Những sai lầm khi uống nước rau má giải nhiệt

Sử dụng nước rau má không đúng cách có thể khiến bạn bất tỉnh, mê man, có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Vì vậy khi uống nước rau má cần tránh những sai lầm sau.

Những sai lầm khi uống nước rau má giải nhiệt
Uống nước rau má trước khi ra nắng
Nhiều người có suy nghĩ trước khi ra ngoài trời nắng nóng nên uống một thứ gì đó mát mẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Đây là suy nghĩ cực sai lầm.
Khi uống nước rau má xong, bạn cần hạn chế ra nắng vì trong rau má có hoạt chất phản ứng rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, có thể gây bất tỉnh, mê man...
Tốt nhất, nếu xác định phải ra ngoài trời nắng thì bạn không nên uống nước rau má trước đó nữa. Nên uống khi cơ thể đang muốn nghỉ ngơi, thư giãn là tốt nhất.
Uống nước rau má khi đang mang thai
Với những người chuẩn bị làm mẹ cần tránh xa loại nước này. Theo lương y Bùi Hồng Minh, uống nước rau má khi đang mang thai là điều cấm kỵ vì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi, khả năng sảy thai cao. Với người đang có ý định mang thai mà sử dụng nước rau má, ăn rau má thường xuyên cũng sẽ làm giảm khả năng thụ thai.
Nhung sai lam khi uong nuoc rau ma giai nhiet
 
Dùng nước rau má để uống thuốc
Đây là hành động kết hợp vô cùng nguy hiểm. Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ và các thuốc chống trầm cảm... Nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.
Vì vậy, nếu đang uống thuốc, tốt nhất bạn không nên uống nước rau má để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, tránh ảnh hưởng sức khỏe.
Uống nước rau má để chữa nóng bụng do khó tiêu
Nhiều người nghĩ do rau má có tính hàn, giải nhiệt tốt nên khi bị khó tiêu, ợ nóng sẽ uống nước rau má. Thói quen này hoàn toàn không có cơ sở khoa học, thậm chí gây phản tác dụng.
Thực tế thì nước rau má, nhất là khi cho thêm đường vào sẽ dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, làm tình trạng đầy bụng khó tiêu thêm trầm trọng, có thể gây quặn thắt và đau bụng. Để an toàn thì nên tránh uống nước rau má trong thời gian này.
Uống nước rau má thay nước lọc
Nhiều người cho rằng uống càng nhiều nước rau má càng tốt, càng giúp giải nóng trong người nhanh hơn, mụn nhọt nhanh chóng biến mất.
Thực tế thì không phải vậy, uống quá nhiều nước rau má hàng ngày, nhất là uống thay cho nước lọc, 2 - 3 lít một ngày bạn sẽ gặp nguy hiểm khó lường.
Uống nhiều nước rau má sẽ khiến bị đầy bụng, tiêu chảy, nhất là những người thân nhiệt thấp sẽ dễ bị lạnh bụng. Ngoài ra, ăn nhiều rau má còn khiến tăng cholesterol khiến bạn bị nhức đầu, mất ý thức thoáng qua.
Uống khi bị nhức đầu
Theo các chuyên gia cho biết, nếu như bạn đang nhức đầu thì không nên uống nước rau má. Bởi rau má có tính hàn khi uống nhiều nước rau má sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu và khiến bạn bị nhức đầu nhiều hơn. Nếu hiện tượng này kéo dài có thể gây vỡ mạch máu ảnh hưởng tới tính mạng.
Uống rau má khi tiêu chảy
Một trong những thời điểm bạn cực kỳ không nên uống nước rau má đó là khi bạn đang bị lạnh bụng, tiêu chảy. Rau má cũng như nhiều loại rau có tính hàn, có công dụng giải nhiệt thì khi uống quá nhiều nước rau má sẽ gây lạnh bụng, chướng bụng khiến bạn bị mất nước ảnh hưởng tới chức năng điện giải gây hoa mắt chóng mặt. Đặc biệt, với những người bụng yếu, uống nước rau má cũng dễ gây ra đầy bụng và tiêu chảy vô cùng nguy hiểm.
Nhung sai lam khi uong nuoc rau ma giai nhiet-Hinh-2
 
Hướng dẫn uống nước rau má đúng cách
- Khi ăn rau má, ép nước rau má cần đảm bảo khâu vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn vì rau má mọc sát mặt đất, có khả năng bị nhiều vi khuẩn, thuốc trừ sâu… xâm nhập.
- Người bị yếu bụng muốn ăn rau má chỉ nên ăn vài lá hoặc khi ăn phải kèm theo lát gừng sống.
- Không nên uống quá nhiều nước rau má, mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 40g rau má. Sau 1 tháng dùng rau má thường xuyên, bạn cần ngừng ít nhất nửa tháng rồi mới uống lại.

Những bài thuốc chữa bệnh cực quý hiếm từ loại rau má mọc hoang

(Kiến Thức) - Rau má thường mọc hoang dã nơi gốc ruộng, bờ đường nhưng lại là một dược thảo rất quý, chữa được nhiều bệnh khá hữu hiệu. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh rất hiệu quả từ cây rau má.

Những bài thuốc chữa bệnh cực quý hiếm từ loại rau má mọc hoang
Nhung bai thuoc chua benh cuc quy hiem tu loai rau ma moc hoang

Rau má là vị thuốc quý, chữa được nhiều chứng bệnh như: mụn nhọt, rôm sảy, sốt nóng, thiếu sữa sau sinh, táo bón, hư lao, nhuận gan mật, bí tiểu tiện...Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ rau má.

Nhung bai thuoc chua benh cuc quy hiem tu loai rau ma moc hoang-Hinh-2
Chữa mụn nhọt: Rau má 50g, lá gấc 50g. Cách dùng: Rửa cả hai thứ thật sạch, giã nhỏ, cho ít muối vào trộn đều, đắp lên chỗ đau rồi băng lại. Ngày thay thuốc hai lần. Đắp đến khi khỏi.
Nhung bai thuoc chua benh cuc quy hiem tu loai rau ma moc hoang-Hinh-3
Chữa vàng da, vàng mắt: Rau má 50g, lá ngải cứu 50g. Đem hai thứ rửa sạch, đun nước uống hàng ngày.
Nhung bai thuoc chua benh cuc quy hiem tu loai rau ma moc hoang-Hinh-4
Chữa kiết lỵ: Bài 1 (rau má 150g, muối ăn 10g). Rửa rau má thật sạch, để ráo nước, cho vào cối sạch, bỏ muối vào, giã thật nhỏ, sau chế thêm một bát nước sôi, quấy đều, để lắng, gạn lấy nước trong uống. Người lớn uống cả một lần, trẻ em tuỳ theo tuổi mà giảm liều lượng. Khi uống thuốc nên ăn cháo, kiêng các thứ khó tiêu, kiêng mỡ, các thức ăn tanh, cay, nóng; Bài 2, rau má, rễ cây ngải cứu, rễ cỏ may, rễ mơ lông, liều lượng bốn vị bằng nhau (khoảng 100g), sao vàng, hạ thổ, sắc uống ngày hai lần cho tới khi khỏi.
Nhung bai thuoc chua benh cuc quy hiem tu loai rau ma moc hoang-Hinh-5
Chữa chảy máu cam: Rau má giã nhỏ, vắt lấy nước, uống mỗi ngày 2 - 3 lần trong 5 ngày liền.
Nhung bai thuoc chua benh cuc quy hiem tu loai rau ma moc hoang-Hinh-6
Chữa sốt xuất huyết nhẹ tại nhà: Rau má 30g, cỏ nhọ nồi 30g, lá và bông mã đề 20g (hay lá cối xay, rễ cỏ tranh). Đem các vị rửa sạch, giã nhỏ, cho nước sôi vào vắt lấy nước uống, hoặc sắc uống.
Nhung bai thuoc chua benh cuc quy hiem tu loai rau ma moc hoang-Hinh-7
Chữa rôm sảy: Rôm sẩy không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn có thể gây biến chứng viêm cầu thận, nhiễm trùng lan rộng rất nguy hiểm. Hàng ngày ăn rau má tươi, hoặc giã nát vắt lấy nước uống, nếu trẻ nhỏ, có thể thêm chút đường hoặc mật ong cho dễ uống.
Nhung bai thuoc chua benh cuc quy hiem tu loai rau ma moc hoang-Hinh-8
Đau bụng kinh: Rau má hái lúc mới ra hoa, rửa sạch, phơi khô, tán nhỏ. Ngày uống 2 thìa cà phê vào buổi sáng.
Nhung bai thuoc chua benh cuc quy hiem tu loai rau ma moc hoang-Hinh-9
Chữa ho khan, ho lâu ngày, ho thể nhiệt: Rau má tươi 100g, rửa sạch vắt lấy dịch cho uống; có thể dùng 40g rau má (khô) phối hợp với bạc hà, cóc mẳn, mỗi vị 16g, bách bộ, mạch môn, mỗi vị 12g, cam thảo 8g. Sắc uống, ngày một thang. Uống liền 1-2 tuần.
Nhung bai thuoc chua benh cuc quy hiem tu loai rau ma moc hoang-Hinh-10
Chữa say nắng, say nóng: Lấy khoảng 100g rau má tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, thêm chút muối ăn, quấy đều cho uống. Có thể kết hợp rau má với lá sen tươi, cỏ nhọ nồi tươi, mỗi thứ 100g, rửa sạch, thái nhỏ, giã nát, vắt lấy dịch, thêm chút muối ăn, quấy đều cho uống.
Nhung bai thuoc chua benh cuc quy hiem tu loai rau ma moc hoang-Hinh-11
Tác dụng phụ có thể có khi dùng rau má: Trong một số trường hợp, rau má làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu, vì vậy những người có cholesterol cao và bệnh tiểu đường nên tránh lạm dụng sử dụng rau má quá nhiều. (Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng bài thuốc, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ).    

Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.

Rau má: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn kẻo mang họa vào thân

Rau má có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Thế nhưng không phải ai cũng có thể ăn được loại rau này. Với một số đối tượng, ăn rau má có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Rau má: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn kẻo mang họa vào thân

Chị em đua nhau uống nước rau má mà không biết sự thật này

Rau má tốt cho sức khoẻ nên được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tốt rau má cũng có những tác dụng phụ mà không phải ai cũng biết.

Chị em đua nhau uống nước rau má mà không biết sự thật này
Rau má là loại cây thân thảo, có nguồn gốc từ đất nước Úc, các đảo Thái Bình Dương, quần đảo New Guinea, Melanesia, Malesia và châu Á. Có 40 loài trong chi rau má. Loại rau này có hình dạng giống như những đồng tiền tròn, xếp nối nhau. Do đó, nó còn có tên gọi khác là liên tiền thảo.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.