Những nhà khoa học và tổ chức nhận giải Nobel đáng nhớ trong lịch sử

Marie Curie, Ivan Petrovich Pavlov, Albert Einstein, Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế (ICRC)... là những nhà khoa học và tổ chức nhận giải Nobel đáng nhớ trong lịch sử.

Nhung nha khoa hoc va to chuc nhan giai Nobel dang nho trong lich su
 Ảnh tư liệu: Các thành viên gia đình Hoàng gia Thụy Điển tại Lễ trao giải Nobel ở Stockholm, ngày 10/12/2022. Ảnh: AFP/ TTXVN
- Marie Curie: Người phụ nữ đầu tiên và duy nhất trên thế giới 2 lần nhận giải thưởng Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau chính là Marie Curie. Năm 1903, vợ chồng Pierre và Marie Curie cùng chia sẻ giải Nobel Vật lý với nhà vật lý người Pháp Henri Becquerel. Ông Becquerel được trao giải vì phát hiện hiện tượng phóng xạ tự nhiên, trong khi vợ chồng nhà Curie được ghi nhận vì nghiên cứu về hiện tượng phóng xạ do Becquerel phát hiện. Năm 1911, Marie Curie đạt giải Nobel Hóa học với thành tựu khám phá ra 2 nguyên tố radium và polonium.
- Ivan Petrovich Pavlov: Nhà sinh lý học, tâm lý học và thầy thuốc người Nga nhận giải Nobel Y học năm 1904 nhờ công trình nghiên cứu công phu về hệ thống tiêu hóa. Ông tìm hiểu về các chức năng dạ dày của chó bằng cách quan sát loài vật này tiết dịch vị, sau đó phân tích dịch vị và phản xạ của chúng dưới nhiều điều kiện khác nhau. Kết quả cho thấy mỗi khi có thức ăn, dịch vị của chó sẽ tiết ra nhiều hơn. Đây chính là tiền đề để Pavlov đưa ra định luật về phản xạ có điều kiện.
- Albert Einstein: Nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ XX giành giải Nobel Vật lý năm 1921 nhờ khám phá ra hiệu ứng quang điện. Đây là hiện tượng các hạt electron bật ra khỏi miếng kim loại được chiếu sáng. Thông thường, electron quay quanh hạt nhân nguyên tử. Khi “va chạm” với ánh sáng có tần số thích hợp, electron sẽ hấp thụ năng lượng của photon rồi bật ra khỏi nguyên tử kim loại. Phát hiện của Einstein mở đường cho hàng loạt lĩnh vực như phát thanh, truyền hình,... đặt nền móng cho vật lý hiện đại.
- Alexander Fleming: Nhà khoa học Scotland Alexander Fleming cùng với nhà nghiên cứu bệnh học người Australia Howard Walter Florey và nhà hóa sinh người Anh Ernst Boris Chain đã được trao giải Nobel Y học năm 1945 nhờ khám phá chất penicilin dùng trong thuốc kháng sinh. Khám phá này đã thay đổi ngành y tế mãi mãi bởi thuốc kháng sinh có thể chữa được nhiều loại bệnh nguy hiểm, cứu sống nhiều người.
- Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế (ICRC): Tổ chức này là một phần của Phong trào chữ thập đỏ-Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, có trụ sở ở Geneve (Thụy Sỹ). Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế được thành lập năm 1863 với mục tiêu trợ giúp nhân đạo cho những người bị ảnh hưởng bởi bạo lực vũ trang, thúc đẩy pháp luật bảo vệ nạn nhân của chiến tranh, thiên tai. Tổ chức này được trao giải Nobel Hòa bình vào các năm 1917, 1944 và 1963.
Nhung nha khoa hoc va to chuc nhan giai Nobel dang nho trong lich su-Hinh-2
 Ảnh tư liệu: Chủ nhân các giải thưởng Nobel tại Lễ trao giải ở Stockholm, ngày 10/12/2022. Ảnh: AFP/ TTXVN
- Mẹ Teresa: Bà Agnes Gonxhe Bojaxhiu, còn được gọi là Mẹ Teresa Calcutta, là nữ tu Công giáo người Albania, người sáng lập Dòng Thừa sai Bác Ái ở Calcutta, Ấn Độ năm 1950. Trong khoảng 40 năm hoạt động, bà đã chăm sóc người nghèo, bệnh tật, trẻ mồ côi và hoàn thành sứ mệnh truyền giáo ở Ấn Độ cũng như nhiều quốc gia khác. Bà được trao giải Nobel Hòa bình năm 1979 và vẫn tiếp tục hoạt động sau đó. Bà qua đời năm 1979 và được Giáo hoàng phong danh hiệu chân phước.
- Martin Luther King: Ông là nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng người Mỹ gốc Phi, một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Mỹ cũng như lịch sử đương đại thế giới, được trao giải Nobel Hòa bình năm 1964. Martin Luther King được nhiều người trên khắp hành tinh ngưỡng mộ như một anh hùng, nhà kiến tạo hòa bình. Ông lãnh đạo các phong trào đấu tranh đòi bình đẳng cho người da màu, công nhân trong các nhà máy và nhiều đối tượng khác trong xã hội.
- Người lớn tuổi nhất đoạt giải Nobel là người Mỹ gốc Nga Leonid Hurwicz, đoạt Giải Nobel Kinh tế năm 2007 khi đã 90 tuổi. Chỉ vài tháng sau, tháng 6/2008, ông Hurwicz qua đời.
- Người trẻ tuổi nhất vinh dự nhận giải Nobel khi chỉ mới 25 tuổi là nhà khoa học người Anh Lawrence Bragg đoạt giải Nobel Vật lý năm 1915.
- Có 6 cặp cha con đoạt giải Nobel và 3 cặp vợ chồng đoạt giải Nobel. Danh hiệu “Gia đình Nobel” thuộc về nhà Curie: vợ chồng Pierre-Marie Curie và con gái cùng con rể của họ là Irène Curie và Frédéric Joliot-Curie…./.

Kinh ngạc nghe chuyên gia lý giải về sự tồn tại của linh hồn

Năm 2020, Roger Penrose cùng 2 nhà khoa học được trao giải Nobel Vật lý. Bên cạnh các thành tựu nghiên cứu về hố đen vũ trụ, ông Penrose gây xôn xao dư luận khi đưa ra giả thuyết sốc về linh hồn.

Kinh ngac nghe chuyen gia ly giai ve su ton tai cua linh hon
 Ba nhà khoa học Roger Penrose, Reinhard Genzel và Andrea Ghez cùng được vinh danh giải Nobel vật lý 2020 vì những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực vật lý thiên văn. Họ cùng chia sẻ giải thưởng 10 triệu crown Thụy Điển (1,1 triệu USD). 

Chân dung nhà di truyền học Thụy Điển đoạt giải Nobel Y Sinh 2022

Bộ gen của người cổ đại Neanderthal được sắp xếp theo trình tự để cho thấy mối liên hệ với con người hiện đại. Phát hiện của Svante Pääbo cũng rất quan trọng để hiểu được sự tiến hóa của loài người, xứng đáng với giải Nobel Y Sinh 2022.

Svante Pääbo sinh năm 1955 tại Stockholm, học ngành Ai Cập học và Y học tại Đại học Uppsala. Với tư cách là một Tiến sĩ Ngành miễn dịch học, ông cũng đã chứng minh rằng DNA có thể tồn tại trong các xác ướp Ai Cập cổ đại, do đó quan điểm này đã trở nên nổi tiếng chuyên nghiệp với tư cách là nhà tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu cổ sinh vật học mới. Ông đã điều tra bộ gen của các sinh vật cổ đại và đưa ra kết luận về quá trình tiến hóa.

Sau tiến sĩ, Pääbo làm việc trong nhóm của nhà sinh học tiến hóa Allan Wilson tại Đại học California ở Berkeley. Từ năm 1990, ông đứng đầu phòng thí nghiệm của riêng mình tại Đại học Ludwig Maximilian ở Munich. Năm 1997, Pääbo trở thành một trong năm giám đốc tại Viện Nhân chủng học Tiến hóa Max Planck mới được thành lập ở Leipzig, nơi ông vẫn đang hoạt động cho đến nay.

Đọc nhiều nhất

Tin mới