Những sếp Việt “ngồi chưa nóng chỗ” đã thoái vị

(Kiến Thức) - Do nhiều lý do khách quan và chủ quan, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đã phải thoái vị sau một thời gian ngắn nhậm chức, khiến dư luận được dịp xôn xao.

Mới đây nhất, Phó tổng Giám đốc Nguyễn Văn Đức của Công ty CP ô tô Hàng Xanh (mã HAX) bất ngờ nghỉ việc chỉ sau 4 tháng tại vị đã khiến dư luận xôn xao. Tuy nhiên, đây không phải lần đầu ông Đức thoái vị. Trước đó, ông Đức là Tổng giám đốc HAX nhưng xin từ chức do năm 2012 công ty thua lỗ và lui xuống vị trí Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc kinh doanh.

Theo quyết định ngày 29/8 của Tổng giám đốc thì ông Đức chính thức nghỉ việc sau 4 tháng ở “ghế” Phó tổng, kể từ ngày bổ nhiệm là 7/5/2013. Cùng với ông Đức, ông Nguyễn Văn Huyền là trưởng phòng kinh doanh của HAX cũng nghỉ việc trong đợt này.

Năm 2012, HAX bán được 445 xe trên kế hoạch 670 xe, đạt 66,42%. Lợi nhuận trước thuế âm 22 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2013, công ty tiếp tục lỗ hơn 22 tỷ đồng. Bắt đầu trở thành đại lý của Mercedes-Benz Việt Nam từ tháng 6 năm 2000, Hàng Xanh là nhà phân phối đầu tiên của thương hiệu này tại Việt Nam. Tới nay, HAX có 4 showroom, trong đó 3 showroom ở TPHCM và 1 showroom tại Cần Thơ.

Trường hợp “sếp lớn” của ô tô Hàng Xanh thoái vị chỉ sau một thời gian ngắn tại vị không phải là tiền lệ. Trước đó, giới kinh doanh trong nước đã từng được chứng kiến nhiều việc tương tự. Tuy nhiên, “kỷ lục” ngắn ngày có thể nói đến vị cựu CEO của Tôn Hoa Sen, ông Phạm Văn Trung. Ông Trung chính thức thành cựu CEO chỉ sau 18 ngày tại vị.

Cựu CEO 18 ngày của Tôn Hoa Sen.
 Cựu CEO 18 ngày của Tôn Hoa Sen.

Vượt qua nhiều ứng viên sáng giá, ông Phạm Văn Trung được Hội đồng quản trị Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen (HSG) chọn giữ cương vị Tổng giám đốc, kể từ ngày 1/4/2011, thay cho ông Lê Phước Vũ Khi bổ nhiệm, ông Trung được ca ngợi là người có những tố chất quan trọng như trung thực, được đào tạo bài bản, tạo sự đồng thuận cao, uy tín, tài năng, sức trẻ. HSG cũng cho rằng đây là ứng viên phù hợp nhất cho vị trí CEO tập đoàn, sau nhiều năm nỗ lực tìm kiếm.

Tuy nhiên, đến ngày 18/4, ông Trung đã có đơn từ chức và xin thôi việc với lý do cá nhân. Ý nguyện này của ông Trung đã được Hội đồng quản trị duyệt.

Điều đáng nói là sau khi ông Trung thoái vị ở Tôn Hoa Sen đã nảy ra “xung đột” với ban lãnh đạo của công ty cũ. Cụ thể, HSG gửi công văn yêu cầu Công ty thép Nam Kim (NKG) chấm dứt hợp đồng lao động với ông Trung vì cho rằng ông đã vi phạm cam kết trách nhiệm với HSG. Bên HSG khẳng định, việc ông Trung sang hợp tác làm việc với Nam Kim chỉ sau 7 tháng nghỉ việc tại Hoa Sen là trái quy định. Theo HSG, ông Trung đã có ký với công ty bản cam kết, trong đó quy định: "Trong vòng 36 tháng kể từ khi nghỉ việc, tôi không được phép cung cấp thông tin, tiết lộ bí mật kinh doanh, không được hợp tác, sản xuất, kinh doanh, đại lý sử dụng, tiết lộ thông tin về khách hàng, mặt hàng, sản phẩm tương tự cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào".

Vụ ầm ĩ này đã kéo dài qua lại giữa hai bên khiến dư luận xôn xao và báo giới tốn “giấy mực”.

Cuối tháng 11 năm ngoái, CEO Air Mekong Lương Hoài Nam cũng bất ngờ xin từ chức sau 4 tháng ở vị trí giám đốc điều hành hãng hàng không này, với lý do cá nhân. Thời điểm đó, chia sẻ trên trang cá nhân, ông Nam cho hay, lý do từ nhiệm của mình là muốn được sum họp cùng gia đình. "Nhà mình sống ở TP.HCM, làm việc lại ở Hà Nội, cả tuần vợ một mình một nơi, chồng một mình một nơi, những cái được không bù đắp được những cái mất, nên mình xin nghỉ. Không có bất kỳ lý do nào khác ngoài lý do này", ông viết trên facebook.

Ông Lương Hoài Nam thoái vị vì muốn gần vợ con.
 Ông Lương Hoài Nam thoái vị vì muốn gần vợ con.

Sinh năm 1963, ông Lương Hoài Nam là nhân vật được nhiều người biết tới trong làng hàng không Việt.

Air Mekong thành lập từ năm 2008, cất cánh ngày 10/10/2010 nhưng đến tận 4/7/2012 mới có giám đốc điều hành - chức vụ do ông Lương Hoài Nam đảm nhiệm.

Hồi đầu tháng 7/2012, ông chính thức nhận vị trí giám đốc điều hành tại Air Mekong. Trước đó, ông có 11 năm công tác tại Vietnam Airlines. Từ năm 2004 đến 2010, ông làm cho hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific.

Cuối tháng 7 vừa qua, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội SHB là ông Phạm Văn Thăng đã thôi chức sau 32 ngày được tái bổ nhiệm. Theo SHB, việc miễn nhiệm này theo đơn từ nhiệm của chính ông Thăng.

Ông Thăng đã giữ chức vụ Phó tổng giám đốc SHB từ 1/11/2010 đến 19/2 năm nay và vừa được bổ nhiệm lại vào ngày 20/6.

Ông Phạm Văn Thăng sinh năm 1967, là Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, có 15 năm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Trước khi về SHB, ông Thăng từng công tác tại Ngân hàng cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), đảm nhiệm vị trí Giám đốc chi nhánh, Phó giám đốc Khối khách hàng doanh nghiệp.

“Nóng” thay tên đổi họ CEO Việt trong tháng 4

Ngân hàng là lĩnh vực chứng kiến nhiều cuộc thay đổi sếp nhất trong tháng này. Trong thời gian qua, các ngân hàng liên tiếp công bố việc bổ nhiệm, từ chức, thôi chức của các CEO.

Những CEO ẩn danh của doanh nghiệp Việt

Bà Lê Thị Thúy Ngà, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Nam Cường

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.