Những phụ nữ ảnh hưởng lớn nhất lịch sử nhân loại

Những phụ nữ ảnh hưởng lớn nhất lịch sử nhân loại

(Kiến Thức) - Võ Tắc Thiên, Eleanor của Aquitaine là hai trong số những phụ nữ có ảnh hưởng lớn nhất đến lịch sử nhân loại, với nhiều quyết định quan trọng.

Eleanor của Aquitaine (1122? – 1204) là một trong những  phụ nữ có ảnh hưởng lớn nhất đến tiến trình lịch sử. Sau khi cha qua đời, Eleanor chính thức kế vị và thừa hưởng tài sản của cả gia đình khi mới 15 tuổi với tước hiệu Nữ công tước xứ Aquitaine và Bá tước của Poitiers.
Eleanor của Aquitaine (1122? – 1204) là một trong những phụ nữ có ảnh hưởng lớn nhất đến tiến trình lịch sử. Sau khi cha qua đời, Eleanor chính thức kế vị và thừa hưởng tài sản của cả gia đình khi mới 15 tuổi với tước hiệu Nữ công tước xứ Aquitaine và Bá tước của Poitiers.
Đến năm 1137, bà trở thành hoàng hậu Pháp khi kết hôn với vua Louis VII. Trong thời gian cầm quyền, bà hoàng Eleanor đưa Aquitaine thành một trong những thành phố tri thức và văn hóa lớn nhất Tây Âu thời Trung cổ cũng như đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển hiệp định thương mại giữa Tây Âu, Constantinople và Thánh Địa.
Đến năm 1137, bà trở thành hoàng hậu Pháp khi kết hôn với vua Louis VII. Trong thời gian cầm quyền, bà hoàng Eleanor đưa Aquitaine thành một trong những thành phố tri thức và văn hóa lớn nhất Tây Âu thời Trung cổ cũng như đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển hiệp định thương mại giữa Tây Âu, Constantinople và Thánh Địa.
Vào năm 1152, hoàng hậu Eleanor kết thúc cuộc hôn nhân với vua Louis VII. Đến năm 1154, bà trở thành hoàng hậu Anh của vua Henry II.
Vào năm 1152, hoàng hậu Eleanor kết thúc cuộc hôn nhân với vua Louis VII. Đến năm 1154, bà trở thành hoàng hậu Anh của vua Henry II.
Hatshepsut (1508? -1458 TCN) là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới cổ đại. Bà là vợ của Pharaoh Thutmosis II thuộc Vương triều thứ 18. Nữ Pharaoh này có thời gian trị vì lâu hơn bất cứ vị nữ Pharaoh nào trong lịch sử Ai Cập.
Hatshepsut (1508? -1458 TCN) là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới cổ đại. Bà là vợ của Pharaoh Thutmosis II thuộc Vương triều thứ 18. Nữ Pharaoh này có thời gian trị vì lâu hơn bất cứ vị nữ Pharaoh nào trong lịch sử Ai Cập.
Nữ Pharaoh Hatshepsut đã đồng cai trị với chồng và có nhiều quyết định quan trọng thay đổi diện mạo tình hình chính trị - xã hội. Ngay cả khi chồng qua đời, nữ Pharaoh quyền lực Hatshepsut tiếp tục cai trị Ai Cập cho đến năm 1458 TCN.
Nữ Pharaoh Hatshepsut đã đồng cai trị với chồng và có nhiều quyết định quan trọng thay đổi diện mạo tình hình chính trị - xã hội. Ngay cả khi chồng qua đời, nữ Pharaoh quyền lực Hatshepsut tiếp tục cai trị Ai Cập cho đến năm 1458 TCN.
Trong 22 năm cầm quyền, bà hoàng Hatshepsut còn chỉ huy những chiến dịch quân sự thành công tại Nubia, miền Cận Đông và Syria.
Trong 22 năm cầm quyền, bà hoàng Hatshepsut còn chỉ huy những chiến dịch quân sự thành công tại Nubia, miền Cận Đông và Syria.
Maria Theresa (1717 - 1780) là nữ hoàng của Đế quốc La Mã Thần thánh, nữ hoàng của Hungary và là công chúa nước Áo. Bà trở thành người phụ nữ quyền lực sau khi thừa kế vương vị từ cha. Dưới sự cai trị của bà, nền kinh tế, văn hóa của Đế quốc Áo phát triển mạnh.
Maria Theresa (1717 - 1780) là nữ hoàng của Đế quốc La Mã Thần thánh, nữ hoàng của Hungary và là công chúa nước Áo. Bà trở thành người phụ nữ quyền lực sau khi thừa kế vương vị từ cha. Dưới sự cai trị của bà, nền kinh tế, văn hóa của Đế quốc Áo phát triển mạnh.
Bên cạnh việc đẩy mạnh giáo dục và chính trị tự do, Maria Theresa còn bãi bỏ việc thiêu chết phù thủy, việc tra tấn và thiết lập nền giáo dục bắt buộc. Bà cũng tổ chức lại quân đội, cải thiện sức mạnh quân sự của nước Áo lên 200%, tăng thuế để đảm bảo nguồn thu ổn định cho chính quyền.
Bên cạnh việc đẩy mạnh giáo dục và chính trị tự do, Maria Theresa còn bãi bỏ việc thiêu chết phù thủy, việc tra tấn và thiết lập nền giáo dục bắt buộc. Bà cũng tổ chức lại quân đội, cải thiện sức mạnh quân sự của nước Áo lên 200%, tăng thuế để đảm bảo nguồn thu ổn định cho chính quyền.
Thêm vào đó, Maria Theresa còn là một nhà ngoại giao lỗi lạc với nhiều thành công trên mặt trận này điển hình là thiết lập được liên minh với Pháp (trước đó hai nước từng là kẻ thù của nhau) trong cuộc chiến chống lại nước Phổ và Anh.
Thêm vào đó, Maria Theresa còn là một nhà ngoại giao lỗi lạc với nhiều thành công trên mặt trận này điển hình là thiết lập được liên minh với Pháp (trước đó hai nước từng là kẻ thù của nhau) trong cuộc chiến chống lại nước Phổ và Anh.
Võ Tắc Thiên (625 - 705) là nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Bà sinh ra trong một gia đình giàu có, cao quý và được học hành đầy đủ. Trải qua rất nhiều thăng trầm từ khi tiến cung, Võ Tắc Thiên từng bước trở thành người phụ nữ quyền lực nhất lịch sử Trung Quốc.
Võ Tắc Thiên (625 - 705) là nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Bà sinh ra trong một gia đình giàu có, cao quý và được học hành đầy đủ. Trải qua rất nhiều thăng trầm từ khi tiến cung, Võ Tắc Thiên từng bước trở thành người phụ nữ quyền lực nhất lịch sử Trung Quốc.
Võ Tắc Thiên được đánh giá là nhà lãnh đạo có tính cách mạnh mẽ đến khắc nghiệt, chuyên quyền độc đoán, đầy mưu mô thâm độc. Để leo lên đến ngôi vị cao nhất, bà hoàng này sẵn sàng đánh đổi nhiều thứ, trong đó có cả việc hy sinh tính mạng của chính những người con đẻ.
Võ Tắc Thiên được đánh giá là nhà lãnh đạo có tính cách mạnh mẽ đến khắc nghiệt, chuyên quyền độc đoán, đầy mưu mô thâm độc. Để leo lên đến ngôi vị cao nhất, bà hoàng này sẵn sàng đánh đổi nhiều thứ, trong đó có cả việc hy sinh tính mạng của chính những người con đẻ.
Võ Tắc Thiên là người có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của Phật giáo ở Trung Quốc khi đưa Phật giáo thành tôn giáo chính thức thay thế cho Đạo giáo. Bà cũng gặt hái được nhiều thành công trong các chính sách giảm thuế, tăng sản xuất nông nghiệp.
Võ Tắc Thiên là người có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của Phật giáo ở Trung Quốc khi đưa Phật giáo thành tôn giáo chính thức thay thế cho Đạo giáo. Bà cũng gặt hái được nhiều thành công trong các chính sách giảm thuế, tăng sản xuất nông nghiệp.

GALLERY MỚI NHẤT