Những loại dịch bệnh dễ bùng phát năm 2015 tại Việt Nam

(Kiến Thức) - Dịch ho gà, sởi,  sốt xuất huyết, thủy đậu là những loại dịch bệnh dễ bùng phát năm 2015, nếu không tiêm chủng đầy đủ.

Thống kê của Cục Y tế dự phòng, ngay từ những tháng đầu năm 2015, tình hình bệnh dịch diễn biến hết sức phức tạp.
Trong tháng 1/2015, đã có 133 ca mắc sởi tại 10 tỉnh, thành. Cùng với sự xuất hiện của sởi thì các ca mắc ho gà nhập viện có xu hướng gia tăng hai năm gần đây, đặc biệt là ở Hà Nội, trong khi trước đây bệnh ho gà rất ít. Tại Bệnh viện Nhi trung ương vào tháng 1/2015 có 21 ca mắc ho gà nhập viện, với các triệu chứng ho nhiều, ho dai dẳng. 
Nhung loai dich benh de bung phat nam 2015 tai Viet Nam
 Nhiều bệnh dịch nguy hiểm đang có nguy cơ quay trở lại do không tiêm phòng.
Bên cạnh sởi, ho gà thì số lượng trẻ mắc các bệnh như thủy đậu, chân tay miệng, rubella cũng ra tăng nhanh chóng.
Trong 2 tháng đầu năm, cả nước nghi nhận tới 3.640 ca bệnh sốt xuất huyết. Đáng nói, trong đó có 3 trường hợp đã tử vong tại Đồng Nai và Long An. Số ca mắc sốt xuất huyết vẫn đang tăng ở nhiều tỉnh thành khác trong cả nước. Tính từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận hơn 5.200 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 38 tỉnh thành.
Theo Cục Y tế dự phòng năm 2015 tình hình bệnh dịch có nhiều diễn biết bất thường nhiều bệnh có nguy cơ bùng lên thành dịch nếu các bé không được tiêm phòng đầy đủ.
Cục Y tế dự phòng cũng lý giải, sở dĩ diễn biến bệnh dịch khó lường hơn do nhiều nguyên nhân: Đầu tiên do các bà mẹ không nắm được hoặc biết không rõ ràng lịch tiêm chủng cho con, cũng như loại vắc xin con cần tiêm sau khi sinh là gì... Đặc biệt với những trẻ dưới 1 tuổi do đó không chủ động cho con em mình đi tiêm chủng.
Nguyên nhân thứ 2 là do tâm lý chờ đợi tiêm vắc xin dịch vụ mà không đưa trẻ đi tiêm chủng theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng. Đó là sai lầm nghiêm trọng, vì chương trình tiêm chủng mở rộng luôn đảm bảo đầy đủ vắc xin để tiêm cho trẻ đảm bảo đúng lịch.
Một nguyên nhân quan trọng nữa là hiện nay một số loại vắc xin tiêm dịch vụ như vắc xin vắc xin 6 trong 1- Infanrix Hexa, vắc xin 5 trong 1 Pentaxim không được các nhà sản xuất cung cấp một cách ổn định do đó dẫn đến tình trạng khan hiếm vắc xin.
Bên cạnh đó vắc xin tiêm phòng Sởi trong vắc xin phòng Sởi và Rubella hoặc trong vắc xin phòng bệnh Sởi, Quai bi, Rubella có lịch tiêm chủng vào lúc trẻ 12 tháng tuổi nên nhiều trẻ chưa được tiêm vắc xin đã nhiễm bệnh từ trước.
Ngoài ra nhiều ông bố, bà mẹ, chính là người đẩy con mình vào nguy cơ nhiễm bệnh dịch cao hơn, không đưa con đi tiêm chủng, vì sợ phản ứng sau tiêm chủng cho trẻ, sợ trẻ ốm...
Cục Y tế dự phòng cũng khuyến cáo để ngăn ngừa bệnh dịch và nguy cơ nhiễm bệnh ở trẻ thì" Trẻ em cần phải được tiêm chủng vắc xin đầy đủ và đúng lịch trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Đối với trẻ bắt buộc phải hoãn tiêm cần liên hệ với cán bộ y tế xã, phường để được tiêm bù ngay trong thời gian sớm nhất có thể.
Để phòng bệnh ho gà, trẻ cần được tiêm vắc xin lúc 2 tháng tuổi, phòng bệnh sởi trẻ cần được tiêm vắc xin phòng sởi mũi 1 lúc 9 tháng tuổi.
Việc tiêm vắc xin phòng bệnh, thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng, không chỉ là tự nguyện, mà còn được quy định bắt buộc (theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm). Nếu trẻ không được tiêm vắc xin phòng bệnh, sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh, đồng thời khi trẻ mắc bệnh là nguồn lây nhiễm trong cộng đồng.

Những loại dịch bệnh cần cảnh giác khi vào hè

(Kiến Thức) - Bộ Y tế vừa tổ chức thông tin về công tác phòng chống dịch bệnh mùa hè, theo đó rất nhiều loại dịch bệnh được cảnh báo sẽ bùng phát trong mùa hè nếu không kiểm soát tốt.

Cúm A(H5N1): Ở Việt Nam đã ghi nhận 2 trường hợp tử vong do cúm A(H5N1) tại Bình Phước và Đồng Tháp, các trường hợp này đều có tiền sử tiếp xúc, giết mổ gia cầm bị bệnh.

Cúm A(H5N1): Ở Việt Nam đã ghi nhận 2 trường hợp tử vong do cúm A(H5N1) tại Bình Phước và Đồng Tháp, các trường hợp này đều có tiền sử tiếp xúc, giết mổ gia cầm bị bệnh. 

Theo nhận định của Bộ Y tế, nước ta vẫn ghi nhận rải rác các ổ dịch trên các đàn gia cầm, thêm vào đó vi rút cúm A(H5N1) không gây bệnh ở các đàn thủy cầm nên khó khăn cho việc phát hiện và xử lý sớm ổ dịch trên gia cầm, tiềm ẩn nguy cơ lây truyền vi rút và gây bệnh ở người.
 Theo nhận định của Bộ Y tế, nước ta vẫn ghi nhận rải rác các ổ dịch trên các đàn gia cầm, thêm vào đó vi rút cúm A(H5N1) không gây bệnh ở các đàn thủy cầm nên khó khăn cho việc phát hiện và xử lý sớm ổ dịch trên gia cầm, tiềm ẩn nguy cơ lây truyền vi rút và gây bệnh ở người.

Những đe dọa sức khỏe tiềm ẩn năm 2015

(Kiến Thức) - Nguy cơ dịch bệnh được các nhà khoa học dự đoán trong năm 2015 như sau.

Nhung de doa suc khoe tiem an nam 2015
1. Virus Chikungunya. Do virus từ một loài muỗi thuộc nhóm Aedes truyền qua. Thời gian ủ bệnh khoảng 4 đến 7 ngày. Bệnh nhân sốt cao đột ngột, đau nhức dữ dội các khớp cổ tay, bàn tay và bàn chân làm cho bệnh nhân không thể đi thẳng được. 
Nhung de doa suc khoe tiem an nam 2015-Hinh-2
 Cho đến nay, tất cả các bang ở Mỹ đều có trường hợp nhiễm virus này và có khả năng con số ca nhiễm bệnh sẽ tăng lên năm 2015. Hiện tại, vẫn chưa có thuốc chữa trị khi virus này nhiễm nặng. Điều may mắn là virus này không lây qua người, vậy nên bạn cần phòng tránh quần áo kín hay thuốc xịt muỗi khi đi qua những vùng như biển Caribbean, Trung Mỹ, Nam Mỹ. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Bí quyết giữ dáng đẹp da của sao việt từ sữa hạt

Bí quyết giữ dáng đẹp da của sao việt từ sữa hạt

Trào lưu dùng sữa hạt gần đây đã càn quét mọi ngóc ngách khiến chị em mê mệt ngay cả những người nổi tiếng cũng liên tục chia sẻ những bí quyết để ngày càng trẻ đẹp với loại thực phẩm đặc biệt này.
Sáng kiến công nghệ từ Bộ Y tế hỗ trợ chăm sóc dinh dưỡng mẹ bầu và trẻ nhỏ

Sáng kiến công nghệ từ Bộ Y tế hỗ trợ chăm sóc dinh dưỡng mẹ bầu và trẻ nhỏ

(Kiến Thức) - Mang thai là một hành trình đầy hạnh phúc nhưng cũng đầy nhọc nhằn của mẹ. Mẹ sẽ phải xoay xở với hàng ngàn câu hỏi, băn khoăn, đặc biệt là khi mang thai lần đầu. Nhưng với sự hỗ trợ của công cụ này, mẹ sẽ an tâm rằng mọi vấn đề sức khỏe và dinh dưỡng thai kỳ đều đã có lời giải đáp.