Những phát minh bị "ném đá" là điên rồ nhưng thay đổi cả thế giới

Những phát minh này đã từng bị chê cười, thậm chí chỉ trích, nhưng sau tất cả, đây lại là những phát minh giúp thay đổi cả thế giới.

Những phát minh bị "ném đá" là điên rồ nhưng thay đổi cả thế giới
Mời quý độc giả xem video: 10 phát minh siêu độc dành cho người lười biếng (Nguồn video: Daily AZ)

Vào thế kỷ thứ 19, thế giới đã có những thay đổi lớn nhờ hàng loạt các phát minh khoa học. Tuy nhiên, khi mới công bố, những phát minh này từng bị cả xã hội nhạo báng là điên rồ, quái dị. Song, sau tất cả, đến nay, đó lại là những thứ không thể thiếu trong cuộc sống.

1. Bóng đèn

Khi còn nhỏ, nhà phát minh Thomas Edison đã luôn đặt ra nhiều câu hỏi hóc búa "tại sao? thế nào?", mà không chịu trả lời các câu hỏi của thầy nên bị bạn bè nhạo báng là "điên khùng, đần độn".

Phát minh bóng đèn điện của Thomas Edison từng bị chế nhạo là thứ ánh sáng trái tự nhiên. (Ảnh: KT)
 Phát minh bóng đèn điện của Thomas Edison từng bị chế nhạo là thứ ánh sáng trái tự nhiên. (Ảnh: KT)

Vì vậy, Thomas Edison chỉ đến trường học trong 6 tháng rồi mẹ ông dạy ông học ở nhà. Ông đã cho ra hàng loạt phát minh đáng kinh ngạc, như bóng đèn điện, máy hát...

Khi bóng đèn điện mới ra đời vào năm 1879, người ta không lưu tâm đến nó, có ý kiến cho rằng nó là "thứ ánh sáng trái với tự nhiên" hay giống như những đốm sáng ma trơi giữa nghĩa địa và đánh giá rằng phát minh này chỉ đáng để vào trong những cuốn truyện cổ tích hơn là đem ra ngoài thực tế.

Đến nay, đèn điện đã trở thành thứ không thể thiếu trong cuộc sống con người.

Ô (dù)

Vào đầu những năm 1950, người ta không tiếc lời chê bai, dè bỉu những người sử dụng ô trên đường phố nước Anh. Khi một người đàn ông có tên Jonas Hanway đi trên đường phố Anh với chiếc dù trong tay sau chuyến trở về từ Pháp đã phải nghe rất nhiều lời nhạo báng thậm tệ của những người xung quanh. Mọi người cho nó là "quái vật" cần tránh xa, nguy hiểm với những người xung quanh.

Theo thời gian, người Anh đã dần dần quen với hình ảnh những chiếc ô trên đường phố và sử dụng rộng rãi để che mưa che nắng, thậm chí còn được coi như một phụ kiện thời trang đi kèm.

Vaccine phòng bệnh

Lịch sử y học thế giới ghi nhận Edward Jenner có công lao to lớn trong việc thiết lập ra “đế chế” vắc xin giúp bảo vệ hàng tỷ người khắp hoàn cầu.

Năm 1796, châu Âu trong đại dịch đậu mùa. Lúc này không ai có khái niệm về virus. Năm 1798, khi bác sĩ Edward Jenner công bố kết quả thí nghiệm đặt nền móng cho việc tiêm chủng thì người thời ấy mới hình dung là có các “mầm bệnh” gây nên sự truyền nhiễm.

Jenner tình cờ phát hiện bệnh “đậu bò“, tức là bệnh đậu mùa ở bò. Vị bác sĩ quan sát thấy một điều lạ là những người vắt sữa bò sau khi mắc bệnh này thì tuyệt nhiên không bị đậu mùa nữa, do các triệu chứng tương tự nhau nên ông gọi tên nó là “đậu bò”. Từ đó bác sĩ luôn trăn trở liệu có thể lây căn bệnh đậu bò sang người để phòng được bệnh đậu mùa ở người hay không? Như thế, người ta sẽ mắc căn bệnh đậu bò không chết nhưng thoát khỏi bệnh đậu mùa chết người.

Bác sĩ đã chiết lấy dịch từ các vết đậu bò rồi cấy dịch này vào cánh tay của cậu bé 8 tuổi khỏe mạnh cùng làng tên là James Phipps. Sau đó Phipps đã có những triệu chứng của bệnh đậu bò. 48 ngày sau, Phipps khỏi hẳn bệnh đậu bò, Jenner liền tiêm chất có chứa mầm bệnh đậu mùa vào người cậu. Theo dõi cho thấy có một hiện tượng kỳ lạ: Phipps không hề mắc đậu mùa.

Phương pháp “tiêm ngừa” của Jenner xét theo các tiêu chuẩn y đức là hoàn toàn sai trái. Nhưng thực tế không nhờ sự liều lĩnh của ông thì cả châu Âu khi đó sẽ rơi vào bàn tay tử thần do đại dịch đậu mùa hoành hành.

Máy bay chở khách và máy bay phản lực

Anh em nhà Wright ghi dấu ấn cho ra đời máy bay vào năm 1903 bằng chuyến bay chỉ kéo dài 12 giây.

Năm 1911, tướng Pháp Ferdinand Foch chỉ huy quân đội trong Thế chiến I, đã nói: "Máy bay là món đồ chơi khoa học hấp dẫn nhưng không có giá trị gì với quân đội".

Chỉ 8 năm sau, chiếc máy bay của Curtiss đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vượt Đại Tây Dương, bay từ Newfoundland đến Bồ Đào Nha.

Từ Thế chiến II đến nay, máy bay trở thành thứ vũ khí kiêm phương tiện đi lại không thể thiếu trong quân đội.

Nguyên lý hoạt động của máy bay là tiền đề để sáng tạo ra máy bay không người lái đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.

Top 10 phát minh huyền thoại của người Trung Quốc xưa

(Kiến Thức) - Người Trung Quốc đã có nhiều phát minh quan trọng góp phần thay đổi đáng kể cuộc sống của nhân loại trong suốt chiều dài lịch sử.

Top 10 phát minh huyền thoại của người Trung Quốc xưa
Top 10 phat minh de doi cua nguoi Trung Quoc co dai
 Nghề dệt lụa xuất hiện ở Trung Quốc từ rất sớm, được cho là vào khoảng năm 6000 TCN. Trong suốt nhiều năm, người Trung Quốc thời cổ đại giữ bí mật nghề nuôi tằm nhằm giữ thế độc quyền nghề dệt lụa. Phát minh quan trọng này của người Trung Quốc đã ảnh hưởng lớn đến bánh xe lịch sử.

Những phát minh ấn tượng nhất thế giới bỗng biến mất khó hiểu

Trước giờ, nhân loại đã có rất nhiều nhân tài xuất hiện từ rất sớm và họ để lại hàng loạt các phát minh, công trình vĩ đại được cho là “sáng ngời ngời”.

Những phát minh ấn tượng nhất thế giới bỗng biến mất khó hiểu
Trước giờ, nhân loại đã có rất nhiều nhân tài, nhà khoa học xuất hiện từ rất sớm và họ để lại hàng loạt các phát minh, công trình vĩ đại được cho là “sáng ngời ngời”. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà những phát minh đó đã biến mất mãi cho tới bây giờ.

Những phát minh cổ khiến giới khoa học giờ vẫn bó tay

Trên thực tế, có không ít các sản phẩm hay kỹ thuật được phát minh ra từ cách đây hàng ngàn năm, mà cho đến nay vẫn khiến các nhà khoa học bó tay trong việc giải mã cách thức cũng như công dụng của chúng.

Những phát minh cổ khiến giới khoa học giờ vẫn bó tay
Nhung phat minh co khien gioi khoa hoc gio van bo tay
 

Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà khảo cổ đã tìm thấy hàng trăm vật thể dạng cầu được đặt tên là: “Khối 12 mặt La Mã” ở nhiều nước trên thế giới như: Anh, Italia, Pháp, Đức, Hungary... Theo mô tả của giới chuyên gia, phát minh cổ bí ẩn này xuất hiện từ khoảng thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 3 sau công nguyên.

Đúng như tên gọi, nó có cấu tạo hình học gồm 12 mặt phẳng, rỗng ruột, có các phần chân nhô ra và thường được làm bằng đồng. Kể từ khi khối 12 mặt La Mã đầu tiên được phát hiện cho đến nay đã hơn 200 năm. Tuy nhiên, công dụng chính xác của vật thể này vẫn gây ra nhiều tranh cãi giữa các nhà khoa học. Trong đó, các giả thiết được tin cậy nhất bao gồm: chân nến, thiết bị đo lường chính xác và công cụ gieo hạt.

Nhung phat minh co khien gioi khoa hoc gio van bo tay-Hinh-2
 

Tạo vật cổ xưa này được nhà khảo cổ học người Anh Walter Bryan Emery tìm thấy vào năm 1936, khi đang khai quật lăng mộ của hoàng tử Sabu (con trai của Pharaoh Anedjib), do đó nó còn được đặt tên là “Đĩa Sabu”. Xét về cấu tạo tổng thể, đĩa Sabu có đường kính lớn nhất đạt 61 cm, cao 10 cm và được làm bằng một loại đá trầm tích.

Điều khiến các nhà khoa học phải đau đầu với món đồ này chính là mặc dù xuất hiện cách đây 5000 năm, nhưng đĩa Sabu lại có một thiết kế không khác gì nhiều sản phẩm của thế kỷ 21. Thêm vào đó, dường như không hề có một phụ kiện hay công cụ nào từ thời Ai Cập cổ đại tỏ ra tương thích để hoạt động cùng đĩa Sabu. Chính vì vậy, công dụng của phát minh kỳ lạ này vẫn đang còn là một câu hỏi lớn!

Nhung phat minh co khien gioi khoa hoc gio van bo tay-Hinh-3
 

Tại thủ đô Delhi của Ấn Độ, có một sản phẩm của những người thợ rèn từ cách đây 1600 năm vẫn đang thách thức giới khoa học toàn thế giới, đó chính là “Cột sắt Delhi”. Mặc dù được chế tác từ thế kỷ thứ 5 nhưng cho đến nay, chiếc cột này vẫn không hề bị gỉ, điều mà ngay cả các kỹ thuật luyện kim hiện đại nhất ở thời điểm hiện tại vẫn không thể làm được.

Nhung phat minh co khien gioi khoa hoc gio van bo tay-Hinh-4
 

Vào thời kỳ cai trị của hoàng đế Tiberius Caesar, một người thợ thủ công La Mã đã phát minh ra loại thủy tinh không thể vỡ và ông đã đặt tên cho vật liệu mới này là “thủy tinh dẻo”. Sản phẩm đầu tiên được chế tác từ thủy tinh dẻo chính là một chiếc cốc lớn dùng để uống rượu và ngay sau khi hoàn thành, nó đã được dâng tặng lên hoàng đế Caesar.

Tuy nhiên, vì không đánh giá đúng tầm quan trọng của phát mình này. Đồng thời, cũng một mặt lo sợ rằng thủy tinh dẻo sẽ làm mất giá trị của vàng và bạc, nên vị hoàng đế này đã ra lệnh chém đầu người thợ thủ công tài ba, khiến công thức của thủy tinh dẻo trở thành một ẩn số cho đến thời điểm hiện tại.

Nhung phat minh co khien gioi khoa hoc gio van bo tay-Hinh-5
 

Đọc nhiều nhất

Tin mới