Những người phụ nữ thầm lặng, kiên cường trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chia lửa với chiến trường, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, phụ nữ ở hậu phương đã vô cùng tích cực lao động sản xuất làm ra nhiều lúa gạo tiếp tế cho tiền tuyến.

Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng của quân và dân ta trong cuộc chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Nó đã đi vào lịch sử, trở thành một biểu tượng của tinh thần yêu nước, của truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân và dân ta. Trong đó không thể không kể đến những đóng góp thầm lặng của hàng ngàn, hàng vạn phụ nữ. 

Nhung nguoi phu nu tham lang, kien cuong trong Chien dich Dien Bien Phu

Phụ nữ các dân tộc tham gia dân công cùng bộ đội công binh làm đường từ Tuần Giáo vào Điện Biên Phủ. (Ảnh: Tư liệu)

Chia lửa với chiến trường, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, phụ nữ ở hậu phương đã vô cùng tích cực lao động sản xuất làm ra nhiều lúa gạo tiếp tế cho tiền tuyến. Phụ nữ cũng trực tiếp làm đường, vận chuyển lương thực, thực phẩm, đạn dược, thuốc men ra chiến trường; tải thương, nuôi dưỡng thương binh… 

Hàng vạn đôi sọt, đôi bồ;

Ta đi tiếp vận cho kho lương đầy;

Thằng Tây cậy có máy bay;

Dân công ta lại nghỉ ngày đi đêm.

Theo những số liệu đã công bố "Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội ta đã sử dụng gần 21.000 viên đạn pháo 105 ly trong đó có hơn 10.000 viên đưa từ hậu phương chuyển tới... trung bình một ngày cần 80 tấn và công tác vận chuyển tiến hành từ hậu phương cách xa khoảng 500 - 700 km với muôn vàn khó khăn về đường sá, địch đánh phá".

Trong mưa bom, bão đạn cùng những khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên miền Tây Bắc, tất cả những nỗ lực của không quân Pháp nhằm ngăn trở lực lượng chủ lực và các đoàn tiếp tế lên Điện Biên Phủ đều vô hiệu, ngay cả những chiếc mảng chở 2 - 3 tạ gạo do một nữ dân công điều khiển xuôi dòng Nậm Na hơn 80 km vượt qua 102 ghềnh thác vẫn đến mặt trận.

Nhung nguoi phu nu tham lang, kien cuong trong Chien dich Dien Bien Phu-Hinh-2

Dân công miền núi gánh lương thực vượt rùng phục vụ chiến dịch. (Ảnh: Tư liệu)

Trong trận tuyến Nậm Na, các cô gái vạn chài sông Thao ngày đêm qua lại trên lũ thác hung dữ: từ mỗi mảng chở chưa đến ba tạ gạo, các cô đã chở đến ba tạ rưỡi, bốn tạ; từ mỗi đêm đi một chuyến, đã nâng lên hai chuyến. Đồng bào các dân tộc Tây Bắc, nơi diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, với tư cách là hậu cần tại chỗ đã tiếp tế cho bộ đội 7.311 tấn gạo, 389 tấn thịt (quy ra bằng 2.100 con trâu hoặc 13.000 con lợn), 800 tấn rau tươi, 31.818 dân công trong đó có nhiều phụ nữ.

Tiêu biểu cho những con người ấy là nữ dân quân Lò Thị Đôi - người con ưu tú của xã Mường Phăng, huyện Điện Biên. Khi Bộ chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ chuyển về khu rừng Mường Phăng, bà Lò Thị Đôi là một trong những người luôn đi đầu trong công tác tiếp lương, tải đạn, sửa đường, vận chuyển thương binh cho bộ đội. Bà thuộc số ít người may mắn được gặp và dẫn đường cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi ông mới tới đây.

Nhung nguoi phu nu tham lang, kien cuong trong Chien dich Dien Bien Phu-Hinh-3

Bức ảnh bà Lò Thị Đôi chụp chung với Đại tướng Võ Nguyên Giáp. (Ảnh: Tư liệu)

Nhận thức được vai trò quan trọng của hậu cần và đảm bảo bí mật và an toàn của Bộ chỉ huy chiến dịch, bà đã vận động chị em phụ nữ và bà con dân bản ủng hộ, tiếp tế gạo, rau cho Bộ chỉ huy chiến dịch và là một trong những đầu mối bảo vệ vòng ngoài cho Sở chỉ huy của ta. Số gạo mà phụ nữ xã Mường Phăng vận động, ủng hộ cho chiến dịch được 9 tấn, trong đó gia đình bà Đôi còn ủng hộ thêm nhiều trâu, bò, rau xanh. Không những vậy, bà còn cung cấp, đảm bảo lương thực cho Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Lai Châu và cũng là người liên lạc trực tiếp, nhận mọi nhiệm vụ, kịp thời đáp ứng những nhu cầu cần thiết Bộ chỉ huy chiến dịch đề ra.

Không chỉ vậy, đã có rất nhiều chị đã ngã xuống khi tuổi đời còn rất trẻ. Như câu chuyện về nữ dân công Hà Thị Miên với đôi dép cao su đã cùng chị vượt làn mưa bom bão đạn, vượt thác ghềnh lên đèo qua hàng trăm km đường rừng núi tiếp lương, tải đạn cho chiến dịch. Trong một lần tải đạn từ Nà Nhạn vào Mường Phăng chị đã bị thương nặng vì bom đạn địch và hy sinh khi đang làm nhiệm vụ.

Nhung nguoi phu nu tham lang, kien cuong trong Chien dich Dien Bien Phu-Hinh-4

Đôi dép cao su của nữ dân công Hà Thị Miên được trưng bày tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.  (Ảnh: Tư liệu)

Sức mạnh của chị em dân công đã khiến ai cũng kinh ngạc. Chị Mai - dân công vận tải trạm 22 Yên Bái thường vác tới 1000 kg gạo, nhiều đồng chí giữ kho đã cân một đêm xong ba mươi đến năm mươi xe ô tô gạo, hay như chị Châu Thị Mỹ và chị Nguyễn Thị Chất người Vĩnh Phú lập "kỷ lục" về bốc gạo trên ô tô xuống. Và còn rất nhiều những gương sáng tận tụy, giàu lòng hy sinh của những người phụ nữ cho Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Sau thất bại ở Chiến dịch Biên giới, quan năm Pháp Lơ Pagiơ, chỉ huy binh đoàn Thất Khê trong Chiến dịch Biên giới đã thừa nhận: "Các ông đã thắng là vì các ông có dân, không những nam giới mà cả phụ nữ cũng có mặt ở tiền tuyến". Và ở Chiến dịch Điện Biên Phủ cũng vậy, ta đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi. Trong đó với sự tham gia của đông đảo phụ nữ, vấn đề hậu cần trong Chiến dịch Ðiện Biên Phủ đã được giải quyết từ đó giành thắng lợi và làm nên sự kiện "chấn động địa cầu".

Nhung nguoi phu nu tham lang, kien cuong trong Chien dich Dien Bien Phu-Hinh-5

Chị em dân công hăng hái vượt qua những suối sâu. (Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III)

Có thể nói, phụ nữ có vai trò rất to lớn trong việc phục vụ các chiến dịch. Họ chính là những người góp phần vào  thắng lợi chung của dân tộc. Trong bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi phụ nữ nhân dịp kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và ngày Quốc tế phụ nữ ngày 8/3/1952 đã nhấn mạnh: "Trong cuộc kháng chiến to lớn của dân tộc ta, phụ nữ ta đang gánh một phần quan trọng… Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ."

Tấm bản đồ đặc biệt trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đang lưu giữ một hiện vật gắn với cuộc đời binh nghiệp của Đại tá, cựu chiến binh Đào Văn Trường, nguyên Đại đoàn trưởng Đại đoàn Công pháo 351, nguyên Phó tổng Tham mưu trưởng kiêm Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu, người trực tiếp chỉ huy lực lượng pháo binh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tấm bản đồ đặc biệt trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đang lưu giữ một hiện vật gắn với cuộc đời binh nghiệp của Đại tá, cựu chiến binh Đào Văn Trường, nguyên Đại đoàn trưởng Đại đoàn Công pháo 351, nguyên Phó tổng Tham mưu trưởng kiêm Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu, người trực tiếp chỉ huy lực lượng pháo binh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Và câu chuyện về hiện vật này giúp chúng ta hiểu rõ hơn chiến công của bộ đội pháo binh trong chiến thắng “lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu”.
Hơn 4 năm trước, vào cuối tháng 3/2017, ngay trước thềm kỷ niệm 63 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong ngôi nhà số 16, C7, Khu đô thị Ciputra, phường Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội), chúng tôi có cuộc trò chuyện thú vị với Đại tá, cựu chiến binh Đào Văn Trường, được nghe ông kể về tấm bản đồ đặc biệt trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Những điểm thú vị, độc đáo của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch có quy mô lớn nhất, đánh vào nơi địch mạnh nhất...là nhưng dấu ấn đặc biệt đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5/1954, một trong những dấu mốc vĩ đại nhất của lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.
 
 

Những điểm thú vị, độc đáo của Chiến thắng Điện Biên Phủ
Nhung diem thu vi, doc dao cua Chien thang Dien Bien Phu
Chiến thắng Điện Biên Phủ vào ngày 7/5/1954 làm nên sự kiện "lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu”. Chiến dịch có quy mô lớn nhất, đánh vào nơi địch mạnh nhất... là những điểm độc đáo, thú vị trong chiến dịch vĩ đại này của dân tộc.

Nhung diem thu vi, doc dao cua Chien thang Dien Bien Phu-Hinh-2
Điện Biên Phủ là một trong những nơi có vị trí quan trọng nhất về địa - chiến lược quân sự có thể làm căn cứ không quân - lục quân giá trị ở khu vực Tây Bắc Việt Nam. Đây là điểm chốt, án ngữ con đường đi lên Lai Châu và sang Lào. 

Nhung diem thu vi, doc dao cua Chien thang Dien Bien Phu-Hinh-3
Điện Biên Phủ là chiến dịch có quy mô lớn nhất: Lực lượng bộ đội tham gia lúc cao nhất lên tới 55.000 người. Số lượng pháo các cỡ, súng cối, pháo cao xạ, ĐKZ... lên tới gần 300 khẩu, lớn nhất từ trước tới lúc đó. Ngoài ra, đã có 262.000 dân công và thanh niên xung phong tham gia làm đường, vận chuyển tiếp tế lương thực thực phẩm phục vụ chiến dịch.

Nhung diem thu vi, doc dao cua Chien thang Dien Bien Phu-Hinh-4
Đánh Điện Biên Phủ là đánh vào nơi mạnh nhất, đánh vào hình thức phòng ngự cao nhất của quân Pháp ở Việt Nam và Đông Dương. Trong trận Điện Biên Phủ, bộ đội đã đánh vào một tập đoàn với 49 cứ điểm liên hoàn, lúc cao nhất có tới 17 tiểu đoàn địch đóng giữ.

Dàn vũ khí bảo vật quốc gia biểu tượng của Quân đội Việt Nam

Trong quá trình chiến đấu và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam, không ít những chiến thắng, những anh hùng đã ra đời và gắn liền với những chiến thắng đó là những vũ khí, phương tiện chiến đấu đã đi vào huyền thoại.

Dàn vũ khí bảo vật quốc gia biểu tượng của Quân đội Việt Nam
Dan vu khi bao vat quoc gia bieu tuong cua Quan doi Viet Nam
Hệ thống Bảo tàng Quân đội nhân dân Việt Nam có 9 bảo vật quốc gia được lưu giữ, bảo quản và trưng bày. Trong số đó, có 4 bảo vật quốc gia được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới