Những "sát thủ" diệt bom từ trường ít xuất hiện của bộ đội Việt Nam

Những "sát thủ" diệt bom từ trường ít xuất hiện của bộ đội Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân chủng Hải quân từng chế tạo tàu phóng từ H.DL.9 điều khiển từ xa để tiêu diệt bom từ trường, đây có lẽ là một trong những phương tiện quân sự công nghệ cao nhất mà Việt Nam đã tạo ra được trong thời kháng chiến chống Mỹ. 

Bom từ trường là kiểu “bom thông minh”, nổ chậm, được Mỹ thử nghiệm quy mô lớn thời đó để đánh phá các tuyến giao thông vận tải ngằm ngăn chặn hoạt động bảo đảm chiến đấu có ý nghĩa huyết mạch của ta. Khác với bom nổ chậm thông thường, bom từ trường là loại bom chờ nổ khi mục tiêu có khả năng cảm ứng từ di động trong tầm hoạt động của bom, đặc điểm nổi bật nhất của bom từ trường là có thể nổ trên mặt đất, dưới đất và dưới nước. Vì vậy, loại bom này còn có tác dụng như một kiểu thuỷ lôi.
Bom từ trường là kiểu “bom thông minh”, nổ chậm, được Mỹ thử nghiệm quy mô lớn thời đó để đánh phá các tuyến giao thông vận tải ngằm ngăn chặn hoạt động bảo đảm chiến đấu có ý nghĩa huyết mạch của ta. Khác với bom nổ chậm thông thường, bom từ trường là loại bom chờ nổ khi mục tiêu có khả năng cảm ứng từ di động trong tầm hoạt động của bom, đặc điểm nổi bật nhất của bom từ trường là có thể nổ trên mặt đất, dưới đất và dưới nước. Vì vậy, loại bom này còn có tác dụng như một kiểu thuỷ lôi.
Loại vũ khí hủy diệt này đã gây cho bộ đội ta nhiều thiệt hại, ảnh hưởng tới tuyến vận tải vũ khí hàng hóa vào miền Nam. Chính vì vậy, các đơn vị công binh, kĩ thuật QĐND Việt Nam đã ngày đêm nghiên cứu tìm cách tiêu diệt bom từ trường trước khi chúng gây hại. Một trong các phương tiện đã được  bộ đội Việt Nam tạo ra là xe bọc thép phá bom từ trường (ảnh).
Loại vũ khí hủy diệt này đã gây cho bộ đội ta nhiều thiệt hại, ảnh hưởng tới tuyến vận tải vũ khí hàng hóa vào miền Nam. Chính vì vậy, các đơn vị công binh, kĩ thuật QĐND Việt Nam đã ngày đêm nghiên cứu tìm cách tiêu diệt bom từ trường trước khi chúng gây hại. Một trong các phương tiện đã được bộ đội Việt Nam tạo ra là xe bọc thép phá bom từ trường (ảnh).
Xe bọc thép phá bom từ trường được sản xuất trên cơ sở khung gầm xe bọc thép chở quân bánh lốp BTR-40 của Liên Xô (viện trợ số lượng lớn cho Việt Nam). Loại xe này nặng đến 5,3 tấn, dài 5m, rộng 1,9m, cao 2,2m, kíp lái 2 người, chở được 6-8 lính.
Xe bọc thép phá bom từ trường được sản xuất trên cơ sở khung gầm xe bọc thép chở quân bánh lốp BTR-40 của Liên Xô (viện trợ số lượng lớn cho Việt Nam). Loại xe này nặng đến 5,3 tấn, dài 5m, rộng 1,9m, cao 2,2m, kíp lái 2 người, chở được 6-8 lính.
BTR-40 bọc giáp dày 6-8m đủ sức chống lại đạn súng máy hạng nhẹ, mảnh bom pháo. Nó có thể di chuyển với tốc độ đến 80km/h, tầm hoạt động 430km.
BTR-40 bọc giáp dày 6-8m đủ sức chống lại đạn súng máy hạng nhẹ, mảnh bom pháo. Nó có thể di chuyển với tốc độ đến 80km/h, tầm hoạt động 430km.
Trong xe được trang bị thiết bị để tạo ra từ tính kích nổ bom từ trường Mỹ. Theo chú thích Bảo tàng Hậu Cần, xe phá bom từ trường này có thể phá được bom cách 80-135m.
Trong xe được trang bị thiết bị để tạo ra từ tính kích nổ bom từ trường Mỹ. Theo chú thích Bảo tàng Hậu Cần, xe phá bom từ trường này có thể phá được bom cách 80-135m.
Chiếc được trưng bày ở bảo tàng này là một trong 62 xe được đưa vào hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn từ năm 1968-1972, đã tham gia rà phá nhiều bom nổ chậm, bảo đảm thông đường cho xe vận chuyển hàng kịp thời phục vụ chiến trường trong kháng chiến chống Mỹ.
Chiếc được trưng bày ở bảo tàng này là một trong 62 xe được đưa vào hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn từ năm 1968-1972, đã tham gia rà phá nhiều bom nổ chậm, bảo đảm thông đường cho xe vận chuyển hàng kịp thời phục vụ chiến trường trong kháng chiến chống Mỹ.
Ngoài xe phá bom BTR-40, bộ đội ta còn xe kéo pháo hạng nhẹ ATL của Liên Xô thành xe phóng từ để phá bom từ trường.
Ngoài xe phá bom BTR-40, bộ đội ta còn xe kéo pháo hạng nhẹ ATL của Liên Xô thành xe phóng từ để phá bom từ trường.
Trong ảnh là một trong số các xe ATL được Xưởng 49 - Bộ tư lệnh Công binh cải tiến năm 1966.
Trong ảnh là một trong số các xe ATL được Xưởng 49 - Bộ tư lệnh Công binh cải tiến năm 1966.
Đội phá bom 93 Bộ tư lệnh Công binh đã sử dụng chiếc xe phóng từ số hiệu LA-4320 này để phá bom từ trường, thủy lôi của Mỹ rải ở Cửa Tùng, Cửa Việt, Đông Trường Sơn, tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị năm giai đoạn 1968-1972.
Đội phá bom 93 Bộ tư lệnh Công binh đã sử dụng chiếc xe phóng từ số hiệu LA-4320 này để phá bom từ trường, thủy lôi của Mỹ rải ở Cửa Tùng, Cửa Việt, Đông Trường Sơn, tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị năm giai đoạn 1968-1972.
Trên biển, Quân chủng Hải quân đã chế tạo tàu phóng từ H.DL.9 điều khiển từ xa để tiêu diệt bom từ trường.
Trên biển, Quân chủng Hải quân đã chế tạo tàu phóng từ H.DL.9 điều khiển từ xa để tiêu diệt bom từ trường.
Đây có lẽ là một trong những phương tiện quân sự công nghệ cao nhất mà Việt Nam đã tạo ra được trong kháng chiến chống Mỹ.
Đây có lẽ là một trong những phương tiện quân sự công nghệ cao nhất mà Việt Nam đã tạo ra được trong kháng chiến chống Mỹ.
Tàu phóng từ H.DL.9 này được Xưởng 46, Hải quân chế tạo tháng 9/1967. Năm 1968 đưa vào sử dụng rà phá thủy lôi, bom từ trường thành công ở vùng biển Hải Phòng.
Tàu phóng từ H.DL.9 này được Xưởng 46, Hải quân chế tạo tháng 9/1967. Năm 1968 đưa vào sử dụng rà phá thủy lôi, bom từ trường thành công ở vùng biển Hải Phòng.
Video Thiết bị đào hào đặc biệt của Bộ đội Công binh Việt Nam - Nguồn: QPVN

GALLERY MỚI NHẤT