Những ngành cần nhiều lao động trong 6 tháng cuối năm

Nhu cầu lao động tại TPHCM bị tác động nhiều từ diễn biến kinh tế thế giới. Tuy nhiên, dù nhu cầu cao hay thấp thì vẫn tập trung vào 4 ngành công nghiệp trọng điểm và 9 ngành dịch vụ chủ yếu.

Thị trường lao động sáng dần

Trong 6 tháng đầu năm, Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM (Falmi, trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố) đã thực hiện khảo sát tình hình sản xuất kinh doanh của gần 6.000 doanh nghiệp, nhu cầu tuyển dụng của 43.000 lượt doanh nghiệp với gần 154.000 vị trí làm việc và hơn 76.000 người có nhu cầu tìm việc.

Từ kết quả các cuộc khảo sát trên, bà Nguyễn Hoàng Hiếu, Giám đốc Falmi, nhận định: "Trong 6 tháng đầu năm, thị trường lao động thành phố có nhiều biến động dưới tác động của nền kinh tế trong nước và thế giới, tốc độ phục hồi của các doanh nghiệp còn chậm".

Nhung nganh can nhieu lao dong trong 6 thang cuoi nam

Theo Falmi, nhiều doanh nghiệp sau thời gian ứng phó với đại dịch Covid-19, nguồn lực tài chính còn khó khăn để có thể tổ chức, sắp xếp lại hoạt động sản xuất đáp ứng sự thay đổi về tiêu chuẩn, thị hiếu và yêu cầu mới của khách hàng đối với hàng hóa.

Thời gian qua, thành phố cũng đã có nhiều biện pháp chủ động hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh như thu hút đầu tư, giảm lãi suất, hỗ trợ giảm thuế, hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm mới, hỗ trợ đào tạo nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động... Nhờ đó, bức tranh thị trường lao động đang sáng dần lên theo đà phục hồi của nền kinh tế.

Tuy nhiên, Falmi đánh giá kinh tế thành phố tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức khó lường khi thị trường bất động sản còn gặp nhiều khó khăn, hoạt động xuất nhập khẩu tuy có tăng nhưng còn chậm, tình trạng đơn hàng vẫn chưa hoàn toàn phục hồi về mức trước đại dịch…

Đánh giá chung thị trường lao động 6 tháng đầu năm, bà Nguyễn Hoàng Hiếu cho rằng: "Tình hình lao động, việc làm tiếp tục có nhiều biến động, việc cắt giảm lao động vẫn xảy ra, nhất là các ngành dệt may - giày da, sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử, chế biến gỗ…".

Hai kịch bản cho thị trường lao động

Từ diễn biến thị trường 6 tháng đầu năm, Falmi dự báo, nhu cầu nhân lực 6 tháng cuối năm sẽ diễn biến theo hai kịch bản.

Kịch bản thứ nhất, tăng trưởng kinh tế toàn cầu và một số nền kinh tế lớn có chiều hướng chậm lại, ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, dẫn đến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến, chế tạo chậm lại trong ngắn hạn khi nhu cầu trên toàn cầu yếu đi.

Khi đó, Falmi dự báo nhu cầu nhân lực trong 6 tháng cuối, thành phố sẽ cần 145.000-155.000 người.

Kịch bản thứ hai, tăng trưởng kinh tế toàn cầu diễn biến theo chiều hướng tích cực, tình hình kinh tế Việt Nam có nhiều tín hiệu khả quan, doanh nghiệp tại Thành phố có cơ hội tăng đơn hàng xuất khẩu, mở rộng sản xuất.

Khi đó, nhu cầu lao động tăng, tạo điều kiện ổn định thu nhập cho người lao động và Falmi dự báo nhu cầu nhân lực 6 tháng cuối năm là khoảng 155.000-165.000 người.

Theo Falmi, dù số lượng nhân lực có thay đổi theo kịch bản khác nhau nhưng nhu cầu tuyển dụng vẫn tập trung vào 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 9 ngành dịch vụ chủ yếu.

Cụ thể, nhu cầu nhân lực của thành phố vẫn tập trung ở khu vực thương mại - dịch vụ (chiếm 64,57% tổng nhu cầu nhân lực), kế đến là khu vực công nghiệp - xây dựng (chiếm 34,62%) và khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chỉ chiếm 0,81%.

Nhung nganh can nhieu lao dong trong 6 thang cuoi nam-Hinh-2

Trong khu vực thương mại - dịch vụ, nhu cầu nhân lực 9 ngành dịch vụ chủ yếu đã chiếm đến 54,77% tổng nhu cầu nhân lực. Một số ngành chiếm tỷ lệ tuyển dụng cao là thương mại (18,41%); vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng - hậu cần hàng hải và xuất nhập khẩu (4,22%); du lịch (4,67%); tài chính - tín dụng - ngân hàng - bảo hiểm (6,19%); kinh doanh tài sản - bất động sản (7,96%)…

Trong khu vực công nghiệp - xây dựng, nhu cầu nhân lực 4 ngành công nghiệp trọng yếu chiếm đến 21,97% tổng nhu cầu nhân lực. Trong đó, ngành cơ khí chiếm 6,11%; điện tử - công nghệ thông tin chiếm 7,2%; chế biến tinh lương thực thực phẩm chiếm 4,02%; hóa dược - cao su chiếm 4,64%.

Đưa cả thiên nhiên vào nhà mái bằng gam trắng cực ấn tượng

Sắc xanh từ cây cối cũng giúp cả ngoại thất và nội thất của ngôi nhà mái bằng với gam trắng chủ đạo thêm phần nổi bật.

 
Dua ca thien nhien vao nha mai bang gam trang cuc an tuong

Hàng loạt resort, khách sạn “trăm tỷ” tại Hội An, Đà Nẵng bị rao bán

Một khu biệt thự ở Hội An được rao bán vài tháng nay với giá hơn 100 tỷ, nhưng vẫn chưa tìm được chủ mới. Tại Đà Nẵng, nhiều khách sạn 3-5 sao cũng đang cần chuyển nhượng.

Dạo quanh các trang thông tin điện tử về nhà đất với từ khóa "bán khách sạn ở Hội An", nhà đầu tư "hoa mắt" với hàng chục, thậm chí là hàng trăm tin nhà hàng, khách sạn, biệt thự du lịch đang được rao bán. Đáng chú ý, nằm trên top đầu của các trang bất động sản là loạt khách sạn, resort 4-5 sao được rao bán công khai với giá vài trăm tỷ đồng.
Hang loat resort, khach san “tram ty” tai Hoi An, Da Nang bi rao ban
 Loạt resort, khách sạn 4-5 sao tại Hội An được rao bán với giá vài trăm tỷ đồng.
Một môi giới bất động sản tên Minh cho biết, anh nắm trong tay danh sách vài chục khách sạn 3-5 sao tại Hội An đang cần chuyển nhượng, nhưng khách hỏi thăm chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhiều khách sạn đã được rao bán cả năm nay, nhưng chưa tìm được khách mua.
Mới đây, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đã rao bán gần 400 quyền sử dụng đất tại nhiều tỉnh thành trên cả nước như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, TP Hội An (Quảng Nam), TP Cần Thơ, Phú Quốc (Kiên Giang), Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa... Đây đều là các tài sản đảm bảo cần xử lý để thu hồi nợ của ngân hàng này.
Trong số này, có nhiều bất động sản là biệt thự, khách sạn, nhà hàng tại các thành phố du lịch nổi tiếng như Đà Nẵng, Hội An được rao bán thông qua hình thức đấu giá hoặc bán thỏa thuận.
Riêng tại TP Hội An, VietinBank thông báo cần xử lý gần 40 bất động sản, chủ yếu là các khách sạn 3-4 hoặc 5 sao, resort, nhà hàng với giá trị từ vài chục tỉ đồng đến hàng trăm tỉ đồng.
Hang loat resort, khach san “tram ty” tai Hoi An, Da Nang bi rao ban-Hinh-2
Danh sách khách sạn 3-5 sao tại Hội An đang được Vietinbank rao bán. 
Có thể kể đến, một bất động sản gồm quyền sử dụng đất và khách sạn 4 sao có diện tích hơn 1.800 m2, tổng số phòng lên tới 104, cần xử lý với giá khởi điểm 420 tỉ đồng; một khách sạn 4 sao khác diện tích hơn 9.000 m2 với 98 phòng cũng rao bán hơn 400 tỉ đồng; hay lô đất diện tích 1.786 m2, là khách sạn có công suất 137 phòng đang được rao bán với giá 365 tỷ đồng…
Nằm trong nhóm khách sạn được VietinBank rao bán hơn 'trăm tỷ" còn có nhiều khách sạn 3-4 sao khác tại Hội An như: khách sạn 4 sao công suất 55 phòng trên phần diện tích đất 1.032 m2 giá 120 tỷ; khách sạn 4 sao công suất 137 phòng trên diện tích đất 1.737 m2 giá 240 tỷ; khách sạn 4 sao công suất 95 phòng trên phần đất 1.757 m2 giá 260 tỷ đồng...
Hang loat resort, khach san “tram ty” tai Hoi An, Da Nang bi rao ban-Hinh-3
Một khu biệt thự du lịch tại Hội An được Vietinbank tổ chức bán đấu giá. 
Vietinbank - Chi nhánh Hội An cho biết, ngân hàng đang phối hợp với Công ty Đấu giá hợp danh tài chính và giá cả Quảng Nam tổ chức bán đấu giá nhiều khách sạn tại thành phố di sản. Một trong số các tài sản nhà băng này sắp tổ chức đấu giá là quyền sử dụng đất và biệt thự du lịch tại Khối Tu Lễ, phường Cẩm Phô, thành phố Hội An. Khu biệt thự có diện tích 686,7 m2 đất thương mại, dịch vụ; diện tích xây dựng: 309,38 m2; diện tích sàn: 1.096,91 m2 được ngân hàng rao bán với giá khởi điểm hơn 100 tỷ đồng. Hiện khu villa này vẫn chưa tìm được chủ mới dù đã qua vài lần đấu giá.
Tại Đà Nẵng, tình hình cũng chẳng khá hơn. Nhiều nhà hàng, khách sạn, resort cũng đang tạm dừng hoạt động hoặc treo biển sang nhượng ngay mùa cao điểm. Làn sóng "bán tháo" khách sạn từ cao cấp đến bình dân diễn ra hơn một năm nay tại thành phố du lịch nổi tiếng này.
Hang loat resort, khach san “tram ty” tai Hoi An, Da Nang bi rao ban-Hinh-4
 Một khách sạn 4 sao trên con đường tỷ đô - Võ Nguyên Giáp, TP. Đà Nẵng đang đóng cửa ngay mùa cao điểm du lịch.
Anh Quân, chủ một khách sạn trên đường Nguyễn Tất Thành cho biết, giai đoạn 2019 trở về trước, cứ vào dịp hè là biển Đà Nẵng đông nghịt du khách, khách sạn bình dân của anh luôn kín phòng, nhân viên làm không hết việc. Nhưng khi dịch COVID-19 quét qua, lượng khách đến Đà Nẵng giảm mạnh, nhiều khách sạn không "gồng" được nên buộc phải đóng cửa, bán hoặc cho thuê để cắt lỗ, trả lãi ngân hàng.
"Đợt pháo hoa vừa rồi, khách tới nhiều hơn, nhưng vẫn chưa bằng thời điểm trước dịch. Khách sạn của tôi vẫn đang hoạt động cầm chừng, không dám tuyển thêm nhân viên vì sợ qua dịp hè này là hết khách.", anh Quân chia sẻ.
Nhiều nhân viên môi giới bất động sản cho hay, nguyên nhân khiến hàng loạt khách sạn bị rao bán là do nguồn khách ít, chi phí vận hành bỏ ra nhiều, không đảm bảo trang trải các khoản vay nên chủ khách sạn đành bán tháo để cắt lỗ.
"Không chỉ thiếu vắng khách quốc tế mà cả khách nội địa cũng tiết kiệm chi tiêu, giảm đi du lịch so với trước. Sau dịch COVID-19 là đến khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu và khó khăn của kinh tế trong nước từ cuối năm ngoái đến nay khiến nhiều doanh nghiệp không trụ nổi, phải âm thầm thanh lý, rao bán hoặc bị phát mại tài sản.", một chuyên gia nhận định.
>>> Mời độc giả xem thêm video Cận cảnh khách sạn "khủng" xâm phạm thắng cảnh quốc gia Bàu Trắng:
 

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.