Những lưu ý khi đeo tượng Phật thường xuyên trên cổ

Nhiều người có thói quen đeo tượng Phật ở cổ để cầu mong gặp may mắn, bình an. Tuy nhiên, có nên thường xuyên đeo dây chuyền tượng Phật ở trên cổ không?

Những lưu ý khi đeo tượng Phật thường xuyên trên cổ

Đeo tượng Phật trên cổ hiện nay là một phương pháp phong thủy phổ biến được rất nhiều người quan tâm để mong gặp nhiều vận may, bình an.

Có nhiều người quan niệm rằng, tượng Phật chỉ nên để thờ cúng, không nên làm trang sức hay trang trí vì điều này sẽ gây nhiều vấn đề xui xẻo cho thân chủ. Nhận định đó là đúng.

Tuy nhiên, nếu sử dụng tượng Phật như một bùa hộ mệnh trên người thì vẫn có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, có một số trường hợp không nên đeo tượng Phật trên người đặc biệt là những nơi không trang nghiêm hoặc lúc đang muốn tình tứ ôm ấp người yêu, bạn đời. Khi đeo những nơi không phù hợp, người đeo dễ bị tổn phước.

Nhung luu y khi deo tuong Phat thuong xuyen tren co
Tượng Phật có thể đeo trên cổ. Tuy nhiên, không nên đeo tượng Phật thường xuyên, đặc biệt là trong những trường hợp không trang nghiêm.

Tác dụng chính của việc đeo tượng Phật trên người chính là cầu mong bản thân được may mắn, tràn ngập bình yên với hy vọng hóa sát và được bề trên bảo vệ. Đồng thời, việc đeo tượng Phật cũng giống như một lời nhắc nhở cho chính bản thân người đeo phải luôn hướng thiện, làm nhiều điều tốt.

Nhiều người kinh doanh lựa chọn đeo tượng Phật Di Lặc hay Phật Quan Thế Âm Bồ Tát với niềm tin rằng sẽ nhận được nhiều giúp đỡ, thúc đẩy mọi việc thuận buồm xuôi gió.

Bên cạnh việc phong thủy trong kinh doanh, trấn an tâm lý, đeo tượng Phật còn giúp con người cảnh tỉnh trong những tình cảnh khó khăn, nhẫn nhịn, dĩ hòa vi quý. Đồng thời, điều chỉnh hành vi của mình để cải biến vận số, đem lại sự đủ đầy, cát tường, may mắn.

Nhung luu y khi deo tuong Phat thuong xuyen tren co-Hinh-2

Lưu ý khi đeo tượng Phật

Đeo tượng Phật trên người là vấn đề liên quan đến tâm linh do đó bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Bạn không nên để tượng Phật ở những nơi không sạch sẽ.

- Khi không đeo nữa, phải để tượng Phật ở chỗ sạch sẽ và dùng vải sạch bọc lại.

- Nếu chẳng may làm vỡ tượng Phật, bạn nên gom lại đến mùng một hay ngày Rằm thả xuống sông. Tuyệt đối không được vứt lung tung.

Nhung luu y khi deo tuong Phat thuong xuyen tren co-Hinh-3

- Việc đeo tượng Phật giống như một tín ngưỡng vậy, bạn cần phải thể hiện sự tôn kính với Đức Phật, tâm sạch, không làm chuyện xấu.

Nhung luu y khi deo tuong Phat thuong xuyen tren co-Hinh-4

*Thông tin mang tính chất tham khảo

Chiêm ngưỡng 10 bức tượng Phật nổi tiếng và đẹp nhất thế giới

Dưới đây là 10 bức tượng nổi tiếng và đẹp nhất thế giới tưởng nhớ Đấng Giác Ngộ và thông điệp hòa bình của Ngài. Một số bức tượng Phật này thuộc top những bức tượng Phật lớn nhất thế giới.  

Chiêm ngưỡng 10 bức tượng Phật nổi tiếng và đẹp nhất thế giới
Chiem nguong 10 buc tuong Phat noi tieng va dep nhat the gioi
10.  Tượng Phật Hussain Sagar: Bức tượng Phật nằm giữa hồ nước nhân tạo ở thành phố Hyderabad, là một trong những bức tượng Phật nổi tiếng nhất Ấn Độ. Bức tượng cao 17 m (56 ft) và nặng 320 tấn. Đó là bức tượng đá nguyên khối lớn nhất ở Ấn Độ được điêu khắc bởi một nhóm nghệ nhân. Đáng tiếc, trong lúc dựng bức tượng lên năm 1992, bức tượng bị lật và rơi xuống hồ, khiến 8 công nhân tử vong. Sau đó, chính phủ đã cho vớt và khôi phục lại chiều cao và hình dáng của bức tượng. 

Độc lạ tượng Phật Quan Âm cao nhất miền Tây

(Kiến Thức) - Nằm tại ấp Phú Tòng, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, chùa Hưng Thiện là nơi có bức tượng Phật Quan Âm cao nhất miền Tây. Với chiều cao hơn 40m, bức tượng khiến nhiều người choáng ngợp khi chiêm ngưỡng.

Độc lạ tượng Phật Quan Âm cao nhất miền Tây
Doc la tuong Phat Quan Am cao nhat mien Tay
Chùa Hưng Thiện ở ấp Phú Tòng, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu là một trong những địa điểm tâm linh nổi tiếng ở Việt Nam. Một trong những lý do khiến ngôi chùa được nhiều người biết đến là vì nơi đây có bức tượng Phật Quan Âm cao nhất miền Tây. 

Chiêm nghiệm sự huyền bí của tượng Phật cổ Nam Tông ở Sài Gòn

Nhìn chung, các bức tượng Phật giáo cổ Nam Tông được tạo hình khá giản dị, ít khi có hoa văn cầu kì, bởi theo triết lí hệ phái này, Đức Phật là một người bình thường, cũng ăn, ngủ, nghỉ như người bình thường...

Chiêm nghiệm sự huyền bí của tượng Phật cổ Nam Tông ở Sài Gòn
Chiem nghiem su huyen bi cua tuong Phat co Nam Tong o Sai Gon
 Tượng Phật cổ Nam Tông bằng gỗ sơn thếp vàng có nguồn gốc từ Campuchia, niên đại thế kỷ 17, hiện vật trong trưng bày chuyên đề về tượng Phật một số nước châu Á ở Bảo tàng Lịch sử TP HCM. Nam Tông là một trong hai hệ phái Phật giáo lớn, thịnh hành ở Nam và Đông Nam Á.

Đọc nhiều nhất

Tin mới