Những lớp học đặc biệt giữa rừng đêm miền biên viễn

Những lớp học đặc biệt giữa rừng đêm miền biên viễn

Lớp học có nhiều cái đặc biệt: Chỉ diễn ra trong đêm; lớp học mà người dạy tóc còn xanh, còn học trò thì nhiều người mái đầu đã pha sương…

Đã thành thông lệ, cứ đúng 19h30 phút hàng ngày, các học viên  lớp học sau xóa mù chữ tại thôn Ngàn Vàng Trên, xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh được bắt đầu. Lớp được mở từ cuối tháng 7 năm 2022, với 22 học viên, 100% các học viên là người dân tộc Dao Thanh Phán, có tuổi đời từ 36 tuổi trở lên.
Đã thành thông lệ, cứ đúng 19h30 phút hàng ngày, các học viên lớp học sau xóa mù chữ tại thôn Ngàn Vàng Trên, xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh được bắt đầu. Lớp được mở từ cuối tháng 7 năm 2022, với 22 học viên, 100% các học viên là người dân tộc Dao Thanh Phán, có tuổi đời từ 36 tuổi trở lên.
Lớp học này còn một điều đặc biệt là có 4 cặp vợ chồng cùng nhau đi học. Sau 1 ngày lên rừng làm lụng vất vả về, họ lại động viên nhau nấu nướng, ăn cơm sớm để kịp giờ đến lớp. Anh Chíu Chăn Lằm – thôn Ngàn Vàng Trên chia sẻ: “Trước đây, gia đình không có điều kiện để đi học nên tôi không biết chữ, do đó làm cái gì cũng khó, cũng vấp. Nhờ có lớp xóa mù chữ này, giờ tôi đã biết đọc, biết viết, biết nhân chia, đi buôn bán không còn ngại nữa”.
Lớp học này còn một điều đặc biệt là có 4 cặp vợ chồng cùng nhau đi học. Sau 1 ngày lên rừng làm lụng vất vả về, họ lại động viên nhau nấu nướng, ăn cơm sớm để kịp giờ đến lớp. Anh Chíu Chăn Lằm – thôn Ngàn Vàng Trên chia sẻ: “Trước đây, gia đình không có điều kiện để đi học nên tôi không biết chữ, do đó làm cái gì cũng khó, cũng vấp. Nhờ có lớp xóa mù chữ này, giờ tôi đã biết đọc, biết viết, biết nhân chia, đi buôn bán không còn ngại nữa”.
Chị Phùn Dảu Dếnh, thôn Ngàn Vàng Trên cho biết: “Phụ nữ ở thôn này nhiều người không biết chữ lắm, nên rất ngại giao tiếp. Đợt vừa rồi, khi họp thôn, được cán bộ, lãnh đạo xã phân tích, chia sẻ những cái lợi khi biết đọc, biết viết, biết tính toán, tôi đã mạnh dạn đăng kí đi học lớp xóa mù chữ này. Sau một thời gian đi học, giờ ra xã làm các thủ tục giấy tờ cho con, cho bản thân tôi đã có thể tự ký tên thay vì điểm chỉ như những lần trước”.
Chị Phùn Dảu Dếnh, thôn Ngàn Vàng Trên cho biết: “Phụ nữ ở thôn này nhiều người không biết chữ lắm, nên rất ngại giao tiếp. Đợt vừa rồi, khi họp thôn, được cán bộ, lãnh đạo xã phân tích, chia sẻ những cái lợi khi biết đọc, biết viết, biết tính toán, tôi đã mạnh dạn đăng kí đi học lớp xóa mù chữ này. Sau một thời gian đi học, giờ ra xã làm các thủ tục giấy tờ cho con, cho bản thân tôi đã có thể tự ký tên thay vì điểm chỉ như những lần trước”.
Tại các thôn bản vùng sâu, vùng xa trên địa bàn huyện Bình Liêu, phần lớn chị em tái mù chữ. Một số người chưa nói thạo tiếng Kinh, do đó các xã đã cử cán bộ đến từng thôn, bản, từng gia đình để tuyên truyền, vận động bà con đi học.
Tại các thôn bản vùng sâu, vùng xa trên địa bàn huyện Bình Liêu, phần lớn chị em tái mù chữ. Một số người chưa nói thạo tiếng Kinh, do đó các xã đã cử cán bộ đến từng thôn, bản, từng gia đình để tuyên truyền, vận động bà con đi học.
Những ngày đầu vận động bà con đi học cũng gặp không ít khó khăn bởi ban ngày họ lên rừng làm nhựa thông, đi làm thuê, nhiều người ngủ lại trên rừng để tiện cho công việc. Có gia đình phải đi nhiều ngày mới gặp. Nhiều chị em có nhu cầu đi học, lại có tâm lý e ngại công việc gia đình, chồng con, do đó, ngoài vận động để các chị đi học, cán bộ xã còn phải làm công tác tư tưởng để động viên người chồng giúp vợ làm một số công việc gia đình để vợ đi học.
Những ngày đầu vận động bà con đi học cũng gặp không ít khó khăn bởi ban ngày họ lên rừng làm nhựa thông, đi làm thuê, nhiều người ngủ lại trên rừng để tiện cho công việc. Có gia đình phải đi nhiều ngày mới gặp. Nhiều chị em có nhu cầu đi học, lại có tâm lý e ngại công việc gia đình, chồng con, do đó, ngoài vận động để các chị đi học, cán bộ xã còn phải làm công tác tư tưởng để động viên người chồng giúp vợ làm một số công việc gia đình để vợ đi học.
Cô Phan Thị Hiền – giáo viên xóa mù chữ thôn Ngà Pạt, xã Lục Hồn cho biết: “Chúng tôi cố gắng, kiên trì để bà con đến được gần hơn với con chữ. Để duy trì sĩ số lớp học, tôi cũng thường xuyên trao đổi với cán bộ thôn, xã thực hiện tốt công tác dân vận để người dân tin tưởng, gần gũi, hiểu được việc học chữ rất có ích, từ đó họ sẽ xóa bỏ tâm lý e ngại, chịu khó đến lớp. Sau 3 tháng mở lớp, số học viên vẫn duy trì được nền nếp, không có học viên bỏ học giữa chừng”.
Cô Phan Thị Hiền – giáo viên xóa mù chữ thôn Ngà Pạt, xã Lục Hồn cho biết: “Chúng tôi cố gắng, kiên trì để bà con đến được gần hơn với con chữ. Để duy trì sĩ số lớp học, tôi cũng thường xuyên trao đổi với cán bộ thôn, xã thực hiện tốt công tác dân vận để người dân tin tưởng, gần gũi, hiểu được việc học chữ rất có ích, từ đó họ sẽ xóa bỏ tâm lý e ngại, chịu khó đến lớp. Sau 3 tháng mở lớp, số học viên vẫn duy trì được nền nếp, không có học viên bỏ học giữa chừng”.
Cô Hiền cũng chia sẻ thêm “Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi cũng luôn trăn trở, suy nghĩ tìm mọi phương pháp giảng dạy gần gũi nhất với đời sống và khả năng, nhận thức của bà con để bà con dễ hiểu, dễ nhớ. Đồng thời, kết hợp vừa dạy chữ, vừa dạy cho bà con biết cách vệ sinh phòng bệnh, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; cách phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm...”.
Cô Hiền cũng chia sẻ thêm “Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi cũng luôn trăn trở, suy nghĩ tìm mọi phương pháp giảng dạy gần gũi nhất với đời sống và khả năng, nhận thức của bà con để bà con dễ hiểu, dễ nhớ. Đồng thời, kết hợp vừa dạy chữ, vừa dạy cho bà con biết cách vệ sinh phòng bệnh, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; cách phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm...”.
Để chuẩn bị tốt nhất cho bà con đến lớp, ngoài giáo án đặc biệt chuyên dụng cho chương trình xóa mù chữ, Trung tâm học tập cộng đồng các xã còn chuẩn bị bộ phấn trắng, bảng, vở, bút cho bà con.
Để chuẩn bị tốt nhất cho bà con đến lớp, ngoài giáo án đặc biệt chuyên dụng cho chương trình xóa mù chữ, Trung tâm học tập cộng đồng các xã còn chuẩn bị bộ phấn trắng, bảng, vở, bút cho bà con.
Ông Nông Thanh Sơn – Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm chia sẻ “Để động viên, khuyến khích bà con đi học, ngoài hỗ trợ sách vở xã cũng trích kinh phí mua đèn pin ... Với mục tiêu không để bà con các thôn, bản vùng cao không biết chữ, hàng năm xã cũng phối hợp với Phòng GD&ĐT, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên huyện mở các lớp xóa mù chữ, sau xóa mù chữ. Thời gian dạy trung bình mỗi lớp là 4-5 tháng, tuy nhiên có một số lớp kéo dài do bà con tập trung mùa vụ, do ảnh hưởng thời tiết…”.
Ông Nông Thanh Sơn – Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm chia sẻ “Để động viên, khuyến khích bà con đi học, ngoài hỗ trợ sách vở xã cũng trích kinh phí mua đèn pin ... Với mục tiêu không để bà con các thôn, bản vùng cao không biết chữ, hàng năm xã cũng phối hợp với Phòng GD&ĐT, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên huyện mở các lớp xóa mù chữ, sau xóa mù chữ. Thời gian dạy trung bình mỗi lớp là 4-5 tháng, tuy nhiên có một số lớp kéo dài do bà con tập trung mùa vụ, do ảnh hưởng thời tiết…”.
>>> Mời độc giả xem thêm video Lớp học đặc biệt của công nhân (Nguồn: VTV24)

GALLERY MỚI NHẤT