Truyền thông Trung Quốc từng đưa tin một đứa trẻ 7 tuổi ở Dương Giang, Quảng Đông, rơi vào tình trạng hôn mê sâu sau khi ăn quá nhiều vải thiều khi bụng đói. Điều này khiến các bác sĩ, chuyên gia sức khỏe phải chính thức lên tiếng, cảnh báo mọi người không được ăn quá nhiều quả vải, cũng không được ăn vải trong lúc đói, bởi quả thực sẽ sinh bệnh, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Ảnh minh họa. |
Vậy bệnh vải thiều là gì?
Nói một cách đơn giản, ăn quá nhiều vải khi bụng đói sẽ gây ra phản ứng hạ đường huyết. Có thể xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, hồi hộp, da xanh xao, mệt mỏi, đau bụng và tiêu chảy. Trong trường hợp nghiêm trọng , bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng chân tay lạnh, mạch đập ngắt quãng, huyết áp giảm, thậm chí co giật và hôn mê đột ngột. Nếu không điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Vải rất ngọt, tại sao lại khiến lượng đường trong máu thấp đi?
Năm 2017, "Lancet Global Health" đã công bố một nghiên cứu về "Bệnh vải thiều" hay "Say vải thiều", vén màn bí ẩn về sự thật tưởng như mâu thuẫn này.
Qua điều tra gần 400 trẻ em, người ta đã tìm ra 4 yếu tố quan trọng dẫn đến sự xuất hiện của "bệnh vải thiều" là bệnh nhân trẻ em + bụng đói + ăn nhiều + vải chưa chín.
Trái vải chứa nhiều đường fructose, khi đi vào cơ thể qua niêm mạc đường tiêu hóa, men invertase trong gan có thể chuyển hóa thành glucose. Ăn quá nhiều vải một lúc sẽ khiến invertase bị "hết hàng" một cách nghiêm trọng, điều này khiến một lượng lớn đường fructose bị ứ ngập trong mạch máu và không thể chuyển hóa thành glucose, cuối cùng sẽ dẫn đến tiết quá nhiều insulin và hạ đường huyết.
Ảnh minh họa. |
Trên thực tế, không chỉ trẻ em mà người lớn cũng có thể mắc bệnh vải thiều, nhưng người lớn có khả năng cân bằng đường huyết tốt hơn người già và trẻ em, ngoài ra bệnh của trẻ em phát triển nhanh hơn nên các triệu chứng xuất hiện nhanh hơn, mạnh mẽ hơn.
Cách ăn vải đúng nhất
1. Không nên ăn nhiều hơn 200-350 gram mỗi ngày, khoảng 10 quả vải. Tuy nhiên, tốt nhất là trẻ em không nên ăn quá 5 quả/ngày, người già và người tiểu đường không ăn, nếu quá thèm cũng chỉ ăn vài quả.
2. Tốt nhất không nên ăn vải khi bụng đói. Nên ăn các loại trái cây nhiều đường như vải khoảng nửa giờ sau bữa ăn chính.
3. Không ăn vải chưa chín.
4. Quả vải có tính ôn, nếu ăn quá nhiều sẽ dễ nóng trong người. Nhúng vải vào nước muối nhạt, để trong tủ lạnh một lúc, khi ăn thì lấy ra để ở nhiệt độ phòng sẽ tốt hơn.
Ảnh minh họa. |
Nên làm gì nếu mắc bệnh vải thiều?
1. Nếu chỉ có các triệu chứng nhẹ như chóng mặt, mệt mỏi, vã mồ hôi thì nên đi nằm ngay lập tức, uống nước đường glucose hoặc nước đường trắng, bổ sung glucose kịp thời để làm giảm các triệu chứng hạ đường huyết.
2. Nếu xảy ra các triệu chứng nghiêm trọng như co giật, suy sụp, sốc,… cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để điều trị ngay lập tức.
Mời quý độc giả theo dõi video: Vài thiều Việt Nam "cháy hàng" tại Nhật Bản.