Những lần sinh nhật Bác qua lời kể đầu bếp Trung Quốc

Nhân kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí minh, phóng viên đã tìm gặp đầu bếp Thiệu Vinh Lễ và được ông kể về những lần sinh nhật Bác. 

Nhân dịp kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5), phóng viên TTXVN tại Trung Quốc đã tìm gặp đầu bếp Thiệu Vinh Lễ, người đích thân nấu tất cả các bữa ăn cho Bác Hồ mỗi dịp Người sang Quảng Đông.
Trên cương vị là Chủ tịch nước, hằng năm, vào ngày sinh của mình, Bác Hồ thường đi làm việc hoặc đến thăm hỏi một số nơi để tránh những nghi lễ phiền phức, tốn kém. Có năm, vào dịp ngày sinh của Bác, Người sang công tác tại Trung Quốc. Đó cũng là cơ hội để đầu bếp Thiệu Vinh Lễ được vinh dự phục vụ Bác.
Nhung lan sinh nhat Bac qua loi ke dau bep Trung Quoc
Đầu bếp Thiệu Vinh Lễ. Ảnh: Tường Thu/Vietnam+.  
Đầu bếp Thiệu Vinh Lễ kể lại: “Tôi còn nhớ từ năm 1963 đến năm 1969, lần nào Hồ Chủ tịch sang Quảng Đông tôi cũng vinh dự được giao nhiệm vụ làm đầu bếp cho Người. Công việc rất vinh quang nhưng cũng đòi hỏi sự tỷ mỷ và cẩn trọng cao độ, nhất là với một đầu bếp trẻ như tôi lúc bấy giờ.”
Theo sơ lược lịch sử được ghi trong cuốn "Hồ Chí Minh với Quảng Đông-Hong Kong" do Nhà Xuất bản Tri thức thế giới xuất bản năm 2010, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng 9 lần sang thăm Quảng Đông, trong đó có 3 lần vào đúng dịp sinh nhật của Người.
Lần sinh nhật thứ 74 là năm 1964, khi đó, Bí thư Tỉnh ủy Âu Mộng Giác đã thay mặt Tỉnh ủy Quảng Đông đến chúc thọ và mời cơm Hồ Chủ tịch. Đầu bếp Thiệu Vinh Lễ kể lại đó là bữa cơm khá đơn giản, không khác biệt với hàng ngày là mấy, bởi Người đã từng nói: “Tôi sang đây vào dịp này là để tránh việc chúc thọ trong nước. Vì vậy, tôi yêu cầu các đồng chí cũng không tổ chức chúc thọ tôi ở đây.”
“Hồ Chủ Tịch bình thường ăn uống rất đơn giản, vào dịp sinh nhật có khách cũng chỉ thêm một vài món, khi đó tôi sẽ hầm canh cầu kỳ và bổ hơn. Tôi nhớ rõ là Hồ Chủ tịch rất thích ăn gà luộc và móng lợn sữa quay. Người còn có thói quen là bất luận thế nào cũng phải ăn hết thức ăn đã nấu ra, không được bỏ. Vì vậy, chúng tôi cũng không chuẩn bị quá nhiều món, nếu không Thư ký Vũ Kỳ sẽ phải ăn hết,” đầu bếp Thiệu nhớ lại.
Hơn nửa thế kỷ trôi qua, hiện đầu bếp Thiệu Vinh Lễ vẫn giữ lại thực đơn đã nấu cho Bác Hồ khi đó, mỗi bữa có 4 món ăn và một loại canh, trong đó có 2 món thịt, 2 món rau phần lớn đều được chế biến từ gà ta, thịt bò, cá, tôm...; đặc biệt ngoài rau xanh ông còn kết hợp với các vị thuốc Bắc để tẩm bổ, dưỡng bệnh.
Nhung lan sinh nhat Bac qua loi ke dau bep Trung Quoc-Hinh-2
Thực đơn do đầu bếp Thiệu chuẩn bị cho Bác. Ảnh: Tường Thu/Bắc Kinh.  
Mỗi bữa ăn đều phải suy xét cân nhắc theo tình trạng sức khỏe của Người. Hàng ngày đầu bếp Thiều đều đích thân đi lấy thực phẩm về chế biến, kể cả những khi Bác yêu cầu Thư ký Vũ Kỳ nấu ăn để cho đầu bếp Thiệu được nghỉ ngơi.

Ngày 19/5/1967 kỷ niệm sinh nhật Người 77 tuổi, Thủ tướng Chu Ân Lai và phu nhân Đặng Dĩnh Siêu đã đáp chuyên cơ từ Bắc Kinh đến khách sạn Tùng Hóa để chúc thọ Người. Khách sạn suối nước nóng Tùng Hóa, nằm ở ngoại ô thành phố Quảng Châu, nơi Bác đã 7 lần đến nghỉ dưỡng.

Bà Tiêu Kính, người phụ trách khu nhà số 1 tại khách sạn Tùng Hóa giới thiệu: “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến đây 7 lần, có 4 lần là Thủ tướng Chu Ân Lai đích thân xuống đón. Tôi được nghe kể lại rằng khi đó Hồ Chủ tịch bị đau chân sang dưỡng bệnh, nhưng chỉ vài ngày sau khi đến đây ngâm nước suối nóng và tập đi bộ ở con đường Thiên Y xứ là Hồ Chủ tịch khoẻ ra, không cần chống gậy để đi nữa.”

Hiện kiến trúc khu nhà Bác ở gần như vẫn nguyên vẹn, từ phòng làm việc, phòng ngủ, phòng khách đến gian bếp, phòng ăn, kể cả sàn nhà lát bằng gỗ đem từ Việt Nam sang. Đầu bếp Thiệu vừa dẫn chúng tôi đi thăm quan vừa hồi tưởng lại những ngày được phục vụ Bác tại đây.

Nhung lan sinh nhat Bac qua loi ke dau bep Trung Quoc-Hinh-3
 Bác Hồ chụp ảnh với tập thể cán bộ, công nhân viên ở Khách sạn Tùng Hóa, Quảng Châu. Đầu bếp Thiệu ngồi hàng 2, thứ 2 từ trái sang. Ảnh: Tường Thu/Bắc Kinh. 
Đến lần sinh nhật cuối cùng của Hồ Chủ tịch khi Người dưỡng bệnh tại khu Ngọc Tuyền Sơn, nằm ở phía Tây Bắc thành phố Bắc Kinh, đầu bếp Thiệu Vinh Lễ cũng đã được điều từ Quảng Đông lên.

Khi đó Người đã rất yếu, dù được chăm sóc tận tình chu đáo, không lâu sau Người trở về Tổ quốc. Không ngờ đó là lần cuối cùng, đầu bếp Thiệu được nấu những bữa cơm cuối cùng cho Hồ Chủ tịch.

Đầu bếp Thiệu Vinh Lễ nói: “Bữa cơm hôm đó rất đặc biệt, đặc biệt ở chỗ chưa bao giờ Bác uống rượu nhưng bữa đó từ quan khách đến nhân viên y tế, bảo vệ hay đầu bếp chúng tôi đều được nâng ly rượu Mao Đài chúc mừng sinh nhật Bác.”

Đối với ông Thiệu, được phục vụ Bác là niềm vinh dự lớn lao, suốt cuộc đời này sẽ không quên được hình ảnh vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam, người bạn lớn của nhân dân Trung Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh - hiền từ, giản dị cùng sự cảm kích về một vĩ nhân luôn thấu hiểu và quan tâm đến mọi người xung quanh mình.

Xúc động hình ảnh giản dị và cao quý của Bác Hồ

(Kiến Thức) - Hình ảnh giản dị và cao quý của Bác Hồ sẽ sống mãi trong trái tim của nhân dân Việt Nam và nhân loại yêu chuộng hoà bình trên thế giới. 

Xuc dong hinh anh gian di va cao quy cua Bac Ho
 Nhân kỷ niệm 125 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Kiến Thức xin trân trọng giới thiệu tới độc giả những bức ảnh giản dị và cao quý của Bác Hồ, được trích ra từ ấn phẩm "Hồ Chủ tịch sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta", xuất bản tháng 11/1970.

Xuc dong hinh anh gian di va cao quy cua Bac Ho-Hinh-2
 Chân dung nhà cách mạng trẻ tuổi Nguyễn Ái Quốc ở Pháp năm 1920.

Xuc dong hinh anh gian di va cao quy cua Bac Ho-Hinh-3
 Tại Đại hội toàn quốc Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tua vào tháng 12/1920, nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc trở thành một trong những người sáng lập ĐCS Pháp.

Xuc dong hinh anh gian di va cao quy cua Bac Ho-Hinh-4
 Chân dung đồng chí Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô năm 1923. Sau Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 5 ở Moscow, người về Quảng Châu hoạt động cách mạng.

Xuc dong hinh anh gian di va cao quy cua Bac Ho-Hinh-5
 Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1945. Người về Việt Nam từ năm 1941 và lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đi đến thắng lợi vào tháng 8/1945.

Xuc dong hinh anh gian di va cao quy cua Bac Ho-Hinh-6
 Hồ Chủ tịch đã nói chuyện với hơn 10 vạn nhân dân thủ đô Hà Nội sau cuộc tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, tháng 2/1946.

Xuc dong hinh anh gian di va cao quy cua Bac Ho-Hinh-7
 Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh thời gian Người dẫn đầu Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang đàm phán chính thức với chính phủ Pháp ngày 31/5/1945.

Xuc dong hinh anh gian di va cao quy cua Bac Ho-Hinh-8
 Hồ Chủ tịch làm việc trong hang đá ở Việt Bắc năm 1951.

Xuc dong hinh anh gian di va cao quy cua Bac Ho-Hinh-9
 Là người sáng lập và lãnh đạo Quân đội Nhân dân Việt Nam, Hồ Chủ tịch đã theo dõi mặt trận suốt thời gian chiến dịch Biên giới năm 1950.

Xuc dong hinh anh gian di va cao quy cua Bac Ho-Hinh-10

Tại căn cứ Việt Bắc, Người và các đồng chí lãnh đạo Đảng đã quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ vào cuối năm 1953. 



Xuc dong hinh anh gian di va cao quy cua Bac Ho-Hinh-11
 Chân dung Hồ Chủ tịch sau ngày toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi.

Xuc dong hinh anh gian di va cao quy cua Bac Ho-Hinh-12
 Đại biểu học sinh trường trung học Trưng Vương (Hà Nội) đến chúc thọ Bác Hồ vào tháng 5/1956.

Xuc dong hinh anh gian di va cao quy cua Bac Ho-Hinh-13
 Người nói chuyện với các học viên trường Nghệ thuật sân khấu trung ương.

Xuc dong hinh anh gian di va cao quy cua Bac Ho-Hinh-14
 “Người ngồi đó với cây chì đỏ/ Vạch đường đi từng bước, từng giờ” - Thơ Tố Hữu.

Xuc dong hinh anh gian di va cao quy cua Bac Ho-Hinh-15
 Hồ Chủ tịch cầm nhịp hát bài “Đoàn kết”.

Xuc dong hinh anh gian di va cao quy cua Bac Ho-Hinh-16
 Người đến thăm các chiến sĩ của lực lượng phòng không bảo vệ Hà Nội năm 1966.

Xuc dong hinh anh gian di va cao quy cua Bac Ho-Hinh-17
 Bác Hồ với các anh hùng và dũng sĩ miền Nam.

Xuc dong hinh anh gian di va cao quy cua Bac Ho-Hinh-18
 Bác Hồ trong trang phục của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Xuc dong hinh anh gian di va cao quy cua Bac Ho-Hinh-19
 Lời của Bác đồng hành cùng dân tộc: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.

Xuc dong hinh anh gian di va cao quy cua Bac Ho-Hinh-20
Hình ảnh giản dị và cao quý của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ sống mãi trong trái tim của nhân dân VN và nhân loại yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới. 

Quái đản hoàng đế giao hoan với xác chết trong quan tài

(Kiến Thức) - Chuyện hoàng đế giao hoan với xác chết trong quan tài những tưởng hoang đường, nhưng lại có thật trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. 

Quai dan hoang de giao hoan voi xac chet trong quan tai
 Từ cổ chí kim hoàng đế háo sắc không ít, các bậc đế vương hoang dâm vô độ cũng chẳng phải hiếm. Nhưng quái đản và hoang dâm như chuyện hoàng đế giao hoan với xác chết trong quan tài trong lịch sử chắc chỉ có một mình Mộ Dung Hy. Chân dung minh họa hoàng đế Mộ Dung Hy. 
Quai dan hoang de giao hoan voi xac chet trong quan tai-Hinh-2
Thời kỳ thập lục quốc, hoàng đế Hậu Yến Mộ Dung Hy nổi tiếng là tên hoàng đế háo sắc. Ông ta trị vị Hậu Yến trong vòng 7 năm. Là một ông vua tàn bạo, ngu dốt, Mộ Dung Hy suốt ngày không lo triều chính mà chỉ tận hưởng cuộc sống sa đọa nơi hậu cung.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới