Những lùm xùm của DA triệu đô đường sắt trên cao

Những lùm xùm của DA triệu đô đường sắt trên cao

(Kiến Thức) - Liên tiếp những thông tin không hay liên quan tới dự án đường sắt trên cao Hà Nội thời gian qua khiến người dân không khỏi lo lắng.

Lúc 10h sáng 6/11, tại khu vực đối diện Viện Y học dân tộc Tuệ Tĩnh trên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội), một vụ tai nạn liên quan tới đường sắt trên cao đã xảy ra khiến 3 người thương vong. Cụ thể, khi công nhân vận chuyển thép xây dựng lên phía trên để thi công công trình nhà ga tuyến đường sắt trên cao Hà Nội - Hà Đông thì nhiều thanh sắt đã rơi xuống dòng người đang di chuyển.
Lúc 10h sáng 6/11, tại khu vực đối diện Viện Y học dân tộc Tuệ Tĩnh trên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội), một vụ tai nạn liên quan tới đường sắt trên cao đã xảy ra khiến 3 người thương vong. Cụ thể, khi công nhân vận chuyển thép xây dựng lên phía trên để thi công công trình nhà ga tuyến đường sắt trên cao Hà Nội - Hà Đông thì nhiều thanh sắt đã rơi xuống dòng người đang di chuyển.
Vụ tai nạn đã làm một người tử vong tại chỗ là anh Nguyễn Như Ngọc, 33 tuổi, học viên Học viện An ninh nhân dân, 2 người khác bị thương được đưa đi cấp cứu. Cơ quan chức năng đã có mặt, phong tỏa hiện trường khiến tuyến phố Nguyễn Trãi hướng từ Ngã Tư Sở vào Hà Đông bị ùn tắc nghiêm trọng hàng km.
Vụ tai nạn đã làm một người tử vong tại chỗ là anh Nguyễn Như Ngọc, 33 tuổi, học viên Học viện An ninh nhân dân, 2 người khác bị thương được đưa đi cấp cứu. Cơ quan chức năng đã có mặt, phong tỏa hiện trường khiến tuyến phố Nguyễn Trãi hướng từ Ngã Tư Sở vào Hà Đông bị ùn tắc nghiêm trọng hàng km.
Theo trung tá Hà Văn Thanh, Đội CSGT số 7, trước đó, một vụ tai nạn tương tự cũng xảy ra ở công trường thi công tuyến đường này phố Quang Trung (Hà Đông). Có mặt tại hiện trường sau đó, Thứ trưởng Giao thông Nguyễn Ngọc Đông đã chỉ đạo dừng việc thi công trên toàn tuyến, đình chỉ nhà thầu, rà soát quy trình an toàn lao động để làm rõ nguyên nhân tai nạn.
Theo trung tá Hà Văn Thanh, Đội CSGT số 7, trước đó, một vụ tai nạn tương tự cũng xảy ra ở công trường thi công tuyến đường này phố Quang Trung (Hà Đông). Có mặt tại hiện trường sau đó, Thứ trưởng Giao thông Nguyễn Ngọc Đông đã chỉ đạo dừng việc thi công trên toàn tuyến, đình chỉ nhà thầu, rà soát quy trình an toàn lao động để làm rõ nguyên nhân tai nạn.
Ngoài sự cố thép rơi, người dân khu vực và những người thường đi qua đoạn đường này còn bức xúc về việc lửa hàn từ công trường phía trên thường xuyên bắn xuống đường gây nguy hiểm cho họ khi tham gia giao thông.
Ngoài sự cố thép rơi, người dân khu vực và những người thường đi qua đoạn đường này còn bức xúc về việc lửa hàn từ công trường phía trên thường xuyên bắn xuống đường gây nguy hiểm cho họ khi tham gia giao thông.
Tại nhà ga trên đường Trần Phú cũng xảy ra tình trạng tương tự, công nhân gò hàn bên hàng rào ngăn cách công trình với làn đường hỗn hợp khiến nhiều người đi đường bị xỉ hàn bắn vào. Có người đi xe máy sát hàng rào bị xỉ bắn, giật mình đánh tay lái ra xa, rất dễ gây va chạm với những xe đi bên cạnh.
Tại nhà ga trên đường Trần Phú cũng xảy ra tình trạng tương tự, công nhân gò hàn bên hàng rào ngăn cách công trình với làn đường hỗn hợp khiến nhiều người đi đường bị xỉ hàn bắn vào. Có người đi xe máy sát hàng rào bị xỉ bắn, giật mình đánh tay lái ra xa, rất dễ gây va chạm với những xe đi bên cạnh.
Những pha trộn bê tông đặt chênh vênh trên trụ bê tông, rất dễ xảy ra nguy cơ rơi nguyên vật liệu xuống đường.
Những pha trộn bê tông đặt chênh vênh trên trụ bê tông, rất dễ xảy ra nguy cơ rơi nguyên vật liệu xuống đường.
Hồi trung tuần tháng 3/2014, người dân Việt Nam rúng động trước thông tin báo chí quốc tế và Việt Nam đưa rầm rộ: Công ty JTC (Nhật Bản) đã phải chi bất hợp pháp 100 triệu yen cho các cán bộ và một số đối tượng khác ở nước thứ ba (gồm Indonesia, Uzebekistan và Việt Nam) từ năm 2008 – 2012 để được tham gia thực hiện các dự án ODA. Trong đó, JTC đã hối lộ 80 triệu yen (khoảng 16,4 tỷ đồng) cho một quan chức tại cơ quan có trách nhiệm quản lý dự án tại Đường sắt Việt Nam. Đổi lại, JTC trúng thầu một dự án ODA trị giá 4,2 tỷ yen.
Hồi trung tuần tháng 3/2014, người dân Việt Nam rúng động trước thông tin báo chí quốc tế và Việt Nam đưa rầm rộ: Công ty JTC (Nhật Bản) đã phải chi bất hợp pháp 100 triệu yen cho các cán bộ và một số đối tượng khác ở nước thứ ba (gồm Indonesia, Uzebekistan và Việt Nam) từ năm 2008 – 2012 để được tham gia thực hiện các dự án ODA. Trong đó, JTC đã hối lộ 80 triệu yen (khoảng 16,4 tỷ đồng) cho một quan chức tại cơ quan có trách nhiệm quản lý dự án tại Đường sắt Việt Nam. Đổi lại, JTC trúng thầu một dự án ODA trị giá 4,2 tỷ yen.
Trong bản thông báo của Bộ GTVT cũng thể hiện rất rõ thông tin về Dự án dính tới nghi vấn nhà thầu JTC (Nhật) đã hối lộ quan chức cấp cao ngành đường sắt Việt Nam với số tiền lên tới 80 triệu yen (tương đương 16,4 tỷ đồng). Đó là Dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 (hay còn gọi là Đường sắt trên cao Hà Nội, đoạn Ngọc Hồi – Yên Viên) được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư tại văn bản số 195/CP-CN ngày 12/2/2004.
Trong bản thông báo của Bộ GTVT cũng thể hiện rất rõ thông tin về Dự án dính tới nghi vấn nhà thầu JTC (Nhật) đã hối lộ quan chức cấp cao ngành đường sắt Việt Nam với số tiền lên tới 80 triệu yen (tương đương 16,4 tỷ đồng). Đó là Dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 (hay còn gọi là Đường sắt trên cao Hà Nội, đoạn Ngọc Hồi – Yên Viên) được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư tại văn bản số 195/CP-CN ngày 12/2/2004.
Ngoài những vụ lùm xùm trên, dự án đường sắt trên cao này còn bị chậm tiến độ. Cụ thể, hồi cuối tháng 7/2014, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt, Cục Đường sắt VN (Bộ GTVT) cho biết, về tiến độ thi công, tất cả các hạng mục của dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông đều chậm so với tiến độ vài ba tháng, thậm chí có hạng mục còn chậm hơn nhiều.
Ngoài những vụ lùm xùm trên, dự án đường sắt trên cao này còn bị chậm tiến độ. Cụ thể, hồi cuối tháng 7/2014, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt, Cục Đường sắt VN (Bộ GTVT) cho biết, về tiến độ thi công, tất cả các hạng mục của dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông đều chậm so với tiến độ vài ba tháng, thậm chí có hạng mục còn chậm hơn nhiều.
Còn về giải phóng mặt bằng, hạng mục công tác bàn giao mặt bằng của dự án đường sắt trên cao Hà Nội cũng đang rất chậm. Khu vực ga Cát Linh còn hơn 60 hộ dân chưa bàn giao mặt bằng do đang chờ tiền bổ sung từ nguồn đối ứng của Chính phủ để đền bù, dự kiến đến tháng 8 mới bố trí số tiền này. Trụ đường sắt đi qua phường Thịnh Quang - Láng vẫn còn 16 hộ dân chưa đập phá nhà để đơn vị vào thi công dù đã nhận tiền đền bù, do Hà Nội chưa bố trí được nhà tái định cư cho các hộ trên...
Còn về giải phóng mặt bằng, hạng mục công tác bàn giao mặt bằng của dự án đường sắt trên cao Hà Nội cũng đang rất chậm. Khu vực ga Cát Linh còn hơn 60 hộ dân chưa bàn giao mặt bằng do đang chờ tiền bổ sung từ nguồn đối ứng của Chính phủ để đền bù, dự kiến đến tháng 8 mới bố trí số tiền này. Trụ đường sắt đi qua phường Thịnh Quang - Láng vẫn còn 16 hộ dân chưa đập phá nhà để đơn vị vào thi công dù đã nhận tiền đền bù, do Hà Nội chưa bố trí được nhà tái định cư cho các hộ trên...

GALLERY MỚI NHẤT