Những phát kiến “bá” nhất trên smartphone năm 2014

(Kiến Thức) - Trang PhoneArena vừa vinh danh 3 phát kiến hấp dẫn nhất năm của ngành di động là màn hình cong, lấy nét bằng lade và sạc pin siêu nhanh.

Thị trường smartphone đã bùng nổ từ nhiều năm qua với sự tham gia của nhiều nhà sản xuất, và tất cả đều có những thành công nhất định với những chiến lược kinh doanh đúng đắn. Đó có thể là tập trung vào thiết kế mẫu mã, tính năng sử dụng hoặc cấu hình mạnh mẽ để thu hút người tiêu dùng; hoặc có thể là điện thoại giá rẻ hiệu năng cao để hấp dẫn đại bộ phận người mua.
Nhưng những cách thức như vậy rồi sẽ khiến smartphone dần đi vào ngõ cụt của sự sáng tạo. Những chiếc điện thoại đầu bảng rồi cũng trở nên "bình thường", không có trải nghiệm gì mới mẻ và nổi bật. Cách duy nhất để thoát khỏi lối mòn đó chính là đột phá sáng tạo, tư duy vượt ra ngoài những phạm vi thông thường. Đó cũng là lý do khiến PhoneArena, một trang tin công nghệ uy tín về lĩnh vực di động, cho rằng những sản phẩm di động có tính cách tân sau đây là đáng được tôn vinh lên hàng đầu.
1. Samsung Galaxy Note Edge với màn hình cong
Cách đây một thập niên, những chiếc điện thoại có màn hình cong hoặc uốn dẻo là những thứ chỉ tồn tại trong chuyện viễn tưởng hay chỉ là ý tưởng thiết kế thì hôm nay, chúng đã thực sự xuất hiện ngoài đời thật.
Năm 2014 đã mang đến cho chúng ta chiếc Samsung Galaxy Note Edge với màn hình cuộn tròn, cong ở cạnh bên - một tính năng "bá đạo" chứng tỏ rằng công nghệ vẫn đang trên đà phát triển cực nhanh. Ngoài khả năng tạo nên một kiểu dáng độc đáo, phần cong đó còn rất hữu dụng khi có thể hiển thị được các cuộc gọi nhỡ hoặc tin nhắn mà không cần phải "đánh thức" cả màn hình; còn khi điện thoại đang hoạt động thì phần màn hình phụ này có thể hiển thị các phím tắt, công cụ hoặc thông báo ứng dụng.
Một số người cho rằng thiết kế màn hình cong của Note Edge chỉ để làm "màu", là thứ để Samsung khoe mẽ... nhưng các chuyên gia trong ngành lại thấy đó là một "sân chơi" hấp dẫn dành cho các nhà phát triển ứng dụng và những người dùng tương tự. Tuy ứng dụng trên màn hình phụ này còn hạn chế, nhưng đây là bước đầu để gợi ý cho nhiều cách thức khai thác hơn về sau, một khi nhà sản xuất thu thập đủ các ý kiến phản hồi về tính năng này. Và đó chính là kiểu tư duy vượt ra ngoài khuôn khổ truyền thống mà chúng ta mong muốn được thấy nhiều hơn.
2. Lấy nét theo pha và bằng lade trên camera của smartphone
Cuộc chạy đua cũng như đề cao về số lượng điểm ảnh trên smartphone nay đã lỗi thời, và các nhà sản xuất smartphone hiểu rõ điều đó hơn ai hết. Giờ đây, tốc độ chụp nhanh trong tích tắc và độ chính xác về màu sắc mới là yếu tố quan trọng cần tập trung nhiều hơn, bởi khả năng lấy nét tự động vừa nhanh vừa chuẩn có thể tạo nên sự khác biệt giữa một bức ảnh nhòe nhoẹt với một tác phẩm thực thụ.
Với Galaxy S5, Samsung đã trở thành nhà sản xuất smartphone đầu tiên đi theo hướng này thông qua việc ứng dụng công nghệ lấy nét tự động theo pha cho camera. Trước đó, công nghệ lấy nét này chỉ thấy có trên các máy ảnh chuyên nghiệp, ngay cả máy ảnh PnS cũng chưa có.
Apple sau đó cũng theo xu hướng này bằng các bổ sung công nghệ lấy nét tương tự cho iPhone 6 và 6 Plus, giúp cho thời gian lấy nét của camera cực nhanh - chỉ mất có 0.3 giây.
Trong khi đó, LG lại chọn cách tiếp cận hơi khác một chút cũng như lấy cảm hứng từ công nghệ máy ảnh chuyên nghiệp. Đó là, LG đã trang bị hệ thống lấy nét tự động được hỗ trợ bằng tia lade cho chiếc G3 - mẫu điện thoại đầu bảng 2014 của hãng. Các chùm tia laser hồng ngoại (mắt thường không nhìn thấy) sẽ liên tục theo dõi khoảng cách chính xác từ điện thoại đến vật thể muốn chụp, giúp thời gian lấy nét chỉ còn có 0.276 giây. Điều cũng đáng được nhắc đến là tính năng lấy nét của LG G3 rất chính xác, giúp giảm thiểu tình trạng bị nhòe hình khi chụp những khoảnh khắc hiếm hoi xảy ra trong tích tắc.
3. Sạc pin siêu nhanh VOOC
Pin của smartphone cũng giống như bình xăng xe hơi, dung tích càng lớn, thời gian đổ đầy bình càng lâu. Nhưng điều đó đã được thay đổi nhờ công nghệ sạc pin nhanh VOOC của hãng điện thoại Oppo. Chính công nghệ này đã giúp cho Oppo Find 7a với viên pin 2800 mAh có thể sạc đầy 75% chỉ trong vòng nửa giờ, và sạc đầy 100% pin chỉ mất hơn 1 giờ. Để so sánh, các mẫu đầu bảng như LG G3 và Galaxy S5 cần hơn 2 giờ để sạc đầy pin.
Về kỹ thuật, công nghệ sạc thông minh VOOC dựa trên một cục sạc cắm tường 4.5 Ampe, cho công suất sạc cao gấp 2 lần so với sạc thông thường. Bên cạnh đó, pin còn được bảo vệ khỏi tình trạng quá nhiệt hay hỏng hóc nhờ mạch điện thông minh được tích hợp thẳng vào trong cả cục sạc lẫn điện thoại.
Ngành công nghiệp di động năm 2014 còn chứng kiến nhiều ý tưởng công nghệ mới đã được hiện thực hóa, như Apple Continuity - tính năng cho phép người sở hữu nhiều thiết bị Apple kết nối chúng lại với nhau, bàn phím cảm ứng của điện thoại BlackBerry Passport, sự xuất hiện của nhiều mẫu đồng hồ thông minh.

Những sản phẩm cực độc từ máy in 3D

Quần áo. Shapeway, một công ty chuyên chế tạo, mua bán sản phẩm làm từ máy in 3D đã tạo ra bộ đồ bikini N12. Bộ đồ này được tạo thành bằng những vòng tròn nối với nhau theo dạng hình học: đường cong lớn, vòng tròn nhỏ. Toàn bộ thiết kế được dựa vào hình scan cơ thể, do đó sản phẩm cuối cùng rất vừa vặn với người mặc.
 Quần áo. Shapeway, một công ty chuyên chế tạo, mua bán sản phẩm làm từ máy in 3D đã tạo ra bộ đồ bikini N12. Bộ đồ này được tạo thành bằng những vòng tròn nối với nhau theo dạng hình học: đường cong lớn, vòng tròn nhỏ. Toàn bộ thiết kế được dựa vào hình scan cơ thể, do đó sản phẩm cuối cùng rất vừa vặn với người mặc.

Guitar. Thay vì gọt bỏ gỗ để tạo hình một chiếc guitar, máy in 3D trải các lớp vật liệu lên khung hình guitar và đợi vật liệu khô. Bằng cách này, chiếc đàn vẫn tạo ra được những âm thanh gần như hoàn hảo. Chiếc guitar này là chiếc guitar đầu tiên được chế tạo bằng máy in 3D, hầu hết các bộ phận của nó đều được in ra, ngoại trừ cổ và dây đàn.
 Guitar. Thay vì gọt bỏ gỗ để tạo hình một chiếc guitar, máy in 3D trải các lớp vật liệu lên khung hình guitar và đợi vật liệu khô. Bằng cách này, chiếc đàn vẫn tạo ra được những âm thanh gần như hoàn hảo. Chiếc guitar này là chiếc guitar đầu tiên được chế tạo bằng máy in 3D, hầu hết các bộ phận của nó đều được in ra, ngoại trừ cổ và dây đàn.

Nhà. Năm 2012, một giáo sư xây dựng thuộc đại học Nam California, Mỹ đã miêu tả cách thức …in ra một ngôi nhà rộng 2,320 m2 bằng máy in 3D trong vòng chưa đến 24 giờ. Ngôi nhà này có cả hệ thống bơm nước và điện. Tuy thời hạn đưa ra là khó hoàn thành, nhưng hệ thống này có thể được sử dụng để thay thế những khu vực ổ chuột, hay dùng để xây nhà một cách nhanh chóng cho các nạn nhân của thảm họa tự nhiên.
 Nhà. Năm 2012, một giáo sư xây dựng thuộc đại học Nam California, Mỹ đã miêu tả cách thức …in ra một ngôi nhà rộng 2,320 m2 bằng máy in 3D trong vòng chưa đến 24 giờ. Ngôi nhà này có cả hệ thống bơm nước và điện. Tuy thời hạn đưa ra là khó hoàn thành, nhưng hệ thống này có thể được sử dụng để thay thế những khu vực ổ chuột, hay dùng để xây nhà một cách nhanh chóng cho các nạn nhân của thảm họa tự nhiên.

Ống kính máy ảnh. Ống kính máy ảnh được chế tạo từ máy in 3D không thể có chất lượng tốt như các ống kính truyền thống, nhưng nó cũng đang dần đạt được những tiến bộ đáng kể. Ống kính 3D được tạo thành từ sợi acrylic và có thể chụp được những bức hình mờ.
 Ống kính máy ảnh. Ống kính máy ảnh được chế tạo từ máy in 3D không thể có chất lượng tốt như các ống kính truyền thống, nhưng nó cũng đang dần đạt được những tiến bộ đáng kể. Ống kính 3D được tạo thành từ sợi acrylic và có thể chụp được những bức hình mờ.

Thức ăn. Giám đốc điều hành của Modern Meadows, một công ty chuyên ứng dụng những thành tựu mới nhất trong công nghệ mô để phát triển thành các vật liệu sinh học, Andras Forgacs đã trở thành người đầu tiên được thưởng thức món thịt in 3D. Quá trình in thức ăn cũng giống như các quá trình in vật dụng 3D khác: thay nhựa bằng các tế bào sống và để chúng phát triển thành các mô bắp thịt, sau đó trải lớp nọ lên lớp kia.
 Thức ăn.  Giám đốc điều hành của Modern Meadows, một công ty chuyên ứng dụng những thành tựu mới nhất trong công nghệ mô để phát triển thành các vật liệu sinh học, Andras Forgacs đã trở thành người đầu tiên được thưởng thức món thịt in 3D. Quá trình in thức ăn cũng giống như các quá trình in vật dụng 3D khác: thay nhựa bằng các tế bào sống và để chúng phát triển thành các mô bắp thịt, sau đó trải lớp nọ lên lớp kia.

Nghệ thuật. Bức tượng điêu khắc trên được nhà nhiếp ảnh, nhà điêu khắc Sophie Kahn tạo ra.
 Nghệ thuật. Bức tượng điêu khắc trên được nhà nhiếp ảnh, nhà điêu khắc Sophie Kahn tạo ra.

Chân tay giả. Năm 2011, Richard Van As đã mất 4 ngón tay trong một tai nạn. Thay vì mất 10.000 USD để thực hiện phẫu thuật ghép tay, Richard quyết định sử dụng công nghệ in 3D để tạo thành ngón tay mới.
 Chân tay giả. Năm 2011, Richard Van As đã mất 4 ngón tay trong một tai nạn. Thay vì mất 10.000 USD để thực hiện phẫu thuật ghép tay, Richard quyết định sử dụng công nghệ in 3D để tạo thành ngón tay mới.

Các bộ phận cơ thể. Các kỹ sư thuộc đại học Cornell đã tạo ra một chiếc tai có thể nghe được, sử dụng công nghệ in 3D, với chất liệu là tế bào lấy ra từ mẩu xương sườn của cơ thể nạn nhân và vật liệu gel.
 Các bộ phận cơ thể. Các kỹ sư thuộc đại học Cornell đã tạo ra một chiếc tai có thể nghe được, sử dụng công nghệ in 3D, với chất liệu là tế bào lấy ra từ mẩu xương sườn của cơ thể nạn nhân và vật liệu gel.

Robot. Đại học kỹ thuật Massachusetts và Harvard, Mỹ đã chế tạo ra một con robot bằng máy in 3D. Con robot này có thể tự gấp lại thành một hình thù thích hợp khi được in ra.
 Robot. Đại học kỹ thuật Massachusetts và Harvard, Mỹ đã chế tạo ra một con robot bằng máy in 3D. Con robot này có thể tự gấp lại thành một hình thù thích hợp khi được in ra.

Máy in 3D. Năm 2008, chiếc máy in 3D RepRap đã được thử nghiệm để in ra phiên bản copy của chính mình.
 Máy in 3D. Năm 2008, chiếc máy in 3D RepRap đã được thử nghiệm để in ra phiên bản copy của chính mình.

Mật khẩu sắp trở nên lỗi thời nhờ công nghệ này

(Kiến Thức) - Công nghệ sinh trắc học sẽ giúp việc xác thực như đăng nhập, mở cửa xe hơi hay làm thủ tục lên máy bay trở nên đơn giản nhanh chóng. 

Đoạn video phụ đề Việt sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc cái nhìn dễ hiểu về công nghệ sinh trắc học và ứng dụng nó trong đời thực như thế nào. Từ việc dùng đôi mắt cho đến nhịp tim (điện tâm đồ), tương lai của việc xác thực không còn mật khẩu là rất gần.

Đọc nhiều nhất

Tin mới