Những “tay đua tử thần” trên dòng sông huyền thoại

(Kiến Thức) - Nậm Nơm là con sông nhỏ ở miền Tây tỉnh Nghệ An nhưng "sản sinh" nhiều huyền thoại lái đò với những chuyến ngược dòng, vượt thác...

Huyền thoại chết
Con sông đục ngàu vắt ngang qua những đỉnh núi, cheo leo như những máng nước nơi rẻo cao. Và có một thứ nghề cổ xưa vẫn còn tồn tại - nghề lái đò với bao nhiêu huyền thoại sinh tử của những chuyến ngược dòng, vượt thác.
Cứ ngỡ Đà giang hiểm trở đã đi vào thi ca trong tác phẩm "Người lái đò sông Đà" của cố nhà văn Nguyễn Tuân với những miêu tả tỉ mỉ khiến sông Đà không chỉ đẹp, chẳng thua kém một thiếu nữ nhưng cũng đáng sợ và rùng rợn bởi hiểm nguy thác ghềnh. "Nào ai ngờ ở miền Tây xứ Nghệ, dòng Nậm Nơm không chỉ là dòng sông treo ngọn núi mà còn là huyền thoại chết với những dân tộc nghìn đời cư trú ở vùng biên giới Việt - Lào", ông Vi Tốn Thục - người dân tộc Thái đã gần cả cuộc đời sống trên dòng Nậm Nơm giới thiệu một cách văn hoa để khách tưởng tượng về dòng sông đang xoáy nước đục ngàu gào thét dưới thung lũng kia.
Trong trí nhớ của ông Thục, sông Nậm Mộ không lớn, nhưng dài chẳng kém những Đà giang hay sông Lam. Dòng bắt nước từ Lào, chảy xuyên núi đá, có những đoạn chảy ngược như sông Kỳ Cùng ở Lạng Sơn, sông vắt ngang qua núi mà nếu ai tinh ý, đứng phóng tầm mắt thấy Nậm Nơm không khác gì một cái máng nước được trẻ đôi từ luồng lứa dẫn nước. Dòng sông cứ vắt vẻo hết đỉnh núi cao sang ngọn núi thấp rồi tung mình xuống thung lũng sâu cả trăm mét tạo thành dòng thác bất tận.
Hai bên sông Nậm Nơm trùng điệp bởi núi.
Hai bên sông Nậm Nơm trùng điệp bởi núi. 
Ông Thục bảo: "Không tự nhiên mà người ta nói đây là huyền thoại chết, tất cả đều có cái nguyên nhân sâu xa của nó. Dòng sông này từ xa xưa đã nhấn chìm không biết bao nhiêu sinh mạng, bao nhiêu quân thù. Những trận lũ quét đầu nguồn như đuổi nước xuống xuôi làm cho những tảng đá giữa dòng cũng phăng phăng trôi theo. Chúng tàn phá bản làng, nhấn chìm chim muông muôn thú theo dòng nước và đập nát tất cả ở cuối ngọn tháp hung dữ".
Quả thật, những con sông hiền hoà ở đồng bằng một khi lũ lên đã đáng sợ nhưng khi Nậm Nơm nổi giận thì đá cũng phải tan. Ông Thục giải thích: "Mưa rừng bão biển, dòng Nậm Nơm chịu trách nhiệm đưa nước từ nguồn lại phải địa hình dốc lên dốc xuống nên chúng ầm ào suốt ngày đêm. Có những bận lũ lên dân bản ven sông cứ ôm nhau khóc chờ chết chứ chẳng ai chiến thắng được nước. Có những vùng, người ta coi dòng Nậm Nơm như một vị thần, họ lập đàn cúng tế vào ngày rằm hoặc lễ tết mong thần sông phù hộ".
Những người làm nghề lái đò gia truyền vẫn dùng thuyền độc mộc.
 Những người làm nghề lái đò gia truyền vẫn dùng thuyền độc mộc. 
Những tay đua tử thần
Chẳng ai chiến thắng được nước - lời ông Thục thổ lộ nghe có vẻ rất mâu thuẫn với thứ nghề cổ xưa mà tổ tiên, rồi đến đời ông, con cháu ông đang mưu sinh trên dòng Nậm Nơm. Khi ông kể rằng, chẳng ai chiến thắng được nước nhưng nhiều người lại sống được với dòng sông này bằng nghề lái đò đưa khách hay chở hàng ngược dòng lên biên giới. Thì ra, đó là những "tay đua tử thần" trên dòng sông huyền thoại, họ đã sống và có người đã chết vì sinh nghề tử nghiệp.
Những người lái đò trên dòng Nậm Nơm được ví là những "tay đua tử thần" vì họ phải từng giây từng phút với thần kinh thép vượt thác ghềnh trong dòng nước xoáy. "Hiện nay, quốc lộ 7 được mở thông suốt sang Lào nên nghề lái đò không còn sôi nổi nữa, chứ trước đây nó là thứ nghề gia truyền của người Thái chúng tôi. Bây giờ, chủ yếu là chở hàng thuê cho khách hàng vùng biên chứ không còn ai dám ngồi lên chiếc thuyền độc mộc để một sống một còn với dòng sông nữa", ông Thục cho hay.
Nhớ lại những năm tháng chinh chiến khổ nhọc với dòng Nậm Nơm, ông Thục cho hay gia tộc ông có hai người bỏ mạng trên dòng sông này. Anh trai ông Thục, một người lái đò điêu luyện nhất dòng Nậm Nơm sau khi thay cha huấn luyện em trai kế nghiệp lái đò đã bị dòng xoáy cuốn đi. Từ đó đến nay đã mấy chục năm, nhưng ông Thục vẫn không tìm được xác anh trai. Rồi con trai ông Thục cũng ra đi từ dòng sông này sau một chuyến đò vượt thác.
Ông Thục nhẩm tính, cho đến nay không biết có bao nhiêu người lái đò đã chết nhưng họ vẫn trung thành với nghề này. Tuy vất vả, nguy hiểm nhưng là thứ nghề cha truyền con nối nên phải giữ. Hơn nữa, họ sống với sông nước đã quen nên chẳng làm được gì khác. Cái nguy hiểm bây giờ với người lái đò là chẳng may gặp phải kẻ xấu, thuê chở ma tuý, hàng lậu. Chính ông Thục cũng từng bị lợi dụng nên giờ đây mỗi lần chở hàng, ông đều phải yêu cầu khách mở đồ ra kiểm tra đề phòng bất trắc.   
Hồ Bản Vẽ, nơi xuất phát ngược dòng Nậm Nơm.
Hồ Bản Vẽ, nơi xuất phát ngược dòng Nậm Nơm. 
Bám sông mà sống
Hiểm nguy và cái chết không thể làm những người lái đò chùn bước. Không chỉ vậy, người dân ven dòng Nậm Nơm cũng không từ bỏ dòng sông, họ bám sông mà sống. Ông Vi Tân Hợi, Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương cho hay, khi một trong những thuỷ điện lớn nhất miền Trung là Khe Bố xây dựng ở thượng nguồn Nậm Nơm vốn là nơi cư trú của các dân tộc Ơ Đu, Thái, Khơ Mú, một vùng đất rộng lớn thành lòng hồ thuỷ điện và họ chuyển nghề đánh bắt thuỷ sản hoặc làm nghề lái đò đưa khách du lịch tham quan.
Nơi tụ nước cho Nậm Nơm bây giờ là lòng hồ thuỷ điện Bản Vẽ, cũng là nơi xuất phát cho những ai muốn khám phá miền Tây xứ Nghệ. Những người lái đò ngược dòng Nậm Nơm bây giờ không hiếm nữa. Có hàng chục, thậm chí hàng trăm người hành nghề. Anh Lô Văn Chuẩn, người lái đò trên hồ Bản Vẽ thổ lộ: "Có chuyến chở khách lên biên giới, cả đi cả về mất nửa tháng. Được khách bao ăn, thu nhập còn lại cũng vài triệu đồng chứ không ít đâu. Nếu cứ có khách thì việc chúng tôi bám sông mà sống kể ra cũng không vô nghĩa".
Chúng tôi quan sát, những đoạn sông cạn, người dân ven sông không làm nghề lái đò thì lại đánh bắt tôm cá để sống. Cá Nậm Nơm không nhiều nhưng toàn đặc sản. Những ngư dân cho hay, có loại cá dầm xanh anh vũ bán cả triệu đồng một cân. Loại cá này hiếm nhưng vào mùa, tất cả bơi ra những bãi đá mồ côi giữa dòng Nậm Nơm, một chân buộc dây thừng cho nước không cuốn đi rồi trầm mình xuống nước dùng lưới hoặc vợt để bắt cá. 
Vừa ngược dòng, ông Thục vừa than thở: "Dòng Nậm Nơm cho dân cá mú tiền bạc nhưng cũng lấy của chúng tôi bao nhiêu nước mắt".
"Nghề lái đò trên dòng Nậm Nơm, Nậm Mộ đã có từ rất lâu đời ở miền Tây tỉnh Nghệ An. Hiện nay, ở những lòng hồ thủy điện, nơi chứa nước từ những dòng sông này cũng xuất hiện những người lái đò phục vụ khách du lịch. Cũng có nhiều người quay lại lòng hồ làm ăn bằng nhiều thứ nghề vì không có đất".
Ông Vi Tân Hợi (Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương, Nghệ An)

Làng đặt họ tên “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam

- Ở nước ta khi viết họ tên thì họ thường đứng trước, tên đệm ở giữa, cuối cùng là tên. Nhưng từ xưa đến nay người dân xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội thì có cách ghi độc nhất vô nhị. Khi đi khai sinh cho con mình, bố mẹ thường ghi họ nằm ở giữa. Con trai, con gái lại đảo vị trí họ tên khác nhau. Tục lệ này gây không ít phiền toái cho người dân đi làm ăn xa...

Truyền thuyết đình làng So

Thần tích chép rằng: Vào mùa xuân năm Canh Thìn (930), có ông Cao Hiển và bà Lã Thị Ả ở hương Vạn Kỳ, huyện Gia Định, phủ Thuận An, đạo Kinh Bắc nhà vốn rất nghèo, làm nghề đánh cá trên sông. Hai ông bà rất thích làm việc thiện, một việc thiện dù nhỏ cũng làm. Một hôm hai ông bà đi đánh chài lưới trên sông Như Nguyệt, kéo được 15 dật vàng. Từ đấy hai ông bà làm ăn khấm khá.

 Hiềm nỗi ông bà đã ngoài 50 tuổi mà vẫn chưa có con. Người chồng vẫn thường nói với vợ: Tiền rừng gạo bể mà không có con thì sống không được vui và bàn với bà đi tìm nơi cầu tự. Hai ông bà nghe nói ở đền Hữu Linh, trang Sơn Lộ (thuộc địa phận làng So) là nơi linh ứng cầu gì được nấy. Họ bèn sắm sửa lễ vật đến đó cầu tự. Sớm hôm sau ông bà làm lễ tạ rồi xuống thuyền cùng với hai người vạn chài xuôi dòng sông Hát (một nhánh sông Hồng chảy về sông Đáy). Thuyền đang đi, trời bỗng nhiên tối sầm lại như đêm và một trận gió lớn ập đến. Lúc này thuyền chở ông bà đến địa phận trang Sơn Lộ hai người ngẩng đầu nhìn lên trời thấy có đám mây vàng hướng vào bà mà hạ xuống. Lã thị hoảng sợ, nằm miên man.

Sau đó bà có mang, tháng 2 năm Quý Tỵ (933), bà sinh được 3 người con trai. Ba đứa trẻ lớn lên thành những chàng trai khoẻ mạnh rồi theo Đinh Tiên Hoàng đi dẹp loạn. Quân sĩ kéo từ Hoa Lư thắng trận về đến trang Sơn Lộ thì nghỉ ngơi và tập hợp trai tráng trong vùng tiếp tục chiến đấu dẹp loạn 12 sứ quân. Đinh Tiên Hoàng lên ngôi bèn sắc phong 3 ông là tam vị Thông Hiện nguyên soái Đại Vương. Trải qua các triều đại, tam Thánh đều được sắc phong mỹ tự. Người dân trong vùng làm đình thờ phụng đời đời.

Cổng vào làng So, giờ đã đổi thành xã Cộng Hòa.
Cổng vào làng So, giờ đã đổi thành xã Cộng Hòa.

Tục lệ có từ 400 năm trước?

Làng So bây giờ được phân chia làm hai xã Cộng Hòa và Tân Hòa. Xã Cộng Hòa mới là cái gốc của làng So trước đây. Trong xã hiện nay có 34 dòng họ khác nhau. Nhưng từ xưa đến nay người làng So ghi tên trong giấy khai sinh, tên họ không đứng đầu mà được đứng giữa.

Cụ Nguyễn Danh Hữu, 73 tuổi cho biết: “Tôi làm thủ từ đình So hơn 20 năm, ngôi đình này gắn bó với lịch sử phát triển của làng. Đây là ngôi đình cổ có khoảng 400 năm trước, được xây dựng năm 1673. Tôi cũng tìm hiểu về gốc tích việc đặt họ nằm ở giữa tên, nhưng không có tư liệu nào nói về việc này. Theo các cụ cao niên kể lại thì đó là cái tục lệ của làng từ xa xưa. Có thể nó gắn liền với sự ra đời của ngôi đình làng So. Với cách đặt tên như vậy, tạo sự độc đáo riêng, chỉ có làng So mới có”.

“Như tên tôi là Nguyễn Danh Hữu, đi học hành người ta cứ nghĩ họ của tôi là Nguyễn, nhưng theo tục lệ làng thì họ tôi là Danh, tên đệm là Nguyễn, tên chính là Hữu. Từ xa xưa cha ông đều đặt như vậy, lớn lên chúng tôi cứ theo như thế mà đặt tên cho con cháu. Trước đây chúng tôi ở tỉnh Hà Tây cũ mỗi lần đăng ký khai sinh cho con, bộ phận Tư pháp cũng thắc mắc về cách đặt họ đứng giữa tên. Họ cũng bảo chúng tôi đảo tên họ lên đầu, nhưng chúng tôi bảo đó là tục lệ của dân làng chúng tôi. Cha ông đặt thế nào thì giờ con cái cũng phải đặt thế”, cụ Hữu cho hay.

 Cũng theo cụ Hữu, người dân trong làng mỗi khi nói chuyện họ kiêng kỵ không nói tới từ “nước lã”. Dù uống nước giếng, nước ao hồ người làng cũng nói tránh là nước chưa đun sôi. Vì từ “Lã” là họ bà Vương Mẫu, người sinh ra ba vị tướng có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Trong làng So đã lập đền thờ để ghi nhớ công ơn của bà. Có người lỡ mồm nói “nước lã” đã phải đến đền thờ của Vương Mẫu để xin bà tha thứ.

Dị nhân gọi “cá thần”, thu phục linh vật rồng 3 mắt

Diện kiến dị nhân gọi "cá thần"

Xã vùng cao Thượng Nung (Võ Nhai, Thái Nguyên) từ xa xưa truyền tụng về một truyền thuyết có liên quan đến động Long Dương. Tuy nhiên, truyền thuyết kỳ lạ về động rồng mới thực sự được hé mở khi anh Mai Thế Dân, người dân tộc Tày ở xóm Tân Thành khám phá ra.

Thai phụ chấp nhận bị hiếp dâm để bảo vệ con

(Kiến Thức) - Bị đối tượng dùng dao khống chế cướp tài sản, sau đó đòi hiếp dâm. Sợ đối tượng hung hãn sẽ làm hại con mình, thai phụ mang thai tháng thứ 7 đành chấp nhận để “yêu râu xanh” cưỡng đoạt.

Lời kể của thai phụ
Liên quan đến vụ việc, đối tượng Nguyễn Văn Tài (SN 1995, trú tại thôn Ngô Xá, xã Long Châu, huyện Yên Phong, Bắc Ninh) dùng dao khống chế sau đó cướp tài sản, hiếp dâm một thai phụ tại khu vực thôn Mẫn Xá vào lúc 21 giờ ngày 12/9 mà Kiến Thức đã đưa tin, hiện Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Phong đã khởi tố đối tượng, bắt tạm giam để điều tra xử lý hành vi hiếp dâm, cướp tài sản.

Đọc nhiều nhất

Ùn tắc giao thông… không phải do Nghị định 168

Ùn tắc giao thông… không phải do Nghị định 168

Sau nửa tháng thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP, tình hình trật tự an toàn giao thông đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. TNGT giảm cả 3 tiêu chí, ý thức chấp hành quy định về giao thông đã được nâng cao hơn trước…

Tin mới