Những người không nên ăn nước mắm kẻo 'rước' thêm bệnh

Nước mắm là một gia vị không thể thiếu trong bữa cơm gia đình, nó làm cho món ăn trở nên đậm đà và hợp khẩu vị hơn.

Những người không nên ăn nước mắm kẻo 'rước' thêm bệnh

Nước mắm theo cách hiểu thông thường là chất nước rỉ từ cá, tôm và một số động vật nước khác được ướp muối lâu ngày. Nó được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực của các quốc gia Đông Nam Á, để làm nước chấm hoặc gia vị chế biến các món ăn. Tuy nhiên, có một số người không nên ăn nước mắm nếu bị mắc các bệnh dưới đây.

Người bị tiểu đường

Tâm lý phổ biến của người bệnh tiểu đường là “cảnh giác” cao độ với đường và thức ăn ngọt nhưng lại không kiểm soát lượng muối và các gia vị có vị mặn. Đây là một sai lầm cần phải tránh trong chế độ dinh dưỡng điều trị bệnh.

Tiểu đường thường đi kèm với tăng cholesterol, rối loạn lipid máu, các bệnh lý tim mạch. Điều này đồng nghĩa với việc người bệnh có thể đối mặt với những nguy cơ bệnh lý về tim mạch, huyết áp, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim... Do đó, người bệnh cần kiểm soát tốt mức năng lượng hấp thụ vào cơ thể: Mức năng lượng chỉ khoảng 1.500 kcal một ngày và phải ăn càng nhạt càng tốt.

Ngoài hai loại gia vị mặn phổ biến là mắm, muối, không nên dùng thêm các phụ gia có Natri như: bột ngọt, bột nêm… không chấm thức ăn đã được nêm nếm với mắm trên bàn ăn.

Những người bị suy thận mạn tính

Người bị suy thận mạn tính bắt buộc phải có chế độ kiêng muối. Nghĩa là không những bắt buộc không được cho thêm muối vào thức ăn mà còn phải kiêng cả các loại thức ăn có chứa nhiều muối như khô, mắm, tương, chao…

Bệnh nhân đã bị bệnh thận nếu ăn nhiều muối sẽ suy sụp nhanh hơn, ngược lại nếu ăn ít muối thì chức năng thận được cải tạo tốt hơn. Không chỉ có thế, muối còn là nguyên nhân dẫn đến sỏi thận, thận nhiễm mỡ.

Bệnh nhân bị bệnh cao huyết áp

Nước mắm là thứ gia vị chứa nhiều muối. Những người bị bệnh cao huyết áp tuyệt đối không được ăn nước mắm khi huyết áp đang tăng cao, vì nó có thể khiến người bệnh cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, choáng váng và có thể gây ra những tai biến đáng tiếc.

Bệnh xương khớp

Ăn nước mắm quá mặn sẽ uống nước nhiều, tiểu tiện nhiều sẽ thải ra nhiều canxi qua đường nước tiểu, dẫn đến loãng xương.

Người mắc bệnh tim mạch

Bệnh tim là bệnh có số người mắc phải rất cao trong xã hội hiện nay. Bệnh tim nếu không được phòng tránh và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề, có thể nguy hiểm tính mạng. Chính vì vậy những bệnh nhân tim cần biết rõ các phương thức để phòng tránh và hạn chế để bệnh tình không phát triển. Trong đó, chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh tim là một yếu tố rất quan trọng.

Với những người bị bệnh tim, hạn chế ăn mặn là điều rất cần thiết. Hạn chế ăn mặn có thể giúp những người suy tim, tăng huyết áp giữ tình trạng sức khỏe ổn định. Hạn chế ăn mặn là hạn chế ăn các thực phẩm có vị mặn như nước chấm, nước mắm, cá khô, chà bông. Một bệnh nhân tim chỉ nên ăn 2 muỗng muối trong một ngày tính cả lượng gia vị nêm nếm.

Nhung nguoi khong nen an nuoc mam keo 'ruoc' them benh

Lưu ý khi chọn và sử dụng nước mắm

Không sử dụng nước mắm bán trôi nổi

Nước mắm dù là sản phẩm được bày bán phổ biến nhưng không phải loại nào cũng an toàn. Thậm chí, cơ quan chức năng từng phát hiện ra không ít lô nước mắm bị làm giả hoặc pha trộn hóa chất, có cơ sở còn pha soda công nghiệp để sản xuất nước mắm. Nếu sử dụng loại nước mắm bị pha soda công nghiệp, người dùng có thể bị nhiễm độc hoặc mắc các bệnh về tim, gan, thận...

Vì vậy, điều cần lưu ý đó là chỉ sử dụng loại nước mắm lên men tự nhiên và không có hóa chất bổ sung, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người tiêu dùng nên chọn nước mắm có màu nâu cánh gián sậm đến nâu vàng, hương thơm nồng, có vị đạm cá nhiều, nước trong, không vẩn đục, ăn có vị ngọt ở cuống lưỡi.

Tránh dùng quá nhiều nước mắm

Trong nước mắm có chứa hàm lượng muối rất cao, vì vậy các gia đình nên tránh lạm dụng nước mắm để kiểm soát lượng muối tiêu thụ. WHO khuyến cáo chỉ nên dùng 5gr muối/người/ngày. Chế độ ăn thừa muối làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh tim mạch có liên quan, đặc biệt là đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

Viện Dinh dưỡng quốc gia hướng dẫn 5gr muối tương đương 26gr nước mắm (tương đương hơn 5 thìa canh nước mắm).

Không nên đun nước mắm quá lâu

Khi nấu canh, xào, kho... cần phải sử dụng nước mắm để làm gia vị, các chuyên gia khuyên nên cho mắm vào khi gần tắt bếp rồi bắc ra luôn. Không nên đun nước mắm quá lâu vì mùi vị của mắm sẽ bị bay mất, đồng thời vitamin có trong nước mắm sẽ bốc hơi, làm lãng phí dinh dưỡng.

3 loại gia vị không ngọt nhưng làm đường huyết tăng vọt: Người Việt thích ăn

Các loại gia vị này thường chứa hàm lượng đường lớn, có thể làm ảnh hưởng đến đường huyết nếu sử dụng nhiều.

3 loại gia vị không ngọt nhưng làm đường huyết tăng vọt: Người Việt thích ăn

Dầu hào

Dầu hào là một loại gia vị phổ biến được nhiều gia đình Việt sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Loại gia vị này có thể dùng cho món xào, món canh, pha nước sốt, nước chấm để món ăn thêm đậm đà.

Tác dụng, tác hại của hạt tiêu với sức khỏe

Hạt tiêu là loại gia vị được người nội trợ cho vào nhiều món ăn, giúp tăng cảm giác thơm ngon nhờ hương vị cay nồng.

Tác dụng, tác hại của hạt tiêu với sức khỏe

Bên cạnh những tác động tích cực, hạt tiêu có một số nhược điểm nếu ăn quá thường xuyên. Các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra lời khuyên hữu ích về loại gia vị này:

Giúp hấp thụ chất dinh dưỡng

Chuyên gia Brittany Dunn cho biết: “Hạt tiêu đen giúp hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng như beta carotene (phòng tránh thiếu hụt vitamin A) và sắt.

Kết hợp với nghệ, hạt tiêu đen cải thiện sự hấp thụ nhờ đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của cả hai. Thành phần hoạt chất chính của nghệ, curcumin, mang lại khả năng chống viêm.

Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Thực phẩm đã giải thích piperine, hoạt chất trong hạt tiêu đen, có liên quan đến việc tăng gấp nhiều lần khả năng của curcumin. Điều này có nghĩa khả năng cơ thể hấp thụ và thu được những lợi ích của nghệ sẽ tăng lên khi ăn cùng hạt tiêu.

Chuyên gia Dunn cũng đã có cơ hội hỗ trợ chống viêm cho các vận động viên dự thi Olympic. Vì hạt tiêu đen giúp cơ thể hấp thụ chất curcumin, cô đã thêm gia vị này kết hợp với xoài và dứa để tăng chất chống oxy hóa và cảm giác ngon miệng cho các vận động viên.

Giảm cholesterol

Lisa Moskovitz, Giám đốc điều hành của Tập đoàn Dinh dưỡng NY, cho biết: “Mặc dù các nghiên cứu trên người còn hạn chế, nhưng hạt tiêu đen có thể giúp giảm cholesterol và chống lại một số bệnh ung thư”.

Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí Sinh học Dược phẩm, những con chuột được cho ăn chế độ giàu chất béo trong 42 ngày. Chiết xuất hạt tiêu đen đã làm giảm mức cholesterol trong máu, bao gồm cả cholesterol có hại.

Hơn nữa, chất piperine của hạt tiêu đen có thể thúc đẩy sự hấp thụ các chất bổ sung có tác dụng giảm cholesterol tiềm năng, chẳng hạn như nghệ.

Chống oxy hóa

Hạt tiêu đen không chỉ là một gia vị thơm ngon trong nhà bếp mà còn có đặc tính chống oxy hóa, chống lại tác hại của các gốc tự do và chứng viêm.

Chuyên gia Dunn giải thích: “Gốc tự do là những phân tử có một electron hay có số electron lẻ nên thường không ổn định, dễ gây hại cho tế bào. Chúng có thể hình thành trong cơ thể để phản ứng với ô nhiễm, chế độ ăn uống kém, hút thuốc. Chất chống oxy hóa trung hòa các gốc tự do và giảm nguy cơ tổn thương tế bào".

Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu thêm vì hầu hết các thử nghiệm chỉ giới hạn ở các đối tượng động vật.

Tình trạng trào ngược axit trở nặng

Nếu bị trào ngược axit hay trào ngược dạ dày thực quản, bạn không nên ăn hạt tiêu vì nguy cơ tăng axit trong thực quản.

Thực phẩm cay có thể kích hoạt trào ngược, vì vậy điều quan trọng là ăn hạt tiêu có chừng mực. Hoặc, nếu bệnh của bạn ở mức nghiêm trọng, hãy cắt bỏ hoàn toàn loại gia vị này.

Bất ngờ thời hạn sử dụng của các loại gia vị

Các loại thảo mộc, gia vị có thể để được cả năm nhưng vẫn có nguy cơ đóng bánh, ẩm mốc nếu không biết cách bảo quản.

Bất ngờ thời hạn sử dụng của các loại gia vị

Tủ gia vị đầy ắp là một trong những bí quyết để thêm hương vị cho các món ăn. Nhiều loại gia vị và thảo mộc như đinh hương, nghệ, hương thảo, quế sở hữu các đặc tính chống oxy hóa và chống viêm.

Bằng chứng ban đầu cho thấy, thường xuyên ăn thực phẩm có gia vị và thảo mộc làm giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến các bệnh tim và hô hấp.

Bat ngo thoi han su dung cua cac loai gia vi

Thời hạn sử dụng

Gia vị thường được làm từ rễ, vỏ hoặc thân khô của thực vật, trong khi thảo mộc là lá tươi hoặc khô của thực vật.

Khi xác định thời hạn sử dụng của các loại thảo mộc và gia vị khô, cần xem xét các yếu tố như loại, cách chế biến và bảo quản. Ví dụ, gia vị khô có xu hướng để được lâu hơn thảo mộc khô, loại nguyên hạt hoặc chế biến ít thì thời hạn sử dụng dài hơn.

Thảo mộc khô thường để được từ 1 đến 3 năm như húng quế, rau kinh giới, xạ hương, thì là, mùi tây, bạc hà…

Gia vị khô dạng xay có thời hạn sử dụng từ 2 tới 3 năm bao gồm bột tỏi, quế xay, bột nghệ, bột gừng, ớt bột…

Gia vị nguyên hạt, nguyên quả phơi khô để được lâu nhất, giữ hương thơm bền. Muối là ngoại lệ khi không có thời hạn sử dụng.

Dấu hiệu gia vị bị hỏng

Các loại thảo mộc và gia vị khô không thực sự hết hạn sử dụng hoặc “hỏng” theo nghĩa truyền thống.

Khi một loại gia vị được cho là đã hỏng có nghĩa đã mất hầu hết hương vị, màu sắc. May mắn, việc tiêu thụ một loại gia vị đã hết hạn không có khả năng gây bệnh cho bạn.

Các cửa hàng khuyến cáo nên sử dụng gia vị trong bao lâu mang ý nghĩa khung thời gian gia vị sẽ giữ được hương vị và chất lượng tốt nhất.

Nhìn chung, vẫn an toàn để dùng các loại thảo mộc khô và gia vị đã qua hạn dùng nhưng không còn tác dụng đem lại hương vị thơm ngon cho món ăn.

Nếu không chắc đã để gia vị trong bao lâu, bạn có thể kiểm tra mùi vị bằng cách nghiền hoặc xoa một lượng nhỏ trong lòng bàn tay. Nếu mùi hương yếu và độ tỏa hương mờ nhạt, đây là thời điểm thích hợp để thay thế.

Cách lưu trữ tốt nhất

Giảm thiểu sự tiếp xúc với không khí, nhiệt độ cao, ánh sáng và độ ẩm là chìa khóa để tối đa hóa thời hạn sử dụng của các loại thảo mộc và gia vị. Điều này giúp bạn giảm lãng phí và tiết kiệm tiền mua mới.

Mặc dù để gia vị trong các hộp trong suốt bên cạnh bếp nấu tiện lợi và đẹp mắt về mặt thẩm mỹ, nhưng đó không phải là cách tốt nhất để bảo quản.

Thay vào đó, một khu vực mát mẻ, khô ráo và tối như ngăn kéo hoặc tủ đặt cách xa bếp nấu hoặc lò nướng là lựa chọn phù hợp hơn.

Hộp đựng bằng thủy tinh hoặc gốm dễ làm sạch, ít để lọt không khí và độ ẩm.

Hộp nhựa cũng là một lựa chọn phổ biến, nhưng thường không kín, khó làm sạch và có thể hấp thụ màu sắc và mùi của các loại gia vị khác nhau.

Hộp đựng bằng thép không gỉ hoặc thiếc là những lựa chọn khả thi khác, nhưng vì kim loại dẫn nhiệt nên phải được bảo quản cách xa các nguồn nhiệt.

Các loại gia vị có màu sắc như ớt bột sẽ giữ được sắc tố lâu hơn nếu cất trong tủ lạnh. Tương tự, bảo quản gia vị có chứa dầu, chẳng hạn như mè, trong tủ lạnh ngăn ngừa ôi thiu.

Ngoài ra, hãy nhớ rằng độ ẩm có thể nhanh chóng làm giảm hương vị và kết cấu của gia vị, gây ra tình trạng đóng bánh hoặc mốc. Nếu bạn nhận thấy nấm mốc trong bất kỳ hộp đựng gia vị, hãy loại bỏ ngay.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.