Những sai lầm cần loại bỏ ngay khi ăn khoai tây

Khoai tây là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nó sẽ trở nên nguy hại nếu ta ăn không đúng cách.

Những sai lầm cần loại bỏ ngay khi ăn khoai tây
Không ăn nhiều khi bầu bí
Là thực phẩm bổ dưỡng nhưng với phụ nữ mang thai nên hạn chế bở cấu trúc solanin trong khoai tây khá giống hormone steroid, nội tiết tố estrogen và progestrogen trong cơ thể. Nếu phụ nữ mang thai ngày nào cũng ăn khoai tây thì cơ thể sẽ hấp thu một lượng lớn alcaloid, có thể gây ra bất thường cho thai nhi.
Một số chuyên gia cảnh báo, nếu phụ nữ mang thai nhạy cảm với alcaloid thì chỉ cần ăn 44-250g khoai tây/ngày, liên tục trong nhiều ngày, các bất thường ở thai nhi có thể xảy ra. Vì alcaloid trong khoai tây không giảm qua các bước nấu nướng thông thường như hấp hay đun sôi.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Hơn nữa, khoai tây chiên còn chứa nhiều chất béo và muối, dễ gây béo phì và cao huyết áp cho mẹ và tăng nguy cơ cho thai. Do đó, khoai tây chiên cũng không thích hợp cho bà bầu ăn liên tục hoặc ăn nhiều.
Không ăn khi bị tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường có hàm lượng đường máu luôn cao. Do đó, bệnh nhân tiểu đường cần hết sức cảnh giác với những thực phẩm carbohydrat, đồng thời kiểm soát tốt lượng carbohydrat mà cơ thể tiêu thụ để đề phòng đường huyết tăng cao.
Chỉ nên ăn 50-60% lượng tinh bột so với những người khỏe mạnh bình thường. Trong khi đó, khoai tây có vị ngọt, béo và rất giàu tinh bột. Đó là lý do tại sao người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai tây.
Không ăn củ có vỏ màu xanh
Khi mua khoai tây, ngoài chú ý chọn những củ không giập nát, còn cần lưu ý cả những củ khoai tây có màu xanh nữa.
Màu xanh lá cây trên khoai tây chính là một chất diệp lục. Chất diệp lục này không gây hại cho sức khỏe nhưng nó là biểu hiện cho thấy củ khoai tây đó đã tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều. Sự tiếp xúc này sẽ khiến củ khoai tây sản sinh ra một chất độc tự nhiên (solanine) có thể gây hại cho sức khỏe. Việc sản sinh chất độc solanine chính là một cơ chế phòng vệ tự nhiên của khoai tây nhằm để tránh nấm và sâu bệnh.
Chất độc solanine cũng sẽ sản sinh khi khoai tây bị bầm dập, thâm tím. Do đó, nếu củ khoai tây đã bị bị hư hại thì bạn nên loại bỏ.
Không ăn khi mọc mầm
Lý do là bởi: Solanine và chaconine là những chất tiệt trùng và chống nấm thiên nhiên, do rau rủ tự tạo ra như một phản ứng tự vệ tự nhiên. Ở điều kiện bình thường hàm lượng chất solanine và chaconine trong củ khoai tây rất ít, trong 100 gr khoai mới có 10 mg nên không gây ngộ độc. Khi khoai tây mọc mầm thì hình thành lượng chất này cao, có khả năng gây ngộ độc cho người nếu ăn phải.
Loại khoai tây này có thể đầu độc bạn. Nên gọt bỏ mầm của khoai tây để chắc chắn tinh bột trong khoai chưa được chuyển đổi thành các alcaloit độc hại và rằng khoai được an toàn. Tốt nhất là không nên ăn củ khoai tây này.
Không bảo quản trong tủ lạnh
Khoai tây là thực phẩm không nên để trong tủ lạnh. Khi ở nhiệt độ dưới 7 độ C, tinh bột khoai tây được chuyển thành đường. Như vậy hương vị khoai tây sẽ không còn tốt và ngon như lúc ban đầu. Khi lấy khoai tây từ tủ lạnh ra chắc chắn bạn sẽ thấy khoai bị nhũn và héo đi. Cách bảo quản tối ưu nhất là cho khoai tây vào trong túi giấy và để nơi không có ánh sáng mặt trời.
Cách loại bỏ độc tố trong khoai tây
Để hạn chế ngộ độc, tuyệt đối không ăn khoai tây mọc mầm, mềm nhũn và cỏ vỏ màu xanh. Trước khi chết biến nên ngâm vào nước muối loãng vài giờ, khi nấu cho thêm ít giấm ăn để loại bỏ độc tố.
Dấu hiệu bị ngộ độc khoai tây nhẹ thì xuất hiện ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Trầm trọng hơn bạn có thể bị đau đớn, như mê sảng, tiêu chảy, giãn đồng tử, sốt theo cơn, ảo giác, đau đầu, sốc, hạ thân nhiệt, tê liệt, chậm chạp, thở chậm lại, đau bụng, nhìn kém, nôn...
Các triệu chứng ngộ độc khoai tây có thể kéo dài 1-3 ngày. Có người phải nằm viện, thậm chí nguy hại đến tình mạng, mặc dù rất hiếm. Vì vậy khi có dấu hiệu ngộ độc, bạn cần gặp bác sĩ để có sự hỗ trợ sớm.

Tại sao bạn làm khoai tây chiên không giòn?

(Kiến Thức) - Rất nhiều bà nội trợ thắc mắc tại sao mình thử nhiều cách mà làm khoai tây chiên không thành công, bị ỉu và sống ruột. Dưới đây là các nguyên nhân.

Tại sao bạn làm khoai tây chiên không giòn?
Tại sao bạn làm khoai tay chien khong gion?
Nhiều bà nội trợ than thở, mặc dù họ thực hành đúng hướng dẫn theo công thức,nhưng làm khoai tây chiên vẫn không thành công, luôn không giòn và sống ruột. 

Tai họa kinh hoàng bé phải chịu khi hít khói thuốc lá

(Kiến Thức) - Bạn có biết hút thuốc cạnh em bé gây ra những tai họa khủng khiếp nào không? Hãy xem bé gặp phải chuyện gì khi thường xuyên hít khói thuốc lá.

Tai họa kinh hoàng bé phải chịu khi hít khói thuốc lá
Tai họa kinh hoàng bé phải chịu khi hít khói thuóc lá
 Hút thuốc cạnh em bé mang lại rất nhiều hậu quả khủng khiếp. Việc hút thuốc cạnh bà bầu sẽ làm gia tăng nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

7 thực phẩm bổ sung vitamin D nhiều nhất vào mùa lạnh

(Kiến Thức) - Uống nhiều sữa, nước cam ép và ăn nhiều cá hồi là cách bổ sung vitamin D được nhiều chuyên gia khuyến khích

7 thực phẩm bổ sung vitamin D nhiều nhất vào mùa lạnh
7 thuc pham bo sung vitamin D nhieu nhat vao mua lanh

Vitamin D có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, giữ cho xương chắc khỏe phòng  chống lại các căn bệnh ung thư.  Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người thiếu vitamin D thường có nguy cơ chết sớm. 

7 thuc pham bo sung vitamin D nhieu nhat vao mua lanh-Hinh-2

Không chỉ sữa động vật mà sữa đậu nành cũng chứa nhiều vitamin D. Hãy uống một ly sữa mỗi ngày hoặc thêm sữa vào các đồ uống như sinh tố, trà để bổ sung vitamin D cần thiết cho cơ thể.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.