Tết xa quê, băn khoăn không biết nên ở hay về?!
Tết không về thì trong lòng sẽ vô cùng trống trải nhưng về thì "lấy tiền ở đâu để về?" và sẽ thế nào nếu vô tình bị nhiễm bệnh?
Ảnh hưởng dịch COVID-19 khiến cuộc sống nhiều công nhân, người dân xa xứ tìm đến thành phố để mưu sinh mãi bấp bênh. Giờ đây khi cái Tết cận kề, suy nghĩ đầu tiên mà họ nghĩ tới là tết về hay ở.
Chị Đỗ Thị Hằng (34 tuổi, ngụ tỉnh Hà Nam) có lẽ may mắn hơn nhiều người khi chị lấy chồng ở Sài Gòn và bố mẹ ruột của chị cũng đã chuyển vào TP.HCM sinh sống từ lâu, chị không phải chịu cảnh “xa ba mẹ, nhớ quê hương”.
Chị Hằng cùng chồng, con, và ba mẹ chồng chụp ảnh lưu niệm trong một lần đi du lịch. Ảnh: NVCC |
Vậy nhưng, ông bà nội, ông bà ngoại của chị cùng rất nhiều người thân của gia đình chị vẫn đang sinh sống ở Hà Nam. Do đó, mọi năm, cứ sắp xếp được thời gian là chị lại cùng chồng và các con về quê: “Ông bà nội, ông bà ngoại của vợ chồng tôi cũng đã cao tuổi. Mỗi năm trôi qua chúng ta lại xa ông bà thêm một chút. Do đó, lúc nào vợ chồng tôi cũng sắp xếp thời gian để có thể gần ông, bà nhiều nhất có thể”.
Nhớ lại Tết cổ truyền miền Bắc, chị cùng chồng, con đi chúc Tết ông bà, cảm xúc vui khó tả, thấy qua một năm ông, bà, các cô, chú, bác vẫn khỏe mạnh, bình an: “Đặc biệt là vào dịp Tết gia đình họ hàng nhà tôi luôn quây quần. Năm nay, dịch COVID-19 càn quét khiến tôi vô cùng lo lắng Tết Nhâm Dần đang đến gần nhưng dịch bệnh vẫn căng thẳng, chưa thể chủ quan được. Do đó, năm nay gia đình tôi sẽ không về Bắc được, không thể đi thăm họ họ hàng làng xóm được rồi. Chỉ mong mọi người an toàn để chờ tình hình sang năm tình hình dịch đỡ hơn vợ chồng tôi sẽ về."
Sợ “tắc đường”, người Hà Nội mang đào quất đi tảo mộ sớm
Lo ngại tập trung đông đúc trong bối cảnh dịch Covid-19, nhiều người Hà Nội đã tranh thủ đi tảo mộ, mời gia tiên về đón Tết sớm.
Người dân mang đào quất lên Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên, tỉnh Hòa Bình để tảo mộ, mời gia tiên về đón Tết. |
Làng nghề làm hương đen trăm tuổi hối hả vào vụ Tết
Làng nghề làm hương đen truyền thống ở xã Dũng Liệt đang hối hả vào vụ Tết. Bán hương vào dịp Tết, người dân làng nghề có thể thu tiền triệu mỗi ngày.
Từ xa xưa, làng Chóa thuộc xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong (Bắc Ninh) được nhiều người biết đến nhờ có nghề thủ công nổi tiếng là làm hương đen. Theo nhiều người làm hương ở trong làng, nghề làm hương đen có từ hàng trăm năm. |
Người dân nơi đây không chỉ coi nghề làm hương là nghiệp làm ăn, mà đó còn là tình yêu và nét đẹp của một làng nghề văn hóa lâu đời. Nguyên liệu làm hương đen của người dân làng Chóa từ nhựa trám, than hoa, cây nứa, cật tre và nước giếng. |