Những phát minh phi thường của các thiên tài nhí

(VietnamDaily) - Một số phát minh phi thường có tính ứng dụng cao trong đời sống hàng ngày do những con người có bộ não thiên tài sáng chế ra. Trong số này, có người trở thành nhà sáng chế từ khi còn khá trẻ và đạt được nhiều giải thưởng lớn. 

Nhung phat minh phi thuong cua cac thien tai nhi
Kylie Simonds ở Mỹ nổi tiếng với phát minh phi thường là ba lô cho trẻ em bị ung thư. Vào năm 13 tuổi, Simonds - cô bé mắc bệnh ung thư - luôn muốn có thể đi học và gặp gỡ bạn bè trong lúc điều trị bệnh. 
Nhung phat minh phi thuong cua cac thien tai nhi-Hinh-2
 Thế nhưng, việc hóa trị bằng cực IV khiến Simonds liên tục vấp các dây truyền. Về sau, cô bé người Mỹ này nảy ra ý tưởng tạo ra chiếc ba lô hóa trị liệu cực IV. 
Nhung phat minh phi thuong cua cac thien tai nhi-Hinh-3
Bộ máy và ống truyền được gắn lên ba lô đã giúp Simonds cũng như nhiều trẻ em mắc ung thư trên toàn thế giới có thể xạ trị và truyền hóa chất trong khi di chuyển như người bình thường mà không gặp phải sự bất tiện.  
Nhung phat minh phi thuong cua cac thien tai nhi-Hinh-4
 Ba lô đặc biệt trên do Simonds sáng chế có nhiều màu sắc khác nhau giúp trẻ em có nhiều sự lựa chọn. Với phát minh này, Simonds giành được một số giải thưởng, bao gồm Giải thưởng sáng chế tại hội nghị phát minh UConn.
Nhung phat minh phi thuong cua cac thien tai nhi-Hinh-5
 Vào năm 16 tuổi, Ann Makosinski sống ở Canada được cả thế giới biết đến với phát minh đèn pin chạy bằng thân nhiệt.
Nhung phat minh phi thuong cua cac thien tai nhi-Hinh-6
 Makosinski nảy ra ý tưởng độc đáo trên sau khi trò chuyện với người bạn sống ở Philippines. Người bạn này kể rằng không thể làm được bài tập về nhà do mất điện.
Nhung phat minh phi thuong cua cac thien tai nhi-Hinh-7
Vì vậy, Makosinski nghĩ đến việc thay vì dùng pin mà sử dụng năng sự ấm áp của cơ thể để đèn pin hoạt động. Chi phí cho một đèn pin chạy bằng thân nhiệt là khoảng 25 USD. Nếu được sản xuất hàng loạt thì phát minh này sẽ có giá thành thấp hơn.  
Nhung phat minh phi thuong cua cac thien tai nhi-Hinh-8
Gitanjali Rao trở thành "Nhà khoa học trẻ tuổi hàng đầu nước Mỹ" năm 2017 với sáng chế máy phát hiện nước nhiễm chì. Khi cho ra đời phát minh quan trọng trên, Rao mới 12 tuổi. 
Nhung phat minh phi thuong cua cac thien tai nhi-Hinh-9
Theo chia sẻ của Rao, ý tưởng cho ra đời máy phát hiện nước nhiễm chì xuất phát từ việc cha mẹ của em mua que thử đặc biệt để kiểm tra lượng chì trong nước năm 2016. Thế nhưng, que thử không cho kết quả chính xác. 
Nhung phat minh phi thuong cua cac thien tai nhi-Hinh-10
 Vì vậy, Rao tiến hành nghiên cứu và tạo ra máy phát hiện nước nhiễm chì. Sáng chế này gồm bộ lọc được làm từ các ống nano carbohydrate và cho phép kết nối Bluetooth giúp người dùng theo dõi các chỉ số của nước thông qua điện thoại thông minh.

Mời độc giả xem video: Phát minh độc đáo cứu người khỏi biển lửa. Nguồn: VTC14.

Những phát minh quái đản của người Nhật

Xứ sở hoa anh đào nổi tiếng với ngành công nghiệp phát triển bậc nhất cùng với những phát minh công nghệ "không giống ai".

Gối Rubik dành cho "thánh lầy": Nghe điện thoại, xem tivi mà không muốn ngồi dậy hay đổi tư thế, chiếc gối hình lập phương được độn nệm dày nhằm giúp bạn có được tầm nhìn phù hợp còn khoét lỗ ở 4 mặt, cho phép người dùng nghe rõ âm thanh bên ngoài.
Gối Rubik dành cho "thánh lầy": Nghe điện thoại, xem tivi mà không muốn ngồi dậy hay đổi tư thế, chiếc gối hình lập phương được độn nệm dày nhằm giúp bạn có được tầm nhìn phù hợp còn khoét lỗ ở 4 mặt, cho phép người dùng nghe rõ âm thanh bên ngoài. 

Phát minh khoa học gây sửng sốt nhất 2017 là gì?

(Kiến Thức) - Năm 2017 có rất nhiều phát minh khoa học ấn tượng, nhưng đâu là phát minh khoa học gây sửng sốt nhất?

Nhiều phát minh khoa học nghe có vẻ kỳ lạ và khó tin nhưng rất nhanh chóng sẽ trở thành hiện thực. Năm 2017, các nhà khoa học đã tạo ra dạng sống nhân tạo gần giống cơ thể sống tự nhiên nhất. Họ phát minh được hai cặp axit amin mới gần với tự nhiên nhất, là axit amin X-Y, chứng minh thành công các tế bào axit amin nhân tạo này có thể hoạt động được cùng với những bazơ tự nhiên trong DNA của vi khuẩn E. coli.

Khám phá khoa học gây sửng sốt cho nhiều người trong năm 2017 là việc trong tương lai gần, có thể ghép bộ phận cơ thể của heo lên người. Nếu thành công, 118.000 bệnh nhân đang chờ được ghép tạng ở Mỹ có thể hiện thực hóa ước mơ của mình. Các nhà nghiên cứu đang sử dụng công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR để tạo ra những con heo không thể gây bệnh nguy hiểm đến người. Họ cũng đã thành công trong việc chỉnh sửa gen của phôi thai người.
Khám phá khoa học gây sửng sốt cho nhiều người trong năm 2017 là việc trong tương lai gần, có thể ghép bộ phận cơ thể của heo lên người. Nếu thành công, 118.000 bệnh nhân đang chờ được ghép tạng ở Mỹ có thể hiện thực hóa ước mơ của mình. Các nhà nghiên cứu đang sử dụng công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR để tạo ra những con heo không thể gây bệnh nguy hiểm đến người. Họ cũng đã thành công trong việc chỉnh sửa gen của phôi thai người. 

Tin mới