Những sai lầm khi dùng khiến máy giặt ngốn điện hơn cả điều hòa

Những vật dụng còn sót lại trong túi quần, túi áo có thể làm hỏng lồng giặt khi máy hoạt động.

Những sai lầm khi dùng khiến máy giặt ngốn điện hơn cả điều hòa
Quên kiểm tra quần áo trước khi cho vào giặt
Vì vậy, trước khi cho quần áo vào máy giặt hãy kiểm tra các túi quần, túi áo và loại bỏ các vật dụng có nguy cơ gây hại cho máy.
Với những món đồ có khóa kéo và cúc cài, bạn nên kéo hết khóa, cài hết cúc và lộn trái quần áo lại. Bởi các loại khóa kéo của quần áo có thể bị gãy, kẹt bên trong lồng giặt, gây xước lồng giặt. Ngoài ra, với máy giặt lồng ngang, móc khóa quần áo có thể va đập lên tấm kính cửa máy giặt và gây xước, thậm chí nứt vỡ kính.
Nhung sai lam khi dung khien may giat ngon dien hon ca dieu hoa
 
Giặt quần áo với khối lượng không phù hợp
Việc giặt quần áo quá nhiều so với số kg quy định hay quá ít sẽ gây ra những vấn đề không chỉ cho máy giặt mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả giặt.
Đối với việc giặt quá tải, quần áo sẽ chuyển động thành một khối, không thể khuấy hoặc lắc mạnh theo guồng quay của dòng nước và bột giặt sẽ không thể lưu thông một cách hoàn hảo. Theo đó, quần áo sẽ không thể giặt sạch hoàn toàn. Hơn nữa, nếu bắt máy giặt làm việc quá tải có thể dẫn đến sự cố khiến máy ngừng hoạt động.
Đối với việc giặt quá ít, quần áo giặt có thể sẽ dồn về một phía của lồng giặt, làm cho lồng giặt mất cân đối, gây nên những cú lắc mạnh, va đập trong khi vắt và sấy. Việc dùng máy giặt để giặt quá ít đồ cũng làm cho quá trình làm việc bị hao tốn nhiều điện nước không cần thiết.
Do đó, tốt nhất là căn đúng khối lượng quần áo cho một lần giặt tương đương với qui định trọng lượng máy giặt (thông thường mức quần áo khô khi bỏ vào có thể ước lượng khoảng 4/5 so với chiều cao của lồng giặt).
Dùng nhiều bột giặt, nước giặt hơn yêu cầu
Nhiều người nghĩ cho nhiều bột giặt hay nước giặt vào máy giặt để quần áo được sạch hơn, đặc biệt là khi phải giặt quần áo quá bẩn, quần áo bám nhiều bụi, bùn đất,...
Nhưng đây không phải là cách sử dụng đúng. Dùng quá nhiều bột giặt hay nước giặt trong mỗi lần giặt sẽ khiến máy không dùng hết, lượng nước giặt còn thừa không được xả hết ra ngoài, dễ gây tắc máy mà quần áo sau khi giặt vẫn không sạch.
Hơn nữa, máy giặt có xu hướng tích tụ các cặn bẩn do xà phòng sót lại sau mỗi lần giặt, cộng với không khí ẩm ướt trong lồng giặt thì máy giặt sẽ bị lên mốc và bẩn. Ngoài ra, nếu cho quá nhiều chất tẩy rửa và máy giặt không xả được hết, bạn có thể bị kích ứng da khi mặc quần áo còn dư xà phòng.
Vì vậy, bạn nên dùng bột giặt hay nước giặt tùy theo từng loại quần áo và trọng lượng của máy giặt theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Sử dụng bột giặt, nước xả sai cách
Để tiết kiệm tiền, nhiều người mua xà phòng loại giặt tay để dùng giặt máy hoặc mua bột giặt, nước giặt cho cửa trên để dùng cho máy cửa trước.
Điều này rất ảnh hưởng đến máy giặt bởi loại xà phòng giặt tay hay giặt cửa trên cho lượng bọt rất nhiều, có thể dẫn đến bọt trào ra ngoài thùng, gây hư hỏng các bộ phận của máy. Khi xả quần áo cũng tốn nước hơn vì phải xả nhiều lần mới hết bọt.
Vì vậy, không dùng bột giặt tay để dùng cho bột giặt máy, cũng như không dùng bột giặt có nhiều bọt bởi nó có thể trào ra ngoài.
Mở nắp máy giặt đột ngột khi máy đang hoạt động
Mở nắp máy khi lồng giặt đang quay là điều cấm kỵ, có thể gây hại nặng nề cho thiết bị cũng như uy hiếp an toàn của người sử dụng. Việc mở nắp hoặc thay đổi chế độ làm gián đoạn quá trình giặt, đôi khi nó có thể khiến cho trục xoay lồng giặt bị lệch.
Vì vậy, để an toàn, bạn cần nhấn nút Tạm dừng/Pause trước khi muốn mở nắp máy giặt.
Không vệ sinh, bảo trì máy giặt
Sau một thời gian dài sử dụng máy giặt mà không vệ sinh thì máy sẽ xuất hiện những chỗ ẩm mốc, vi khuẩn. Những vi khuẩn này sẽ bám vào quần áo trong quá trình giặt làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

“Bóc mẽ” 9 lỗi sai khi giặt máy của chị em khiến quần áo nhanh cũ hỏng

Giặt bằng máy giặt, việc tưởng dễ mà lại khó không tưởng vì ai cũng hay mắc phải 9 lỗi sai này khiến quần áo nhanh hỏng hơn.

“Bóc mẽ” 9 lỗi sai khi giặt máy của chị em khiến quần áo nhanh cũ hỏng
Giặt bằng máy giặt không chỉ đơn thuần là bỏ quần áo vào máy giặt và bấm nút. Bạn sẽ nhanh chóng phá hỏng trang phục yêu thích nếu cứ lặp đi lặp lại 9 lỗi sai khi dưới đây.

13 món đồ ai cũng dùng hằng ngày còn bẩn hơn cả bồn cầu vệ sinh

Không ngờ những món đồ quen thuộc hằng ngày lại tích tụ lượng vi khuẩn có hại khủng khiếp như vậy. Nếu không vệ sinh đúng cách rất có thể đây là kẻ thù của sức khỏe.

13 món đồ ai cũng dùng hằng ngày còn bẩn hơn cả bồn cầu vệ sinh
1. Thớt: Các nhà nghiên cứu của Đại học Arizona phát hiện ra rằng, vi khuẩn trên mặt thớt gấp khoảng 200 lần so với bề mặt của bồn cầu. Nguyên nhân chính là do vi khuẩn trong thịt sống, nội tạng,… trú ngụ trong những vết xước trên mặt thớt.
2. Bát đựng thức ăn cho thú cưng: Lượng vi khuẩn tích tụ trên nắp bồn cầu nhiều gấp khoảng 10 lần so với bát đựng thức ăn cho thú cưng nhà bạn. Để giữ cho vật nuôi khỏe mạnh, rửa tất cả dụng cụ đựng thức ăn bằng nước nóng và xà phòng, hoặc dùng hỗn hợp baking soda, nước ấm và muối theo tỉ lệ bằng nhau và chà bề mặt theo vòng tròn trước khi rửa.
13 mon do ai cung dung hang ngay con ban hon ca bon cau ve sinh
 Ảnh minh họa.
3. Máy giặt: Quần lót bẩn chứa ít nhất 100 triệu vi khuẩn E. coli, thủ phạm gây bệnh tiêu chảy. Khi đưa vào máy giặt, nó sẽ lây nhiễm vi khuẩn này sang các loại quần áo khác. Vì vậy, nên khử trùng máy giặt ít nhất 1 lần/tháng, giặt riêng đồ lót bằng nước nóng và xà phòng giặt.
4. Điện thoại di động hoặc máy tính bảng: Một nghiên cứu năm 2018 đăng tải trên trang Daily Mail cho thấy, điện thoại bẩn hơn 6 lần so với bồn cầu vệ sinh. Một chiếc ốp điện thoại bằng da mang mầm bệnh gấp 17 lần so với bồn cầu vệ sinh. Trong một cuộc khảo sát năm 2016 với 1.000 nhân viên văn phòng ở Anh, khoảng 1/3 trong số họ thừa nhận sử dụng điện thoại trong khi sử dụng nhà vệ sinh. Theo các nhà nghiên cứu, điện thoại di động khi được mang vào nhà vệ sinh sẽ luôn luôn có dấu vết của phân và nước tiểu vô hình trên đó.
13 mon do ai cung dung hang ngay con ban hon ca bon cau ve sinh-Hinh-2
 Ảnh minh họa. 
5. Thảm: Có khoảng 200.000 vi khuẩn sống trong 2.5cm2 thảm (gấp gần 700 lần so với trên bồn cầu), bao gồm E. coli, staphylococcus và salmonella.

Những thói quen khi dùng máy giặt khiến tiền điện tăng vọt

Những sai lầm tai hại dưới đây khi dùng máy giặt khiến tiền điện tăng vọt lại hỏng máy nhanh chóng, hãy sửa đổi ngay:

Những thói quen khi dùng máy giặt khiến tiền điện tăng vọt

Mở nắp máy đột ngột khi máy đang hoạt động

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.