Những tác động tiêu cực lên thị trường chứng khoán Việt Nam 2018

Dự báo thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam sẽ tiếp tục lên những mức cao mới trong năm 2018 do được hỗ trợ bởi nâng hạng thị trường, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thoái vốn cũng như nền kinh tế tiếp tục phát triển ổn định.

Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố có thể tác động tiêu cực lên thị trường chứng khoán.
Từ các yếu tố bên ngoài...
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất mặc dù chưa ảnh hưởng tiêu cực như dự báo trước đó, nhưng nếu lộ trình thắt chặt tiền tệ của cơ quan này được đẩy nhanh hơn và đồng USD tăng giá mạnh trở lại thì dòng vốn ở các thị trường mới nổi có nguy cơ chảy ngược về Mỹ và tác động xấu đến các thị trường tài sản ở những quốc gia đang phát triển.
Ảnh: Quý Hòa
Ảnh: Quý Hòa 
Các thị trường tài sản như TTCK đã bắt đầu xu hướng tăng trưởng kể từ sau giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nay và đặc biệt tăng rất mạnh trong 2 năm trở lại đây, cùng với các gói nới lỏng định lượng (QE) giúp hàng loạt dòng tiền rẻ được bơm vào thị trường và đẩy giá các loại tài sản lên cao. Nếu như các chính phủ thắt chặt chính sách tiền tệ trở lại tất yếu sẽ ảnh hưởng đến lượng tiền rẻ này.
Các tổ chức như FED đã bắt đầu lộ trình thắt chặt tiền tệ khi gần đây liên tiếp tăng lãi suất và thu hẹp bảng cân đối, trong khi những ngân hàng trung ương tại châu Âu và Nhật Bản đang có dấu hiệu thắt chặt tiền tệ sớm hơn khi giảm dần quy mô các chương trình mua tài sản và các gói nới lỏng định lượng.
Về cơ bản, giá hàng hóa nói chung hay giá dầu nói riêng tăng sẽ giúp những doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu những hàng hóa này được lợi, nhưng về tổng thể nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng khi lạm phát có nguy cơ leo thang trở lại, gây áp lực lên lãi suất và từ đó cản trở đà tăng của nền kinh tế và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của những doanh nghiệp còn lại, đặc biệt với những doanh nghiệp sử dụng nguyên nhiên liệu đầu vào là hàng hóa, dầu mỏ, như doanh nghiệp vận tải chẳng hạn.
Căng thẳng địa - chính trị giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên cũng như quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng có thể tác động bất ngờ lên TTCK, nhất là khi thời gian qua Trung Quốc và Mỹ luôn cảnh báo có thể trả đũa thương mại lẫn nhau. Gần đây Trung Quốc cho biết có thể xem giảm dần và tiến đến ngừng mua các khoản nợ của Mỹ thông qua thị trường trái phiếu, trong khi Mỹ dường như đang cố gắng duy trì đồng USD yếu để giảm tình trạng thâm hụt thương mại với Trung Quốc.
Nhiều quỹ đầu tư gần đây đã thoái vốn tại những doanh nghiệp đang niêm yết, trong khi việc mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu là từ các thương vụ thoái vốn của DNNN hay tại những doanh nghiệp mới lên sàn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng.
Sự đổ vỡ của các thị trường tiền số cũng có thể ảnh hưởng đến TTCK khi niềm tin nhà đầu tư sụt giảm, đặc biệt là tại các nền kinh tế châu Á với số lượng người tham gia đầu tư vào các thị trường tiền số và ICO chiếm tỷ trọng rất lớn.
Lịch sử cho thấy các thị trường tài sản dường như có mối liên kết và có tính lây lan, theo đó, khi một thị trường đổ vỡ sẽ gây mất niềm tin của các nhà đầu tư dẫn đến hành vi rút tiền ra khỏi các thị trường còn lại.
... đến các yếu tố nội tại
Với áp lực nợ công ngày càng lớn buộc Chính phủ phải tăng phát hành trái phiếu, từ đó mặt bằng lãi suất có thể tăng. Tình trạng thâm hụt ngân sách kéo dài cùng với các khoản thu thuế từ xuất nhập khẩu giảm khiến Chính phủ phải tìm cách gia tăng tỷ trọng nguồn thu nội đia, do đó hàng loạt dự thảo về tăng thuế được đưa ra, từ thuế tiêu dùng, tiêu thụ đặc biệt đến các khoản thuế thu nhập. Nếu thuế suất tăng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như trở thành rào cản cho các doanh nghiệp mới thành lập.
Việc xử lý nợ xấu có thể không đạt được như kỳ vọng dù Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội Về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã được thực thi. Vấn đề hiện nay là chưa xây dựng được thị trường mua bán nợ và các tài sản bảo đảm đúng nghĩa để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, khi mà nguồn lực trong nước vẫn có những hạn chế nhất định. Trong khi đó, nguồn vốn nước ngoài hiện nay đang bị thu hút bởi các thương vụ thoái vốn của DNNN.
Chỉ số VN-Index trong năm 2017 tăng đến 48% và là một trong 5 TTCK tăng cao nhất trên thế giới. Tuy nhiên đà tăng quá mạnh này cũng có thể thúc đẩy việc chốt lời. Nhiều quỹ đầu tư gần đây đã thoái vốn tại những doanh nghiệp đang niêm yết, trong khi việc mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu là từ các thương vụ thoái vốn của DNNN hay tại những doanh nghiệp mới lên sàn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng.
Thống kê cho thấy định giá TTCK Việt Nam cũng không còn rẻ, với hệ số P/E hiện tại đã hơn 21 lần, cao hơn ở Thái Lan, Trung Quốc. Một loạt hàng hóa tăng giá cao có thể khó thu hút thêm dòng tiền tham gia. Yếu tố hỗ trợ chính hiện nay của TTCK Việt Nam là khả năng được nâng hạng thị trường và các thương vụ thoái vốn của DNNN.

Phó Thủ tướng bấm nút khai trương thị trường chứng khoán phái sinh

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, sự kiện này là mốc son trong quá trình phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sáng nay (10/8), tại Sở GDCK Hà Nội, Bộ Tài chính đã tổ chức Lễ ra mắt và khai trương thị trường chứng khoán phái sinh.

Ai giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam 2017?

(Kiến Thức) - Trong Top 10 đại gia chứng khoán Việt Nam 2017, hầu hết đều là lãnh đạo tại những doanh nghiệp, tập đoàn lớn.

1. Tỷ phú Phạm Nhật Vượng Trụ vững hàng đầu trong Top 10 đại gia chứng khoán Việt Nam 2017 “xuyên suốt” từ năm 2009 đến nay phải kể đến tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup (VIC). Hiện tại, ông Vượng đang sở hữu gần 54.000 tỷ đồng trên sàn chứng khoán Việt. Trong khi đó, khối tài sản Forbes ước tính của ông lên tới 4,2 tỷ USD, tương đương hơn 95.000 tỷ đồng. Ông Vượng là người Việt Nam đầu tiên vào tốp 500 người giàu thế giới. Ảnh: Zing.

1. Tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Trụ vững hàng đầu trong Top 10 đại gia chứng khoán Việt Nam 2017 “xuyên suốt” từ năm 2009 đến nay phải kể đến tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup (VIC). Hiện tại, ông Vượng đang sở hữu gần 54.000 tỷ đồng trên sàn chứng khoán Việt. Trong khi đó, khối tài sản Forbes ước tính của ông lên tới 4,2 tỷ USD, tương đương hơn 95.000 tỷ đồng. Ông Vượng là người Việt Nam đầu tiên vào tốp 500 người giàu thế giới. Ảnh: Zing. 

2. Trịnh Văn Quyết Cũng nằm trong Top 10 người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam 2017 là ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn FLC. Theo thống kê, hơn 98% giá tị tài sản của ông Quyết đều đến từ cổ phiếu Faros. Giá trị tài sản hiện tại của ông Trịnh Văn Quyết ước đạt 37.088 tỷ đồng. Ảnh: ĐTCK.
 2. Trịnh Văn Quyết
Cũng nằm trong Top 10 người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam 2017  ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn FLC. Theo thống kê, hơn 98% giá tị tài sản của ông Quyết đều đến từ cổ phiếu Faros. Giá trị tài sản hiện tại của ông Trịnh Văn Quyết ước đạt 37.088 tỷ đồng. Ảnh: ĐTCK.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.