- Những kẻ đi chui bằng cách trốn vào khoang càng máy bay có thể bị nghiền nát, rơi từ độ cao vài trăm mét hoặc tử vong do thiếu oxy, nhiệt độ giảm.
Chỗ ngồi nguy hiểm
Cảnh sát vừa phát hiện ra thi thể của một người đàn ông nằm trên đường phố London. Các chuyên gia cho rằng, ông ta đã đi trốn vé và chui vào bên trong khoang càng máy bay. Khi máy bay chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay ở Heathrow (Anh), càng máy bay được thả ra và ông ta đã rơi ra ngoài từ độ cao hàng trăm mét.
Nhiều người đi chui tìm cách để ẩn nấp bên trong khoang càng máy bay, nơi càng máy bay thu vào khi máy bay bay trên bầu trời. Hầu hết các khoang càng máy bay đều có đủ chỗ cho một người lớn ẩn nấp. Tuy nhiên, nếu càng máy bay không được thu gọn, phi công sẽ lặp lại thao tác đó cho đến khi hoàn thành. Điều này có thể làm kẻ đi chui bị nghiền nát.
Hơn nữa, khi máy bay lên cao, áp suất không khí giảm sẽ làm con người mắc chứng giảm áp. Khi đó, bong bóng khí nitơ hình thành trong mạch máu và các dịch mô sẽ gây đau nhức cơ, khớp và hủy hoại mô, dây thần kinh cùng các nội tạng.
Chỗ ngồi nguy hiểm
Cảnh sát vừa phát hiện ra thi thể của một người đàn ông nằm trên đường phố London. Các chuyên gia cho rằng, ông ta đã đi trốn vé và chui vào bên trong khoang càng máy bay. Khi máy bay chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay ở Heathrow (Anh), càng máy bay được thả ra và ông ta đã rơi ra ngoài từ độ cao hàng trăm mét.
Nhiều người đi chui tìm cách để ẩn nấp bên trong khoang càng máy bay, nơi càng máy bay thu vào khi máy bay bay trên bầu trời. Hầu hết các khoang càng máy bay đều có đủ chỗ cho một người lớn ẩn nấp. Tuy nhiên, nếu càng máy bay không được thu gọn, phi công sẽ lặp lại thao tác đó cho đến khi hoàn thành. Điều này có thể làm kẻ đi chui bị nghiền nát.
Hơn nữa, khi máy bay lên cao, áp suất không khí giảm sẽ làm con người mắc chứng giảm áp. Khi đó, bong bóng khí nitơ hình thành trong mạch máu và các dịch mô sẽ gây đau nhức cơ, khớp và hủy hoại mô, dây thần kinh cùng các nội tạng.
Ngoài ra, kẻ đi chui sẽ phải đối mặt với 2 tình trạng nguy hiểm đến tính mạng: giảm oxy huyết (hypoxia) và giảm nhiệt (hypothermia). Tình trạng giảm nhiệt xảy ra khi thân nhiệt hạ xuống dưới 32 độ C trong khi máy bay thường lên tới độ cao nơi nhiệt độ xuống thấp tới -45 độ C.
Khoang càng máy bay - nơi nhiều kẻ đi trốn vé náu mình. |
Nếu kẻ đi chui xoay xở để sống sót trong suốt chặng đường thì vẫn có thể bị rơi khi càng máy bay được hạ xuống ở độ cao cách mặt đất tới vài trăm mét. Khi không có điểm tựa và chỗ bám, việc bị rơi là khó tránh khỏi. Nhiều kẻ đi chui máy bay không bị phát hiện là bởi họ đã bị rơi trước khi máy bay hạ cánh.
Trong những năm gần đây, một số vụ đi chui máy bay tương tự đã xảy ra nhưng đa phần thủ phạm đều bị chết. Tháng 2/2010, thi thể một người đàn ông đã được tìm thấy bên trong khoang càng của một chiếc máy bay hãng Delta Air Lines từ New York sau khi nó hạ cánh xuống Tokyo. Người ta không phát hiện thấy thương tích trên thi thể ngoại trừ những mảng băng tuyết. Giới chức cho rằng anh ta có thể bị chết cóng.
Sống sót kỳ diệu
Tuy nhiên, vẫn có những kẻ đi chui thoát khỏi các hiểm nguy trên để đến nơi an toàn. Và người ta cho rằng đó là vì họ vô cùng may mắn.
Tháng 6/2010, một người Romania đã may mắn sống sót sau 97 phút náu mình trong khoang càng của máy bay trên chuyến bay từ Vienna tới Heathrow.
Người thanh niên 20 tuổi giải thích với chính quyền Anh rằng anh ta đã bò dưới rào chắn của vành đai sân bay Vienna và trèo vào bên trong càng của một chiếc Boeing 747.
Nhân viên y tế tại Heathrow đã kiểm tra sức khoẻ người thanh niên này và thấy rằng anh ta không hề bị thương mặc dù phải chịu cái lạnh -41 độ C và tình trạng thiếu oxy trong suốt hành trình.
Một phát ngôn viên của Cục Hàng không Dân dụng Anh (CAA) nói rằng, người đàn ông này thực sự rất may mắn mới có thể sống sót: "Nếu họ đi máy bay chui bằng cách trốn trong càng, có rất nhiều chuyện có thể xảy ra với họ. Nếu họ không ẩn náu ở một chỗ thích hợp thì sẽ dễ dàng bị nghiền khi máy bay nâng càng lên. Hơn nữa, vì nhiệt độ và cao độ của máy bay nên họ sẽ phải đối mặt với những nguy hiểm nghiêm trọng".
Truyền thông Áo đưa tin rằng, kẻ đi chui máy bay có thể sống sót vì máy bay đã bay dưới độ cao 10.000m do thời tiết xấu.
Trong những năm gần đây, một số vụ đi chui máy bay tương tự đã xảy ra nhưng đa phần thủ phạm đều bị chết. Tháng 2/2010, thi thể một người đàn ông đã được tìm thấy bên trong khoang càng của một chiếc máy bay hãng Delta Air Lines từ New York sau khi nó hạ cánh xuống Tokyo. Người ta không phát hiện thấy thương tích trên thi thể ngoại trừ những mảng băng tuyết. Giới chức cho rằng anh ta có thể bị chết cóng.
Sống sót kỳ diệu
Tuy nhiên, vẫn có những kẻ đi chui thoát khỏi các hiểm nguy trên để đến nơi an toàn. Và người ta cho rằng đó là vì họ vô cùng may mắn.
Tháng 6/2010, một người Romania đã may mắn sống sót sau 97 phút náu mình trong khoang càng của máy bay trên chuyến bay từ Vienna tới Heathrow.
Người thanh niên 20 tuổi giải thích với chính quyền Anh rằng anh ta đã bò dưới rào chắn của vành đai sân bay Vienna và trèo vào bên trong càng của một chiếc Boeing 747.
Nhân viên y tế tại Heathrow đã kiểm tra sức khoẻ người thanh niên này và thấy rằng anh ta không hề bị thương mặc dù phải chịu cái lạnh -41 độ C và tình trạng thiếu oxy trong suốt hành trình.
Một phát ngôn viên của Cục Hàng không Dân dụng Anh (CAA) nói rằng, người đàn ông này thực sự rất may mắn mới có thể sống sót: "Nếu họ đi máy bay chui bằng cách trốn trong càng, có rất nhiều chuyện có thể xảy ra với họ. Nếu họ không ẩn náu ở một chỗ thích hợp thì sẽ dễ dàng bị nghiền khi máy bay nâng càng lên. Hơn nữa, vì nhiệt độ và cao độ của máy bay nên họ sẽ phải đối mặt với những nguy hiểm nghiêm trọng".
Truyền thông Áo đưa tin rằng, kẻ đi chui máy bay có thể sống sót vì máy bay đã bay dưới độ cao 10.000m do thời tiết xấu.
Phương Thanh (Theo Health24, Telegraph, Guardian)
[links()]