Tấn công xâm lược Liên Xô
Một trong những sai lầm lớn nhất đời trùm phát xít Hitler đó là tấn công xâm lược Liên Xô. Kế hoạch táo bạo trên được phát xít thực hiện với tên gọi Chiến dịch Barbarossa. Ngày 22/6/1941, ba triệu binh lính phát xít Đức, 3.580 xe tăng, 1.830 máy bay cùng nhiều phương tiện chiến đấu khác đã được Hitler huy động trong cuộc chiến tấn công Liên Xô.
Mặc dù sử dụng lực lượng hùng hậu nhưng Hitler đã phải nếm mùi thất bại cay đắng khi vấp phải sự chống trả quyết liệt của quân đội Liên Xô. Hitler đã bị sa lầy trong cuộc tấn công Liên Xô trong bốn năm. Trước đó, trùm phát xít Đức lên kế hoạch tấn công xứ sở bạch dương với kế hoạch "chiến tranh chớp nhoáng" nhưng không thành công.
Tuyên chiến với Mỹ
Phát xít Đức tuyên chiến với Mỹ sau sự kiện Trân Châu Cảng. |
Hitler tuyên chiến với Mỹ là sai lầm lớn trong đời trùm phát xít Đức. Sau sự kiện Trân Châu Cảng, Mỹ tuyên chiến với Nhật Bản. Sau ba ngày diễn ra sự kiện Trân Châu Cảng, Hitler bất ngờ tuyên chiến với Mỹ mặc dù hành động này không nằm trong hiệp ước ba bên mà Đức ký kết với Nhật Bản sẽ giúp phát xít Nhật trong trường hợp bị tấn công.
Do lo ngại Mỹ sẽ có khởi đầu thuận lợi nếu tiêu diệt được phát xít Nhật sau đó quay sang đánh Đức nên Hitler đã đưa ra quyết định trên. Thêm vào đó, Hitler cũng cho rằng nếu giúp đỡ phát xít Nhật thành công thì hai bên sẽ liên minh chiến đấu chống lại Liên Xô. Tuy nhiên, hành động tuyên chiến với Mỹ đã khiến phát xít Đức có thêm kẻ thù to lớn. Kể từ đó, sức mạnh quân đồng minh tăng lên đáng kể.
Sai lầm trong phát triển vũ khí
Hitler đã mắc sai lầm trong việc phát triển vũ khí "siêu khủng" nhưng có nhiều nhược điểm. |
Trong khi Mỹ, Canada và Anh thực hiện dự án phát triển bom nguyên tử thì phát xít Đức lại thờ ơ với lĩnh vực này. Thay vào đó, Hitler hứng thú với thứ gọi là "vũ khí kỳ diệu" đó là tên lửa V1, V2, máy bay phản lực, xe tăng cỡ lớn hay những vũ khí có kích thước siêu lớn. Đây là sai lầm lớn của Hitler trong phát triển vũ khí.
Chính vì vậy, ngành công nghiệp sản xuất xe tăng của Hitler được đầu tư "khủng" và hoạt động hết công suất cũng như chi một khoản tiền cực lớn. Tuy nhiên, do xe tăng của phát xít Đức được chế tạo cồng kềnh, lớn nên nó dường như chỉ là một khối thép biết di chuyển.
Thực tế chứng minh, những cỗ xe tăng cồng kềnh của phát xít Đức di chuyển vô cùng chậm chạp, khoảng 3 km/giờ và được trang bị vũ khí ít ỏi. Chính những điểm yếu này khiến cho xe tăng của Hitler thất bại thảm hại trên chiến trường. Trong khi đó, xe tăng của Liên Xô và nhiều nước khác nhỏ hơn, được trang bị vũ khí nhiều hơn đã phá hủy được lượng lớn phương tiện chiến đấu của Hitler cũng như tiêu diệt được nhiều binh lính phát xít Đức.