Những nghi lễ nhập trạch nhất định phải có khi dọn về nhà mới

Những nghi lễ nhập trạch nhất định phải có khi dọn về nhà mới - phải biết để tránh hối hận, các bạn nên giắt lưng ngay.

Lễ nhập trạch được hiểu là lễ dọn vào nhà mới, áp dụng cả nhà mới xây, mới mua. Đây là một nghi lễ cổ truyền, quan trọng bên cạnh lễ động thổ, cất nóc. Làm lễ nhập trạch tức là đăng ký hộ khẩu với thần linh, thổ địa nơi ngôi nhà đã tọa lạc. Bởi vậy khi dọn về nhà mới gia chủ nên lưu ý:
Nhung nghi le nhap trach nhat dinh phai co khi don ve nha moi
Vật dụng mang vào hay cần hoàn thiện trước khi làm lễ nhập trạch:
- Bếp (nên hoàn thiện trước).
- Bàn thờ: Bao gồm các đồ bày trí như bát hương (thường tự bốc bát hương 1-2 tiếng trước khi làm lễ) hay đồ cúng (hoa tươi, quả tươi, nước). Đồ cúng không cần cầu kỳ.
- Gạo, nước (thường tự lấy ở nhà mới).
- Đồ dùng tượng trưng (bàn ghế, chổi, chiếu...).
Khi vào nhà mới, không quan trọng là ai trong gia đình phải cầm vật dụng gì nhưng ai cũng nên có đồ mang vào, không nên đi tay không. Người trong gia đình bất cứ tuổi nào đều có thể vào, không phải kiêng kỵ.
Nghi lễ nhập trạch
1. Điều kiện để dọn về nhà mới
Khi muốn chuyển về nhà mới ở, bạn cần tuân thủ những điều sau:
– Xem và chọn ngày giờ tốt để về nhà mới.
– Phải đích thân chủ nhân mới của ngôi nhà chuyển đồ đạc sang nhà mới.
– Cũng đích thân chủ nhân mới của ngôi nhà phải cầm bài vị cúng gia thần, tổ tiên và các thành viên khác trong nhà theo sau, đồng thời cầm theo tiền của.
– Chuyển nhà vào buổi sáng là tốt nhất hoặc không có thể chọn buổi trưa hoặc lúc mặt trời sắp lặn. Tuyệt đối tránh chuyển nhà về nhà khi trời đã chuyển tối vì điều này không tốt cho gia chủ.
2. Điều cấm kỵ khi dọn về nhà mới
– Theo dân gian, người có mang không được phép dọn nhà nếu không sẽ phạm tội “Thần thai”. Nếu quá cấp bách, người có mang phải dùng một cái chổi mới mua, chưa sử dụng để quét hết các đồ vật trong nhà trước khi chuyển chúng đi.
– Người cầm tinh con hổ không nên tham gia vào việc dọn nhà.
– Trường hợp nhập trạch chỉ để lấy ngày tốt và gia chủ chưa chính thức ở ngay, nhất thiết phải ngủ qua đêm tại nhà mới.
Đây là những điều kiêng kỵ để tránh những không may xảy đến với gia chủ.
Văn khấn lễ nhập trạch
Văn khấn lễ nhập trạch bao gồm 2 phần: là văn khấn thần linh và văn khấn cáo yết gia tiên.
– Văn khấn thần linh:
Nam mô a di đà Phật! (lặp lại 3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….
Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản toạ chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình:
Các vị Thần linh,
Thông minh chính trực
Giữ ngôi tam thai
Nắm quyền tạo hoá
Thể đức hiếu sinh
Phù hộ dân lành
Bảo vệ sinh linh
Nêu cao chính đạo.
Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:………………………………. và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.
Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)
– Văn khấn các yết gia tiên:
Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)
Kính lạy Tiên nội ngoại họ………………………
Hôm nay là ngày……… tháng.:……. năm……….
Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ):…………..
Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lứa, kính lễ khánh hạ.
Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại họ……………….. thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an mạnh khoẻ.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)

Phong thủy: Vì sao nhập trạch cần có ban thờ, bát hương?

(Kiến Thức) -  Khi nhập trạch, điều cần thiết là phải có ban thờ mới và bát hương thờ quan thần linh bản thổ, tức là vị thần cai quản hành chính phần âm.

Phong thuy: Vi sao nhap trach can co ban tho, bat huong?
 Ảnh minh họa.
Chị Nguyễn Phương Nguyên Hương (Hà Nội) cho biết, chị mới mua một căn chung cư, sang đầu tháng sau sẽ chuyển về nhà mới. Tuy nhiên, chị đang chưa rõ, nếu làm lễ về nhà mới mà chưa chuyển ban thờ, lập bát hương thì có được không? Hay chỉ cần đặt bát hương mới ở nền nhà để làm lễ tạ? 

Có nên chuyển đồ vào nhà mới trước, nhập trạch sau?

(Kiến Thức) - Một bạn đọc hỏi về phong thủy nhà ở: Gia đình tôi chuẩn bị chuyển về nhà mới ở, tôi băn khoăn nếu chuyển và lắp đặt đồ đạc trước, nhập trạch sau có được không?

Bạn đọc Trần Bình Trung (Hà Tĩnh) hỏi về phong thủy nhà ở: Tôi sắp chuyển vào nhà mới ở, nhưng đang lăn tăn về ngày làm lễ nhập trạch và chuyển, lắp các vật dụng gia đình trong nhà. Theo đó, tôi muốn lắp một số đồ dùng như tủ bếp, bếp, ban thờ, giường, tủ cũng như các đồ dùng gia đình như nồi niêu, bát đĩa chuyển vào nhà trước khi vào ở. Cùng với đó, khi vào ở chúng tôi cũng mới làm lễ nhập trạch. Vậy xin hỏi, chuyển đồ về trước ngày nhập trạch có được không? 
Co nen chuyen do vao nha moi truoc, nhap trach sau?
 Ảnh minh họa.
Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, Công ty Cổ phần Nhà Xuân, theo tín ngưỡng dân gian, nhập trạch là một thủ tục cần thiết khi về nhà mới như một việc làm nhằm báo cáo thần linh, thổ địa – những vị thần cai quản hành chính phần âm về việc mình và người nhà sẽ ở, sinh hoạt tại đây. Việc nhập trạch dựa vào các yếu tố như chọn ngày lành tháng tốt phù hợp với tuổi của người chủ nhà. Khi nhập trạch cần sắm sửa các đồ lễ theo tục thờ cúng phần âm của mỗi địa phương, mỗi gia đình. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới