Những phát minh kinh điển của Khổng Minh Gia Cát Lượng

Không chỉ là nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, Gia Cát Lượng còn được người đời ca tụng với những sáng chế tài ba, có một không hai.

Nỏ liên châu
Nỏ liên châu là một phát minh kinh điển của Gia Cát Lượng, khi ông chuẩn bị phạt Ngụy. Thời tam quốc, quân Thục được đánh giá là yếu nhất trong 3 nước Ngụy, Thục, Ngô, khi số lượng binh lính chỉ bằng 1/10 so với số lượng quân của Tào Tháo, và băng và 1/5 quân của Tôn Quyền.
Nhung phat minh kinh dien cua Khong Minh Gia Cat Luong
Nỏ liên châu. Ảnh: Internet. 
Để đối phó với số lượng quân lính áp đảo của Ngụy và Ngô, Gia Cát Lượng đã sáng chế ra Nỏ liên châu, hay còn gọi là nỏ Gia Cát. Loại nỏ này tên được làm bằng sắt, dài 8 tấc, mỗi nỏ bắn liên tiếp ra 10 mũi tên, uy lực mạnh mẽ và được xem là binh khí mang tính sát hàng đầu lúc bấy giờ.
Bát trận đồ
Bát trận đồ căn cứ theo bát quái (8 quẻ) Càn, Khôn, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khảm, Đoài mà bày thành 8 trận chính: Thiên phúc, Địa tải, Long phi, Xà bàn, Hổ dực, Điểu tường, Phong tán, Vân thùy. Được án theo bát môn (8 cửa) là sinh, thương, đỗ, cảnh, tử, kinh, khai, hưu.
Nhung phat minh kinh dien cua Khong Minh Gia Cat Luong-Hinh-2
 Bát trận đồ. Ảnh: Internet.
Trong trận lấy 5 người làm 1 ngũ (ngũ hành), 55 người thành 1 đội (55 là số sinh thành của trời đất, trời 25, đất 30), 8 đội thành 1 trận (440 người), 8 trận thành 1 bộ (3.520 người) là trận tiểu thành. 8 bộ thành 1 tướng (28.160 người) là trận trung thành. 8 tướng là 1 quân (225.280 người) là trận đại thành. Từ bát quái sinh ra trùng quái (64 quẻ), lấy 8 làm cơ sở mà nhân lên, càng đông người thì trận càng lợi hại.
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, bát trận đồ của Gia Cát Lượng vô cùng hiệu quả và không ai có thể phá được.
Bàn Cờ Khổng Minh
Nhằm giúp quân sĩ giải trí, sau những giờ hành quân mệt mỏi, Gia Cát Khổng Minh đã chế ra loại bàn cờ với luật chơi trí tuệ nhưng giản dị, nay gọi là Bàn Cờ Khổng Minh.
Nhung phat minh kinh dien cua Khong Minh Gia Cat Luong-Hinh-3
Cờ Khổng Minh. Ảnh: Internet. 
Quy tắc trò chơi lại cực kỳ đơn giản, tuy nhiên biến hóa thì vô biên , làm cho người chơi cảm thấy vô cùng thích thú và quên đi mệt mỏi cũng như nỗi nhớ nhà mỗi khi hành quân.
Đèn Khổng Minh
Một trong những phát minh của Khổng Minh vẫn còn giá trị cho tới ngày nay là đèn trời.
Loại đèn này làm dễ, nên ngày nay vẫn dùng, người ta còn gọi là thiên đăng, Khổng Minh Đăng hay đèn Khổng Minh. Miệng đèn là một thanh tre được làm như cạp rổ, đường kính dài ngắn.
>> Mời quý vị độc giả xem video 4 lần hùng biện tuyệt đỉnh của Khổng Minh. Nguồn: Video hài.
Thông thường đường kính miệng đèn rộng 0,8m và thân đèn cao 1m. Miệng đèn làm khuôn để phất giấy. Giấy phất đèn được làm bằng giấy bản hoặc giấy dó, có độ dai bền, chịu được sức đẩy của gió.
Nhung phat minh kinh dien cua Khong Minh Gia Cat Luong-Hinh-4
Đèn Thiên đăng. Ảnh: Internet. 
Bấc đèn bằng sợi vải tẩm với mỡ lợn. Khi đốt, người ta giữ cho đèn thăng bằng rồi châm lửa vào bấc, lửa làm loãng không khí trong lòng đèn, khí nhẹ làm cho đèn từ từ bay lên, gặp gió nhẹ đèn sẽ bay cao, bay xa, đèn có thể bay cao 1 km và bay xa 5–10 km.
Ngựa gỗ, trâu máy
Khi Gia Cát Lượng ra Kỳ Sơn phạt Ngụy, việc vận chuyển lượng thực rất khó khăn nhất là vào mùa mưa. Để khắc phục khó khăn này, Gia Cát Lượng đã sáng chế ra ngựa gỗ, trâu máy.
Ngựa gỗ có cơ cấu máy móc ở bên trong, ngựa gỗ tự đi khoảng 10km mà không cần lực đẩy, cứ hết 10 km lại cài lại cơ cấu bên trong để chạy tiếp.
Nhung phat minh kinh dien cua Khong Minh Gia Cat Luong-Hinh-5
 Trâu gỗ. Ảnh: Internet.
Đến nay công thức chế tạo trâu gỗ, ngựa máy đã bị thất truyền nên các nhà nghiên cứu chưa thể phục dựng, tuy nhiên theo miêu tả của La Quán Trung, Gia Cát Lượng đã sử dụng hết sức hiệu quả hai hình thức vận chuyển này trong thời kỳ phạt Ngụy.
Chiến xa
Để công phá cổng thành địch, Gia Cát Lượng đã chế tạo ra chiến xa, sau đó bộ binh sẽ đi theo tràn vào thành địch.
Nhung phat minh kinh dien cua Khong Minh Gia Cat Luong-Hinh-6
 Chiến xa. Ảnh: Internet.
Chiến xa được làm bằng gỗ, trên mỗi mặt của chiến xa có nhiều ngọn giáo mang tính sát thương rất cao khi giao chiến.
Khóa Khổng Minh
Những miếng gỗ được cài vào nhau rất thông minh. Cài vào đã khó và tháo ra còn khó hơn. Thời Khổng Minh và sau này sáng chế này được dùng nhiều trong xây dựng, nay là trò chơi trí tuệ còn phổ biến ở Trung Quốc.
Nhung phat minh kinh dien cua Khong Minh Gia Cat Luong-Hinh-7
Khóa Khổng Minh. Ảnh: Internet. 
Bánh bao
Trước khi kéo ra Kỳ Sơn phạt Ngụy, Gia Cát Lượng đem quân xuống phương Nam thu phục Mạnh Hoạch.
Sau khi bảy lần dùng kế bắt được Nam Man Vương Mạnh Hoạch và khiến Mạnh Hoạch tâm phục khẩu phục xong, Gia Cát Lượng bèn giao trả tất cả các đất đai đã thu được lại cho Mạnh Hoạch và các động chủ rồi về nước.
Nhung phat minh kinh dien cua Khong Minh Gia Cat Luong-Hinh-8
Bánh bao. Ảnh: Internet. 
Khi vừa tới sông Lô (tức là Lô Thủy), bỗng thấy mây đen mù mịt kéo đến, cuồng phong nổi lên dữ dội, binh mã không thể nào sang đò được. Khổng Minh bèn day lại hỏi, Mạnh Hoạch và được biết, dưới sông có Xướng thần phải cúng bái mới qua được.
Gia Cát Lượng liền cho người làm bánh hình đầu người sắp lễ cúng bái và đoàn quân sau đó đã qua sông một cách dễ dàng, bánh này gọi là màn thầu, hay còn gọi là bánh bao ngày nay.

Truyền kì về người vợ “ma chê quỷ hờn” của Gia Cát Lượng

Người đời chỉ biết đến tài túc trí đa mưu, liệu sự như thần của Gia Cát Lượng mà ít ai biết đến người phụ nữ đứng đằng sau thành công của ông.

Gia Cát Lượng là bậc quân sư tài ba nhất trong lịch sử Trung Hoa, cũng là nhà tiên tri nổi tiếng nhất. Người ta thường chỉ chú ý tới những tiên đoán như thần của ông mà ít người chú ý tới người phụ nữ đứng đằng sau ông là ai. Chuyện về người vợ của Gia Cát Lượng cũng là một giai thoại ly kì không kém cuộc đời của ông.

Thanh Hoá: Chùa cổ linh thiêng Sùng Nghiêm Diên Thánh

Tại làng Duy Tinh xã Văn Lộc huyện Hậu Lộc hiện có ngôi chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh uy nghi, linh thiêng là minh chứng thuyết phục.

Chùa có từ xa xưa, người già cũng không nhớ nổi, truyền thuyết còn lưu rằng: Quan quân nhà Lý khi đi chinh phạt phương Nam có lập đồn trú bên cạnh chùa. Một lần vua Lý Nhân Tông cùng Thái úy Lý Thường Kiệt đi kinh lý phương Nam vào tháng hai năm Bính Thân (1116) có ghé thăm đồn. Vua đi vãn cảnh chùa lòng cảm khái lâng lâng trước cảnh đẹp chùa thiêng, đất đai rộng rãi tốt tươi, dân cư thuần hậu, đời sống an lạc, đủ đầy đem lòng ưu ái ra ân cho xây lại chùa to lớn bề thế. Thống phán Chu Nguyên Hạo cai quản lộ Thanh Hóa được giao chủ trì xây dựng. Chùa tọa lạc trên đất Duy Tinh, thời lý thuộc quận Cửu Chân trấn Thanh Hoa. Nơi đây là thủ phủ thời bấy giờ. Mãi sau này vẫn là trung tâm chính trị kinh tế của phủ rồi huyện Hậu Lộc. Chùa dựng nơi dân cư đông đúc, giao thương sầm uất, có đường bộ nối liền các nơi, có sông Nhà Lê chảy qua tạo nên sự gần gũi ấm áp, thân thiện ai ai cũng muốn đến chiêm bái.

Đọc nhiều nhất

Tin mới