Những loại sâu bọ 'độc nhất vô nhị' đắt đỏ, thực khách săn lùng

Ở Việt Nam, có những món đặc sản hiếm có từ sâu bọ không phải ai cũng có gan để thử nhưng một khi đã ăn thì phát nghiền. Nhiều loại khá hiếm, luôn được dân nhậu săn lùng dù giá đắt đỏ.

Đuông

Đuông là ấu trùng của sâu, sinh sống ở phần mềm bên trong ngọn của các loại cây thuộc họ cau như cây dừa, cau, cây đủng đỉnh... Trong đó, có hai loại đuông phổ biến là đuông dừa và đuông chà là với kích thước và màu sắc khác nhau. Nhưng quý nhất và hiếm nhất là đuông chà là.

Những người dân sống ở Cà Mau cho biết mỗi ngọn chà là chỉ có duy nhất 1 con đuông. Hơn nữa, phải là chà là mọc hoang trong cánh rừng ngập mặn mới có đuông. Đây là côn trùng tự nhiên, không nuôi trồng được. Do đó, chúng rất hiếm, nhiều người tìm mua về thưởng thức.

Nhung loai sau bo 'doc nhat vo nhi' dat do, thuc khach san lung

Đuông chà là khá giống với đuông dừa nhưng kích thước lớn hơn (Ảnh: Arttimes)

Đuông chà là khá giống với đuông dừa nhưng kích thước lớn hơn, chúng có màu trắng muốt, thân không có lông tơ hay phần ruột đen như nhiều loại đuông khác. Một con đuông chà là có giá khoảng 65.000 đồng.

Đuông dừa là đặc sản độc đáo có một không hai ở xứ dừa Đồng bằng Sông Cửu Long. Đuông chấm nước mắm ăn sống là một trong những món ăn được ưa chuộng nhất. Tuy vậy, không phải ai cũng dám thử món đặc sản này vì đuông có hình dạng giống con sâu non, thân mềm nhũn, màu trắng sữa, di chuyển bằng cách trườn tới trườn lui, có thể khiến người ta khóc thét khi lần đầu nhìn thấy.

Vì là món ăn ngon, được nhiều người ưa chuộng nên ngày nay, không ít hộ dân tìm cách nuôi đuông dừa để bán kiếm lời. Nhưng đây vẫn là loại sinh vật gây hại nên đã bị cấm nhân, nuôi đuông dừa dưới mọi hình thức. Trên thị trường, đuông dừa được bán với giá từ 10.000-20.000 đồng/con.

Sâu tằm

Trước kia, mọi người thường chỉ ăn nhộng tằm. Nhưng hiện nay, tằm tươi sống được nhiều người mua về chế biến thành đủ món. Chúng được săn mua vì được quảng cáo như một loại thực phẩm siêu chức năng, thậm chí tốt hơn cả sâm nhung, ăn lại có vị bùi, béo ngậy và thơm ngon.

Nhung loai sau bo 'doc nhat vo nhi' dat do, thuc khach san lung-Hinh-2

Tằm tươi sống được nhiều người mua về chế biến thành món ăn. (Ảnh: Như Băng)

Vì thế, người nuôi cũng chuyển sang nuôi tằm làm thực phẩm nhiều hơn. Song, mua được tằm tươi sống không hề dễ, khách thường phải đặt trước vì tằm chín theo lứa. Giá bán tằm dao động từ 150.000-200.000 đồng/kg, tùy loại.

Sâu chít

Sâu chít sống trong thân cây chít, là đặc sản đặc biệt của người dân Tây Bắc. Loại sâu này vừa có thể làm thực phẩm vừa là vị thuốc có nhiều công dụng quý. Được cho là “đông trùng hạ thảo" (một loại dược liệu quý của Trung Quốc), sâu chít được nhiều người lùng mua.

Nhung loai sau bo 'doc nhat vo nhi' dat do, thuc khach san lung-Hinh-3

Sâu chít thường dùng để ngâm rượu hoặc chế biến thành các món ăn (Ảnh: Báo Lào Cai)

Trên thị trường, sâu chít tươi được bán với giá khoảng 1 triệu đồng/kg, còn loại sâu chít đã tách ra và sấy khô có mức giá khoảng 4-6 triệu đồng/kg (tùy kích cỡ).

Sâu măng

Sâu măng (sâu tre) là loại sâu sống trên cây măng và là đặc sản của người dân ở những vùng núi như Sơn La, Mường Lát (Thanh Hoá). Sâu măng to bằng đầu đũa, dài cỡ 2 đốt ngón tay.

Nhung loai sau bo 'doc nhat vo nhi' dat do, thuc khach san lung-Hinh-4

Sâu măng là loại sâu sống trên cây măng (Ảnh: Dân Trí)

Sâu măng gần giống với sâu chít nhưng mọi người thường mua về chế biến chứ không ngâm rượu. Món ngon nhất, đơn giản và hấp dẫn là sâu măng xào lá chanh. Sâu măng tại thị trấn Mường Lát có giá từ 150.000-200.000 đồng/kg. Về đến Hà Nội, giá sâu măng có thể lên tới nửa triệu/kg.

Sâu muồng

Sâu muồng là ấu trùng của loài sâu trên cây muồng, có màu xanh như lá cây. Ở vùng miền Trung - Tây Nguyên, cây muồng thường được trồng để cây tiêu bám vào, còn loài sâu này chỉ ăn lá muồng nên nông dân không phun thuốc trừ sâu, chờ đến khi chúng đóng kén thì thu hoạch.

Nhung loai sau bo 'doc nhat vo nhi' dat do, thuc khach san lung-Hinh-5

Nhộng sâu muồng sau khi đã được chế biến rất bắt mắt và thơm ngon (Ảnh: Dân Trí)

Cũng giống như nhộng tằm, bạn có thể chiên, xào, lăn bột, luộc hay thậm chí ăn sống. Sâu muồng có vị bùi béo đặc trưng của các loại ấu trùng sâu, thường người dân đợi cho loài sâu này đóng kén rồi mới thu hoạch, chế biến làm thức ăn.

Là đặc sản ở vùng đất Tây Nguyên nhưng nhộng sâu muồng được không ít người dân Hà thành yêu thích dù giá bán lên tới 200.000 đồng/kg.

Sâu cát

Gọi là sâu cát vì nó thường sống sâu trong cát và có hình dáng giống với loài giun. Nó còn có tên gọi khác là trùn biển, sá sùng. Sâu cát được tìm thấy nhiều ở vùng bờ biển Quảng Ninh.

Nhung loai sau bo 'doc nhat vo nhi' dat do, thuc khach san lung-Hinh-6

Sá sùng là món quà đặc biệt từ biển, mang giá trị dinh dưỡng cao (Ảnh: VTC News)

Khi còn tươi, sá sùng giống con giun, có độ dài khoảng 5-10cm, cá biệt có con dài 15-40cm. 1kg sá sùng tươi có giá 200.000 đồng, loại khô lên tới 4-5 triệu đồng/kg. Sá sùng đắt đỏ bởi có hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể dùng để chữa nhiều bệnh, đặc biệt được quý ông sử dụng như thần dược tăng cường sinh lực. Xưa kia, sá sùng là một trong những hải sản quý hiếm, thường được dùng làm cống vật cho vua, quan.

Trong chế biến món ăn, sá sùng được xem như loại mì chính đặc biệt. Sá sùng tươi được dùng để nấu canh, xào với tỏi tươi hay rang chấm với tương ớt. Sá sùng khô được hầm cùng xương dùng trong các món liên quan đến phở, bún.

 

Bị gan nhiễm mỡ nên ăn ngay những thực phẩm này

Bị gan nhiễm mỡ bạn cần chú ý bổ sung thực phẩm dưới đây ngay hôm nay nhé.

Gan là cơ quan quan trọng của cơ thể. Tuy nhiên không phải ai cũng có một lá gan khỏe mạnh. Gan nhiễm mỡ là một trong những vấn đề phổ biến nhất hiện nay. Vậy bị gan nhiễm mỡ nên kiêng gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nhưng thông tin hữu ích cho bạn.

Định nghĩa và phân loại gan nhiễm mỡ

Bi gan nhiem mo nen an ngay nhung thuc pham nay

Ngô là thực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡ.

Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ chiếm hơn 5% trọng lượng lá gan.

Tùy thuộc vào hàm lượng mỡ trong gan, bệnh được chia thành ba loại:

Nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ

Bệnh gan nhiễm mỡ nếu để lâu sẽ dẫn đến nhiều biến chứng như xơ gan và thậm chí là ung thư gan. Nguyên nhân của gan nhiễm mỡ rất đa dạng. Trong đó có các nguyên nhân chủ yếu sau: Uống nhiều rượu bia, béo phì hoặc suy dinh dưỡng, tăng mỡ máu hoặc nhiễm viêm gan virus, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hằng ngày không hợp lý. Do một số bệnh lý và các tác dụng phụ của thuốc gây ra. Đồng thời nó cũng có nguyên nhân từ yếu tố di truyền gia đình.

Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì?

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất với bệnh nhân gan nhiễm mỡ. Bệnh nhân gan nhiễm mỡ cần có chế độ ăn uống riêng. Cần xây dựng một chế độ ăn có thể kiểm soát và ngăn ngừa gan nhiễm mỡ. Một số món ăn trị gan nhiễm mỡ cần được lưu ý là:

Các loại rau xanh, hoa quả tươi: Các thực phẩm này giúp mát gan, tăng cường chức năng gan. Đồng thời bổ sung chất xơ cho cơ thể. Các loại vitamin A và E có tác dụng tránh tích tụ thêm mỡ trong gan. Đây không chỉ là một món ăn điều trị gan nhiễm mỡ, mà nó còn đóng vai trò như thực phẩm chức năng. Vậy gan nhiễm mỡ nên ăn trái cây gì? Dưới đây là một số loại rau, củ, quả được khuyên dùng:

Ngô (bắp): Trong ngô chứa nhiều axit béo chưa bão hòa có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo và cholesterol cho cơ thể. Đây là phương thuốc hiệu quả để điều trị bệnh gan nhiễm mỡ.

Nấm: Trong nấm chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp làm giảm cholesterol trong máu và trong tế bào gan.

Rau cần: Chứa lượng các vitamin và khoáng chất có tác dụng mát gan, thúc đẩy quá trình bài tiết chất thải và làm sạch huyết dịch.

Bưởi, cam chanh, táo, ổi: Thường xuyên ăn các loại trái cây giàu vitamin C là cách phòng và hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ tốt nhất với tác dụng thanh lọc, giải độc cho gan.

Rau tươi: Những loại rau tươi như cải cúc, cải xanh, rau muống hoặc những loại quả như mướp đắng, cà chua, dưa chuột, dưa gang... có tác dụng giải nhiệt, làm mát gan, đều là những thực phẩm có lợi khi bị gan nhiễm mỡ.

Hành: Chứa nhiều dưỡng chất giúp làm giảm chất béo trong gan và máu, ngăn ngừa sự hình thành mảng bám, hạn chế dẫn đến biến chứng bệnh như xơ vữa động mạch.

Tỏi: Chất allicin trong tỏi có tác dụng làm giảm cholesterol xấu và giảm lượng mỡ trong máu, giảm cả lượng chất béo trong gan, cải thiện chức năng gan.

Lá sen: Giúp giảm mỡ máu, gairm béo và chống sự tích tụ mỡ trong tế bào gan. Dùng để uống hoặc nấu cháo lá sen.

Đậu phụ: Thực phẩm này giúp làm giảm sự tích tụ chất béo trong gan vì ít chất béo, giàu protein, chứa nhiều canxi, vitamin A, sắt và magiê …

Nhộng tằm: Nghe có vẻ lạ nhưng nhộng tằm có tác dụng rất tốt trong việc giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Rất hữu dụng cho người mắc bệnh gan nhiễm mỡ do béo phì. Đây là một món ăn trị gan nhiễm mỡ tốt mà ít người biết.

Cá tươi: Ngoài ra cá tươi cũng rất được khuyến khích. Bởi cá chứa nhiều protein nhưng chất béo lại rất ít. Giảm gánh nặng cho gan mà vẫn cung cấp được đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Các loại thảo dược thiên nhiên: A-ti-sô, trà xanh, lá sen có tác dụng trong việc giảm lượng mỡ trong gan. Thanh nhiệt, điều hòa cơ thể đồng thời chống tích tụ mỡ ở gan.

Thói quen ăn rau tưởng tốt hoá ra lại gây hại, tổn thương gan

Mọi người thường nghe tới tổn thương gan do virus, rượu, ăn đồ mốc. Nguyên nhân ít ai ngờ tới lại là do nhiễm ký sinh trùng.

Không ngờ ăn rau lại nhiễm sán

Trong quá trình thăm khám, GS.TS.BS Nguyễn Văn Đề - nguyên Trưởng Bộ môn Ký sinh trùng (Đại học Y Hà Nội), chuyên gia đầu ngành về ký sinh trùng tại Việt Nam đã từng gặp rất nhiều trường hợp bị tổn thương gan do nhiễm ký sinh trùng.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.