hơn rất nhiều so với các loại thớt gỗ.
Ngoài ra, rất nhiều loại thớt tre có chứa hàm lượng formaldehyde vượt quá tiêu chuẩn. Sử dụng loại thớt này trong một thời gian dài sẽ có nguy hại lớn đến cơ thể con người.
Không chà rửa thớt đúng cách sau khi sử dụng
Sau khi sử dụng thớt, nhiều gia đình thường chỉ rửa sạch bằng mắt thường sau đó treo khô thớt lên. Nhưng điều này chưa đúng và có thể khiến cả nhà bạn bị ngộ độc hoặc nhiều bệnh nghiêm trọng khác.
Bởi thế, sau khi sử dụng thớt, bạn nên rửa thớt đúng cách. Chẳng hạn như, thay vì rửa thớt ở vòi nước lạnh, nên chuyển sang rửa bằng vòi nước ấm hoặc nóng.
Bạn cũng không nên lạm dụng chất tẩy rửa hóa học mà thay vào đó, áp dụng những nguyên liệu tẩy rửa tự nhiên và an toàn hơn như: giấm, chanh, muối để chà trên bề mặt sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Làm vậy ngoài giúp loại bỏ mùi khó chịu trên thớt còn khiến thớt gỗ sạch sẽ hơn.
Dùng miếng thép chà thớt, sau khi chà để thớt nằm ngang
Dùng miếng rửa bát thép hoặc kim loại để chà rửa thớt thường xuyên sẽ làm thớt bị xước, đây là nơi ẩn náu của nhiều loại vi khuẩn.
Sau khi rửa xong nếu để thớt nằm ngang sẽ khiến cho nước thấm sâu vào thớt, thớt khó khô, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Không thay thớt sau 6-8 tháng sử dụng
Thông thường sau thời gian sử dụng, mặt thớt sẽ bị đan chéo nhiều vết cắt, lâu ngày thức ăn giắt vào tạo nên ổ vi khuẩn dễ dàng thâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, với thớt dùng cho thức ăn chín, khoảng từ 6 - 8 tháng, bạn nên thay thớt một lần.
Không để thớt khô ráo hoàn toàn trước khi cất đi
Hơi ẩm và môi trường không khí kém lưu thông sẽ là "sân khấu" cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy thay vì đặt thớt của bạn trên kệ, tốt nhất là sau khi rửa thớt bạn hãy để nó khô ráo trên giá treo trước khi cất.

Rút giấy phép cơ sở mầm non mẹ Mười bạo hành trẻ dã man ở Đà Nẵng

Liên quan đến vụ bạo hành trẻ ở nhóm trẻ độc lập mẹ Mười (phường Chính Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng), chiều 21/5, chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã có văn bản chỉ đạo xử lý.

Rút giấy phép cơ sở mầm non mẹ Mười bạo hành trẻ dã man ở Đà Nẵng
Theo đó, ông Thơ yêu cầu giám đốc Sở GD-ĐT chủ trì, phối hợp với chủ tịch UBND quận Thanh Khê kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân có liên quan, báo cáo chủ tịch UBND TP trước ngày 23-5.

Cận cảnh cơ sở mầm non "Mẹ Mười" cho trẻ ăn như… tra tấn

Chiều 21/5, Công an phường Chính Gián tiến hành thẩm vấn bà Đinh Thị Hồng (SN 1972) để xác minh, điều tra làm rõ về những hình ảnh bạo hành xảy ra tại cơ sở mầm non "Mẹ Mười" gây phẫn nộ và bức xúc trong dư luận.

Cận cảnh cơ sở mầm non "Mẹ Mười" cho trẻ ăn như… tra tấn
Người dân bức xúc, phẫn nộ vì những hình ảnh bạo hành. Ảnh: Nguyễn Thành
Người dân bức xúc, phẫn nộ vì những hình ảnh bạo hành. Ảnh: Nguyễn Thành 
Sáng cùng ngày, hình ảnh và video clip bạo hành trẻ em tại cơ sở mầm non "Mẹ Mười" trên đường Thái Thị Bôi (phường Chính Gián) được đăng tải trên mạng xã hội lập tức gây phẫn nộ trong dư luận vì mức độ bạo hành quá nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng của con trẻ.
Một trong hai đoạn video clip ghi lại cảnh một phụ nữ cho trẻ nhỏ ăn bằng cách bắt trẻ nằm giữa nhà và liên tục đổ thức ăn vào miệng. Cháu bé bị lột áo, đè xuống sàn nhà la hét thảm thiết. Khi bị đổ thức ăn, nếu không chịu ăn lập tức bị người phụ nữ dùng giẻ nhét miệng và liên tục đập đánh.
 
Ngay sau khi các hình ảnh bạo hành trẻ em tại cơ sở mầm non "Mẹ Mười" được đưa lên, người dân hết sức bức xúc kéo đến cơ sở để phản đối, trong khi các phụ huynh hay tin lập tức đến đón con về.
Theo ghi nhận của phóng viên, cơ sở trông giữ trẻ này nằm sâu bên trong (351/32 Thái Thị Bôi) bên ngoài có tường rào, cổng sắt kéo kín nên người ngoài khó quan sát các hoạt động trông giữ trẻ bên trong. Khi sự việc xảy ra, người dân xung quanh hết sức bức xúc và phẫn nộ, đề nghị cơ quan chức năng phải điều tra và xử lý nghiêm.
 
Bà L.T.H sống cạnh lớp trẻ này bức xúc: “Mấy đứa nhỏ mở máy điện thoại cho tui xem cảm thấy uất ức và thương các cháu. Chúng nào có tội tình gì.Sáng nào đón trẻ, tôi cũng thấy mấy cô cười tươi niềm nở lắm. Đó là cảnh tra tấn chứ đâu phải nuôi giữ trẻ, mất hết nhân tính và lòng thương người”.

Rùng mình lời khai bảo mẫu Mẹ Mười hành hạ trẻ em

(Kiến Thức) - Khai với cơ quan điều tra, chủ cơ sở Mẹ Mười nói rằng việc cầm vào đầu nhấc bé trai ra khỏi cũi vì cháu này bị ghẻ, nên phải...nắm vào đầu để đưa bé ra ngoài khi bé bị ọe.

Rùng mình lời khai bảo mẫu Mẹ Mười hành hạ trẻ em
Chiều 22/5, thông tin với báo chí tiến trình điều tra vụ án bảo mẫu Mẹ Mười bạo hành trẻ em, Công an quận Thanh Khê (Đà Nẵng) cho biết, qua điều tra ban đầu có đủ cơ sở để khẳng định các bảo mẫu trường mầm non tư thục Mẹ Mười (đường Thái Thị Bôi, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) có dấu hiệu xâm hại đến trẻ, có dấu hiệu hình sự nên khởi tố vụ án.
Cơ quan công an xác định chủ cơ sở mầm non Mẹ Mười là bà Đinh Thị Hồng (SN 1972). Khai nhận tại công an, bà Hồng thừa nhận mình chính là người phụ nữ bạo hành các trẻ trong clip. Đối với cháu bé nằm dưới sàn bị bà Hồng đổ liên tục thức ăn vào miệng là cháu M.T.L (28 tháng tuổi).

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.